The Art of Happiness in a Troubled World
- Dalai Lama
PHẦN MỘT
TÔI, CHÚNG TÔI, VÀ HỌ
Chương 3
THÀNH KIẾN (CHÚNG TA CHỐNG LẠI HỌ) Vào năm 1992, một nông dân Croatia tên là Adem đã kể một câu chuyện kinh hoàng. Trong một cuộc phỏng vấn với một phóng viên và tác giả người Mỹ, Peter Maas, Adem cúi gập người xuống, thì thầm tường thuật về những sự kiện quá tàn nhẫn mà chúng dường như đã làm cạn kiệt sức mạnh và tâm hồn từ thân thể của ông. Thậm chí giọng nói của ông có thể dường như biểu lộ nhiều hơn là thì thầm. Những năm về trước, ông nói, những mối quan hệ giữa những người Serb và Croatia đã thoái hóa. Chỉ trong một năm, họ đã thấy những đặc tính cá nhân tan biến, cuốn hút vào trong một thành kiến không có bất cứ một chức năng phân biệt nào: Chúng Ta chống lại Họ. Và rồi thì một đêm nọ, những thái độ thù địch đã trở thành một cơn ác mộng từ việc mà Adem không thể tỉnh táo lại. Đêm hôm ấy, những người Serb từ một làng láng giềng vây bắt ba mươi lăm người đàn ông trong làng của Adem và cắt cổ họ...Mùa thu trước, những kẻ giết người đã giúp những nạn nhân của họ thu hoạch mùa màng. Các người Serb này đã từng là những người bạn của họ, những người đã từng chia sẻ đời sống với họ - và bây giờ, đã đem đến cái chết cho họ một cách không thể hiểu nổi. Hai năm sau, trên một lục địa khác, một mùa xuân dễ thương, và đời sống tốt đẹp cho nhiều người trong một làng quê Phi châu, Nyarubuye. Bạn bè và láng giềng làm việc với nhau trên những cánh đồng, cày cấy mùa màng lúa miến, và, vào những ngày nghĩ, xem lễ ở Thánh đường với nhau. Mặc dù mọi người phân chia khác biệt thành bộ tộc, hoặc là Tutsi hay Hutu, Gitera, một nông dân địa phương nói, "Cuộc sống bình thường. Đối với chúng tôi, cho đến khi nào có một mùa thu hoạch vừa đủ để chúng tôi không phải mua thực phẩm từ cửa hàng, tôi có thể nói là chúng tôi vui mừng." Ngôi làng ở Rwanda, một xứ sở của căng thẳng và xung đột lâu dài giữa hai "sắc tộc chính," Hutu và Tutsi. Vào ngày sáu tháng Tư, 1994, tổng thống người Hutu, Juvénal Habyarimana, bị ám sát, đã làm tan vở một cuộc ngừng bắn mong manh đã có từ việc ký kết hiệp định hòa bình giữa hai nhóm vào mùa thu trước. Vụ ám sát châm ngòi sự phẩn uất và thù hận đã sôi sục từ lâu ngay bên dưới bề mặt, giáng xuống sự diệt chủng thiểu số người Tutsi dưới bàn tay những kẻ thống trị Hutu. Chỉ chín ngày sau, Gitera đã thấy mình sử dụng một chiếc rựa đẩm máu, chém chặt những người láng giềng cạnh nhà đến chết, bà mẹ, những đứa con, mọi người - bên trong thánh đường của làng. Những người Tutsi địa phương đã chạy trốn vào đấy, chắc chắn một nơi tị nạn an toàn có thể được tìm thấy trong một nơi mà họ đã học tập cùng với những người Hutu láng giềng rằng giết người là một tội lỗi. Thay vì thế, bảy nghìn người đàn ông Hutu đã bao vây nhà thờ và tàn sát hầu hết mọi người trong ấy, chém chặt và đánh đập những người hàng xóm cho đến chết với mã tấu và gậy gộc. Gitera đã diễn tả một cảnh kinh khiếp không thể tưởng tượng nổi, thấy "người ta cụt tay cụt chân ... lăn lộn chung quanh và la hét trong kinh hoàng cực độ, không tay không chân..." Gitera cuối cùng thêm rằng, "Những người này là láng giềng của tôi." Những sự kiện như vậy đã và đang xãy ra khắp mọi nơi ở Rwanda, với vô số sự việc - một đứa bé mười tuổi bị chôn sống, một bà nội trợ Hutu đi bộ qua nhà hàng xóm bên cạnh và chém giết những đứa trẻ từng là bạn thân của con cái bà, những chuyện tra tấn không nói ra - khi những gì được tiến hành với những nhóm vũ trang tổ chức kỷ càng gởi tới những thôn xóm tàn sát những người Tutsi biến thành một cuộc tắm máu điên cuồng, một sự miệt mài chém giết bởi thường dân, những người được khuyến khích bởi chính phủ và triệu tập bởi đài truyền thanh nhà nước Rwanda làm náo động lên liên tục một luồng tuyên truyền vô nhân đạo, liên hệ đến người Tutsi như không phải là những con người mà như những "con gián" phải bị tiêu diệt. Nhiều thường dân đã tham gia trong cuộc tàn sát diệt chủng . Những con số của cuộc diệt chủng được là đáng kinh ngạc - phỏng đoán khoảng tám trăm nghìn đến một triệu nông dân Tutsi (cũng như những người Hutu ôn hòa) đã bị tàn sát trong một trăm ngày! Không phải với bom, súng máy, hay lò hơi ngạt - mà hầu hết từng người một, gần bên cạnh, cá nhân. Một nhân chứng báo cáo rằng ông ta đã thấy "chồng giết vợ, vợ giết chồng, láng giềng giết hàng xóm, anh em giết chị em, chị em giết anh em, và con cái giết cha mẹ." Trong một trăm ngày, dường như mọi đặc trưng và mệnh danh xã hội, như chồng, vợ, anh em, chị em, láng giềng, bè bạn, già, trẻ, nông dân, bác sĩ, hay giáo sĩ đều biến mất cả - chi còn hai thứ tồn tại: "chúng ta" và "họ".
*****
"Thưa Đức
Thánh Thiện," tôi bắt đầu, "trong cuộc đàm luận cuối cùng vừa qua, chúng
ta đã tập trung trên tầm quan trọng của sự nối kết với những người
khác, của một cảm giác liên hệ, một mối ràng buộc nhân loại căn bản.
Ngài đã đề cập làm thế nào chúng ta có thể đồng nhất hóa với một nhóm
người mà không đánh mất ý nghĩa tự thân và có nhiều loại nhóm người mà
chúng ta có thể đồng cảm với, cho dù nó là với gia đình, hay cộng đồng,
hay quốc gia chúng ta, v.v... Và trong thực tế có nhiều nghiên cứu về
vấn đề liên hệ xã hội là không chỉ liên kết với hạnh phúc lớn hơn, mà
cũng là với sức khỏe thân thể và tinh thần tốt hơn và nhiều phần thưởng
khác, ngay cả sự sống lâu."Cùng một lúc, chúng ta đã xác định vấn đề rằng một khi chúng ta có một "Chúng Ta" chúng ta cũng sẽ có một cái "Họ", là điều thành lập nên khả năng cho thành kiến, thù hận, và trong những trường hợp cực đoan nhất của những loại vô nhân đạo nơi mà chúng ta sẽ nhận thức những sự khác nhau giữa nhóm của chúng ta và nhóm khác là quá rộng mà chúng ta thậm chí không thể nhận ra họ như những con người. Và từ đấy không chỉ là một bước ngắn đến những hành động hung bạo và ngay cả sự diệt chủng." "Thấy một nhóm khác như 'những người thấp kém' là một thí dụ cực độ về những gì là khuynh hướng tự nhiên để tách biệt chính chúng ta thành "Chúng Tôi" và "Họ" Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Vì thế nhằm để ngăn chặn gốc rể những vấn đề ông đề cập, tôi cảm thấy rằng chúng ta cần nhìn một cách nghiêm khắc vào chính khuynh hướng tự nhiên tách biệt thành những nhóm và nhìn vào thế giới trong dạng thức của Chúng Ta và Họ." "Rồi thì hãy để điều này như đề tài đầu tiên mà chúng ta khám phá hôm nay - khuynh hướng tự nhiên của con người để phân chia chính chúng ta thành những nhóm: 'trong nhóm' và 'ngoài nhóm'." Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như sảng khoái, sẳn sàng để khám phá. "Vâng. Rất tốt!" Nắm bắt ngài vào buổi sáng luôn luôn là một việc tốt đẹp. Tôi nói, "A, trong việc bắt đầu trên trình độ căn bản nhất, trước tiên tôi nghĩ có một căn bản sinh vật học, từ quan điểm tiến hóa, tại sao con người có khuynh hướng tự phân chia chính họ trong cách này. Nhưng dĩ nhiên, như ngài thường nhắc nhở tôi, những thứ này có thể là phức tạp. Do vậy, có thể có nhiều nguyên nhân khác về những thứ phân chia này 'chúng ta và họ', chẳng hạn những nguyên nhân tâm lý. Thí dụ, ngay bây giờ, Cúp Bóng Đá Thế Giới đang diễn ra. Nếu ngài thích một đội nào đó, ngài là một người hâm mộ, và nếu ai đấy hỏi ngài kết quả của một trận nào đấy, ngài không nói, "Ô, họ thắng." Ngài nói, "Chúng tôi thắng!" Ngài biết không, ngài đồng hóa với nhóm thành công. Dĩ nhiên, người ta thích cảm giác tốt đẹp về chính họ. Và một cách làm như thế là bằng việc đồng hóa với một nhóm, nhóm thành công. "Nhưng cũng có thể có một nguy hiểm lớn," tôi tiếp tục. "Năm ngoái, thí dụ, có một sự kiện mà trong ấy hơn một trăm người đã bị giết trong một vụ náo loạn tại một trận bóng đá ở Phi châu. Ngài biết không, điều này nhắc nhở tôi, một người bạn mới nói với tôi về chiều hướng gia tăng của tính lưu manh gây rối quanh thế giới, với những cuộc đột kích, đâm chém, bắn súng bạo động, những người hâm mộ bị dẫm nát trong sự chạy trốn tán loạn của con người - hàng nghìn trường hợp khắp nơi trên thế giới. Ông ta gọi nó là Tệ Nạn Anh Quốc. Và nếu loại bạo động này có thể chỉ nổ ra qua một cuộc tranh chấp tưởng chừng như ôn hòa như một trận đá bóng, thế thì hy vọng nào ở đấy?" tôi thở dài. Trong một khoảnh khắc, cả hai chúng tôi cùng im lặng, rồi tôi tiếp tục. "Nhưng tôi phỏng đoán câu hỏi đầu tiên là, tại sao điều này 'Chúng Ta chống lại Họ' là một đặc trưng tinh thần mạnh bạo của con người?" Đức Đạt Lai Lạt Ma im lặng một lúc lâu trong khi ngài xem xét vấn đề, rồi bắt đầu, "Bây giờ, bản ngã và sự dính mắc đến sự hiện hữu của con người dĩ nhiên là một nét rất tự nhiên. Và tôi nghĩ rằng ý nghĩa của Chúng Ta chỉ đơn giản là sự mở rộng cảm nhận này của bản ngã - nó trở nên mở rộng vì thế người khác được bao gồm trong nó, một cách đặc biệt đối với bà con thân thiết. Ông mở rộng phạm vi của sự đồng nhất hóa, của đặc trưng cá nhân, để bao gồm những người khác, những người mà đối với họ ông tìm sự hổ trợ. Do thế, khi điều này mở rộng, đầu tiên nó mở rộng đến gia đình của ông, rồi nhóm văn hóa của ông, rồi thì quốc gia của ông, bất cứ nơi nào nó liên hệ. "Trong quá khứ cổ xưa, con người cần hợp quần trong những nhóm gần gũi này để hổ trợ bảo đảm cho sự tồn tại. Nếu có sự ganh đua cho những tài nguyên hiếm hoi, thế thì có một thuận lợi để đồng nhất hóa một cách gần gũi với một nhóm đặc thù của họ; nhằm để tự tồn tại, người ta cần những người hổ trợ. Và dĩ nhiên, trong quá khứ, trong những ngày ấy của thế giới là như thế có thể khả dĩ cho những nhóm hay những cộng đồng duy trì cô lập một cách tương đối, để phát triển và lớn mạnh một cách độc lập từ những nhóm khác." Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, "Tuy thế, mặc dù cảm giác Chúng Ta chống lại Họ có thể có một việc tích cực trong quá khứ, hổ trợ cho sự sống còn, sự thật là thế giới đã thay đổi. Thực tế ngày nay là rất khác biệt. Thế giới ngày nay liên hệ hổ tương hơn. Nơi mà tinh thần hợp tác là thiết yếu cho sự tồn tại. Do vậy, những gì có lần đã là màu mở thì bây giờ thật sự lại phản tác dụng, và rất tàn phá một cách tiềm tàng. "Thế nên, chỉ bởi vì chúng ta có thể nói rằng ý nghĩa Chúng Ta chống lại Họ này là điểm tự nhiên, điều đó không có nghĩa rằng chúng ta không nên làm bất cứ điều gì về nó. Mặc dù ý nghĩa của ính ích kỷ này và sự mở rộng cho sinh khởi đến cảm giác Chúng Ta chống lại Họ có thể là tự nhiên, nếu nó đưa đến những hậu quả tiêu cực, thế thì chúng ta cần cố gắng một cách năng động để chống lại khuynh hướng này."
Bạn bè và Những Kẻ Thù Địch
Sự
gợi ý của Đức Đạt Lai Lạt Ma để tìm thấy dấu vết của sự phát triển
những sự phân chia nhóm này không đơn giản như một vấn đề tò mò thông
tuệ. Thấu hiểu căn bản của tiến trình này không chỉ giúp chúng ta thấu
hiểu tại sao chúng ta cư xử theo cung cách chúng ta thực hiện mà cũng
cung cấp khả năng thay đổi thái độ của chúng ta, của việc sáng tạo một
thế giới tốt đẹp hơn, một tương lai tương sáng hơn cho con cháu chúng
ta.Trong việc tìm kiếm tiến trình của việc con người đã phân chia thành những nhóm đôi khi có thể tìm kiếm để tiêu diệt hay tổn hại những người khác, chúng tôi bắt đầu bằng việc phân loại con người thành hai nhóm đặc trưng, trong nhóm và ngoài nhóm (những gì tôi đang liên hệ đến như Chúng Ta và Họ) - những nhóm ấy mà tôi tự xác định như một thành viên, và những nhóm tôi nhận định là khác biệt với tôi, tôi không thuộc vào những nhóm ấy. Tiến trình để phân chia con người thành hai nhóm, Chúng Ta và Họ, là một thí dụ về sự phân loại. Não bộ thật sự thích phân loại mọi thứ nó có thể làm thành những nhóm - phân loại đối tượng, khái niệm, và con người. Tại sao? Chúng ta sống trong một thế giới vô cùng phức tạp, và khả năng của não bộ ứng tiếp thông tin là giới hạn. Phân loại là một trong những chiến lược sắp xếp theo hệ thống thích thú của não bộ để giúp đơn giản hóa sự tuôn chảy cuồn cuộn của thông tin cảm giác mà chúng ta bị tràn ngập trong mỗi thời khắc. Biết đặc trưng nào điều ấy liên hệ để nói với chúng ta điều gì đấy về những đặc tính tổng quát của nó và làm thế nào để đáp ứng đến nó mà không phải phân tích tất cả những tính chất đặc thù của đối tượng từ vết xước, giống như chúng ta đang thấy một đối tượng không biết ngay lần đầu tiên. Điều này giúp chúng ta có thể đáp ứng đến thế giới chung quanh chúng ta một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất, nâng cao những điểm quan trọng của chúng ta cho sự tồn tại. Hình thành những đặc trưng căn cứ trên những đặc điểm tổng quát đòi hỏi sự phân tích kém phức tạp hơn, và điều này giúp chúng ta duy trì những tiềm lực của não bộ chúng ta và tiêu dùng ít năng lượng của tinh thần. Loại phân chia quan trọng nhất trong đời sống hằng ngày của chúng ta là cung cách mà chúng ta phân chia con người: sự phân loại xã hội. Điều này liên hệ sự xác định cá nhân ấy thuộc vào một nhóm chủng tộc, luân lý, giới tính, hay những loại khác, và rồi phân loại cá nhân thuộc Chúng Ta hay Họ. Những môi trường xã hội trong thế giới hiện đại có thể rất phức tạp, và vì não bộ thích bảo toàn tiềm lực của nó, nó tìm kiếm những phương pháp để đơn giản hóa thế giới chúng ta và làm nó dễ dàng hơn để lèo lái chiều hướng tương tác của chúng ta. Những ấn tượng sâu sắc là một cách của việc làm này. Những ấn tượng sâu sắc là những niểm tin mà chúng ta có về những nét hay những thuộc tính điển hình của những nhóm đặc thù. Một khi não bộ ấn định một người cho một đặc trưng xã hội đặc thù nào đấy, những ấn tượng sâu sắc về đặc trưng ấy được gợi lên. Do thế, thay vì cố gắng cố gắng để ước định những đặc điểm và thuộc tính duy nhất của mỗi cá nhân mà chúng ta gặp, chúng ta quyết định một cách nhanh chóng đến đặc trưng nào mà người này thuộc vào, rồi thì dựa trên những ấn tượng sâu sắc để nói với chúng ta về người ấy. Những ấn tượng sâu sắc là một thí dụ về những sự khám phá, con đường tắt của tinh thần có thể nhanh chóng cho chúng ta thông tin về việc cư xử như thế nào. Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra vấn đề Chúng Ta và Họ thành lập những phân chia như thế nào, cùng với những đáp ứng tự nhiên này đến Chúng Ta và Họ, là ở đấy vì một lý do. Vì thế, những đáp ứng này một khi mang tính thích nghi, hổ trợ những tổ tiên xa xôi của chúng ta sống còn. Nhằm để thấu hiểu tại sao chúng ta phản ứng trong cung cách mà chúng ta thể hiện, điều quan trọng là phải thẩm tra một cách tóm lược sự tiến hóa của não bộ. Sự định hình và cấu trúc căn bản của não bộ con người tiến hóa dần dần qua hàng triệu năm. Khi não bộ tiến hóa, sự phản ứng tự nhiên và bẩm sinh của con người, được hình thành bởi những năng lực tiến hóa, được bổ sung vào trong những mạch thần kinh. Trong hầu hết thời điểm tiến hóa của con người, những tổ tiên họ hàng con người của chúng ta, với những bà con xa xôi của chúng ta có những niên đại hơn 5 triệu năm về trước, sống như những tập thể săn bắn hay những tập thể ăn xác chết, rong duỗi trên những lĩnh địa mênh mang trong những nhóm bé nhỏ, hái lượm bất cứ thứ thực phẩm gì mà họ có thể tìm thấy hay những thú vật nào mà họ có thể giết được với những vũ khí bằng đá thô sơ. Loại công việc của họ là để sống còn và trao truyền nhân tố gene của họ cho thế hệ kế tiếp. Suốt thời điểm tiến hóa của não bộ con người, bắt đầu khi giống người hiện đại xuất hiện trên sân khấu của địa cầu đại khái khoảng hai triệu năm trước, con người đã chiến đấu dài theo kỷ nguyên Canh Tân[1], kéo dài cho đến thời kỳ Băng Hà khoảng mười nghìn năm trước đây. Trong thời gian này, não bộ con người đã tiến hóa một cách nhanh chóng, kích thước to hơn ba lần. Tổ tiên chúng ta vào buổi ban đầu không có một sự dễ dàng để trải qua với nó. Đây là một kỷ nguyên của những sự thay đổi cực kỳ bất thường về thời tiết, hạn hán, đói kém, và cả những kẻ săn mồi như loài người hay loài thú thõa mãn hạn hẹp với nó, và một đời sống nhất thời đầy những điều không chắc chắn - ngoại trừ một việc: có sự ràng buộc đầy dẫy với những thảm họa và nghịch cảnh. Não bộ có tập quán thiết lập để hổ trợ những tổ tiên xa xôi của chúng ta sống còn, để đáp ứng một cách đầy đủ đến những loại rắc rối của đời sống hằng ngày mà những ai sống trong kỷ nguyên Canh Tân là rất có thể phải chạm trán lần này đến lần nọ, thế hệ này sang thế hệ kia. Điều này đã để lại cho chúng ta một di sản của một bộ não tuyệt vời để vượt qua hiểm họa và những tình trạng đe dọa của đời sống, những điều mà các nhà nghiên cứu gọi là não bộ thảm họa - một bộ não ở trên sự giám sát liên tục đối với những vấn đề có thể xãy ra sai sót, những thứ có thể là một đe dọa đến sự sống còn của chúng ta, một bộ não có thể có khuynh hướng tãng lờ những thứ tốt đẹp trong đời sống, nhưng lại tán đồng những thứ xấu, tốt đẹp ở cảm nhận hòn sỏi bé bỏng trong giày chúng ta nhưng không tốt cho việc đánh giá vẻ đẹp của hoàng hôn hay phong cảnh mà chúng ta bất chợt gặp phải khi tản bộ. Vì thế, từ quan điểm tiến hóa, thật dễ dàng để thấu hiểu tại sao não bộ của chúng ta được bổ sung để có sự thiên vị trong nhóm. Những tài nguyên không phải luôn luôn dồi dào, và nó bảo đảm để lợi thế của một người thuộc vào một nhóm, tất cả cùng hoạt động hợp tác với nhau để hổ trợ một cách tối đa những lợi thế tồn tại: hoạt động với nhau để săn bắt thú lớn, tập hợp những thứ hiếm hoi, bảo vệ chống lại những sự tấn công và các loại thú săn mồi. Thêm nữa, một sự thiên vị bản năng trong nhóm sẽ có khuynh hướng lôi kéo chúng ta đến một nhóm giống với chúng ta, mà những quy luật và tiêu chuẩn của họ quen thuộc với chúng ta, và vì vậy bảo đảm thể hiện chức năng xã hội trôi chảy hơn cùng tác động hơn - gia tăng những lợi thế của chúng ta để tìm kiếm thành công một người phối ngẫu, tái sản xuất, và trao truyền những nhân tố gene của chúng ta. Những lợi ích của việc cảm nhận một cảm giác đặc biệt về mối quan hệ đến một nhóm không giới hạn đến thuận lợi tiến hóa của việc có một đội ngũ riêng của mình để đem về nhà một cái đùi bò rừng mập béo hay hạ sát một con cọp răng nanh bén nhọn, một vấn đề của sự sống còn. Ngay cả ngày nay, thật dễ dàng hơn để hoạt động một cách hợp tác với một nhóm mà chúng ta quen thuộc, một nhóm mà trong ấy chúng ta biết những tiêu chuẩn, những quy tắc thích đáng của thái độ là gì, v.v... Chúng ta cảm thấy thoái mái hơn tin tưởng hơn với những người giống với chúng ta, và như chúng tôi đã đề cập, con người phát triển mạnh và thịnh vượng khi người ta nối kết với một nhóm. Bây giờ, một cách bình thường thật không có gì sai với việc đơn thuần nhận ra những khác biệt giữa những nhóm, đơn thuần xác định Chúng Ta và Họ. Tương tự thế, không có gì sai với việc chiếu cố nhóm của riêng mình. Nhưng vấn đề là những năng lực và áp lực hành động để tạo hình cấu trúc của não bộ con người không dừng ở đấy - chúng ta không chỉ hình thành một khuynh hướng tích cực tự động đối với nhóm riêng của chúng ta, nhưng chúng ta cũng có một xu hướng tiêu cực bẩm sinh đối với những nhóm khác. Ngay khi mà chúng ta phân chia một cá nhân như thuộc vào Chúng Ta hay Họ, não bộ tiếp tục chế tác thông tin ấy bằng việc phân loại họ như Bạn hay Thù - lập tức đánh dấu hình tượng ấy với một sắc điệu cảm xúc, nhuộm đẫm theo bản năng những đặc trưng này với những cảm giác tiêu cực đối với "những kẻ thù" và những cảm nhận tích cực đối với "những người bạn". Và như chúng tôi sẽ thảo luận, đấy là điểm mà mọi thứ có thể bắt đầu đi đến sai - rất sai.
Thành Kiến
"Thưa
Đức Thánh Thiện, ngài đề cập khả năng để những hậu quả tiêu cực phát
khởi từ bên dưới cảm nhận về Chúng Ta chống lại Họ. Tôi chỉ nghĩ mục
tiêu của chúng ta là hạnh phúc là thế nào, và dĩ nhiên điều ấy là chủ đề
toàn bộ của những thảo luận của chúng ta. Khi đi đến hạnh phúc của con
người, nghiên cứu đã cho thấy rằng con người thật sự hạnh phúc hơn khi
sống trong những cộng đồng hay xã hội thuần nhất, nơi mà đơn giản là
không có nhiều 'Họ' ở chung quanh. Là điều mà tôi dự đoán là không có gì
ngạc nhiên, nhưng nó hơi chán nản cho những ai trong chúng ta khi sống
trong những xã hội đa dạng như Hoa Kỳ.Ngài biết không, tôi lạ lùng về một số kinh nghiệm của cá nhân ngài trong sự quan tâm này. Dĩ nhiên, một cách truyền thống Tây Tạng là một nền văn hóa rất thuần nhất. Không giống như Hoa Kỳ nơi chúng tôi có đủ loại văn hóa và chủng tộc khác biệt đến với nhau. Tây Tạng theo lịch sử là rất cô lập, thực tế là một trong những quốc gia cô lập nhất trong lịch sử, và hầu như về mặt dân tộc của tất cả những người Tây Tạng. Trong thực tế, khi tôi thăm viếng Tây Tạng lần đầu tiên, ngài có thể đếm số người Tây phương đã từng viếng thăm trong khoảng vài trăm..." Ngay khi tôi nói điều này, tôi nhớ lại hoàn cảnh bi thảm ở Tây Tạng mà trong ấy Trung Cộng đã hầu như đang bảo đảm sự tàn phá sau cùng nền văn hóa truyền thống của Tây Tạng qua chính sách di dần người Hoa vào Tây Tạng. Tôi cảm thấy rất lúng túng, tự hỏi những lời của tôi có làm cho Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm thấy sầu thảm hay đau đớn không bằng việc nhắc nhở ngài đến khủng hoảng hiện tại. Nhưng ngài không biểu lộ gì về điều này, thái độ của ngài không thay đổi - cảnh giác, chú ý, lắng nghe. Cố gắng để che dấu sự lúng túng của tôi, tôi nhanh chóng lướt qua phần tiếp. "Ngài biết không, chúng ta đã nói về việc tại sao con người phân chia một cách tự nhiên thành những nhóm Chúng Ta và Họ. Nhưng vượt qua khỏi sự phân chia đơn thuần con người thành hai đặc trưng này, dường như nó tương đồng tự nhiên để có một thành kiến tự động hay phản ứng tiêu cực đến Họ, một sự sợ hãi bẩm sinh hay nghi ngờ những ai chúng ta nhận định như khác biệt. Và dĩ nhiên điều này có thể đôi khi leo thang thành sự phân biệt, thành kiến, v.v... Do vậy, phát sinh từ sự hiếu kỳ, vì ngài sinh trưởng từ một nền văn hóa đồng nhất, ngài có nhớ ngay lần đầu tiên ngài gặp một người phương Tây hay một người Caucasian[2], hay thành viên thuộc một chủng tộc khác? Ngài có nhớ ngài đã phản ứng như thế nào đến những chủng tộc khác không? Có một cảm giác thành kiến chống lại họ không?" Đức Đạt Lai Lạt Ma suy nghĩ một lúc. "Không, tôi không nhớ ngay lần đầu tiên. Nhưng dĩ nhiên -" Bất chợt Đức Đạt Lai Lạt Ma dừng lại và ngài bắt đầu cười một cách náo động lên. "Tôi chỉ nhớ," ngài nói, vẫn cười, "lần đầu tiên người em trai tôi gặp một người ngoại quốc. Ông lúc ấy là một cậu bé. Có một người đàn ông Hồi Giáo trông nổi bật, với bộ râu quai nón màu đỏ. Ông là người Uighur thuộc chủng tộc Đông Turkistan - Tân Cương, Trung Hoa. Tôi không ở đấy vào lúc ấy, nhưng sau này tôi biết rằng người em trai tôi, rất trẻ lúc ấy, đã hoàn toàn choáng váng khi chú ta thấy người đàn ông này! Chú rất kinh hãi gần như ngất đi!" Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục cười, vừa đủ để lấy hơi thở. "Và thậm chí chú không thể nói trong ba hay bốn ngày sau đấy, và người ta rõ ràng phải tiến hành một nghi thức chửa trị để đem chú ta trở lại bình thường!" Khi tràng cười chấm dứt, ngài tiếp tục, "Trong trường hợp của riêng tôi, dù cho tôi không nhớ lại bất cứ sự kiện, hay phản ứng ngạc nhiên đặc thù nào. Dĩ nhiên, lớn lên tôi đã thấy một số người da trắng sống trong Hội Truyền Giáo Anh Quốc ở Lhasa. Và gần đây chúng tôi có một số người Uighur Hồi Giáo ở Tây Tạng, và dĩ nhiên những người Hoa thiểu số. Khi tôi gặp những người này rõ ràng là họ khác biệt, sự nhận thức ấy chắc chắn ở đấy. Nhưng về phần tôi, tôi không nhớ có bất cứ một cảm nhận xa lạ hay cảm giác thành kiến nào trong những việc như thế." Một di sản từ quá khứ lâu xa của chúng ta như những chủng loại đã để lại cho chúng ta một thành kiến tự nhiên trong bản chất trong việc chiếu cố đến những ai chúng ta xem như các nhóm trong và chống lại những ai chúng ta cho là thuộc những nhóm ngoài. Điều này lập tức, đáp ứng bẩm sinh cảm xúc trong não bộ đến những nhóm ngoài, một phản ứng sợ hãi và ngay cả thù địch, có thể xếp hạng từ tế nhị đến công khai, từ một sự đáp ứng vô thức bên dưới ngưỡng cửa cảnh giác ý thức của con người đến một cảm giác tràn ngập của sợ hãi hay thù địch. Sự phản ứng tự động của người em trai Đức Đạt Lai Lạt Ma như một cậu bé cung ứng như một minh họa sống động để thấy những phản ứng nền tảng này có thể mạnh mẽ như thế nào. Một lần nữa, giống như những định kiến tích cực, hay sự thiên vị, đối với thành phần trong nhóm của chúng ta, sự thành kiến tiêu cực này đối với những nhóm ngoài tạo nên cảm nhận từ một nhận thức tiến hóa - bởi vì trong thời kỳ khi não bộ con người tiến hóa, tranh đua với những tập đoàn con người láng giềng vì những tài nguyên hiếm hoi là một thao tác gay go. Thao tác nhiệm vụ của ngày tháng là tồn tại, và nhiệm vụ của những người cạnh tranh trong kỷ nguyên Canh Tân (Pleistocene) chắc có lẽ là đánh đối thủ với một cây búa đá thay vì trương lên một quảng cáo khéo léo, hay ngay cả loại kẻ kình địch ra khỏi thương trường - và bằng việc cắt cổ đối phương thay vì cắt giảm giá hàng hóa. Thế thì, nếu chúng ta nhớ lại rằng não bộ của chúng ta thật sự là tập quán xây dựng để đối phó một cách nhanh chóng và đầy đủ với những hiểm họa và rắc rối thông thường nhất của kỷ nguyên Canh Tân - một thời kỳ khi mà án mạng chính là thứ muộn màng nhất, kỷ thuật hiện đại nhất để giải quyết xung đột và khi những người xa lạ có thể là một số lượng không được biết - thế thì chúng ta có thể thấy rằng sự bổ sung não bộ để phản ứng đến những thành viên của một nhóm khác với một sự cảnh giác hiểm nguy hoàn hảo kiểu cổ điển, để giữ cho chúng ta đứng vững trên bàn chân của mình, không nghi ngờ gì nữa là một vấn đề thông minh để làm. Thành kiến tiêu cực này dối với những nhóm ngoài đã trở thành căn bản cho việc tạo nên định kiến. Một cung cách thông thường của nhận thức định kiến là như một thái độ phổ quát đối với người khác gồm có hai thành phần: định kiến bẩm sinh tự động, là sự đáp ứng tiêu cực của cảm giác, như sợ hãi hay thù địch, phối hợp với một hệ thống những niềm tin bất di bất dịch, như lòng tin trong tính siêu việt của bộ phận trong nhóm và tính chất thua thiệt của nhóm ngoài. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét