Hộp đen là thiết bị lưu trữ dữ liệu chuyến bay, giúp các điều tra viên tìm ra nguyên nhân phi cơ gặp nạn để tránh những tai nan tương tự xảy ra trong tương lai.
Hộp đen máy bay là thiết bị lưu trữ đặc biệt, có khả năng tồn tại sau những tai nạn hàng không khốc liệt nhất. Dù mang tên là hộp đen nhưng thiết bị lưu trữ dữ liệu chuyến bay và ghi âm buồng lái được sơn màu cam, giúp các đội tìm kiếm, cứu nạn dễ dàng phát hiện ra nó sau khi tai nạn xảy ra. Ảnh: AP.
Nước, lửa, lực va đập mạnh cùng sự ăn mòn của muối biển gần như không thể hạ gục lớp vỏ bọc chắc chắn của hộp đen. Nếu hộp đen bị chìm xuống đáy biển, lớp vỏ của nó đủ khả năng bảo vệ dữ liệu bên trong tới 2 năm ở độ sâu 3 km. Vụ tai nạn máy bay Air France của Pháp ở Đại Tây Dương năm 2009 đã chứng minh điều này. Ảnh: Reuters.
Mắt thần cho phép hộp đen phát hiện nó đang bị ngập nước đồng thời kích hoạt hệ thống định vị, giúp các phương tiện tìm kiếm chuyên dụng tìm ra vị trí của nó. Bộ phát tín hiệu tạo ra những tiếng “ping” nằm ngoài khả năng nghe của con người nhưng các thiết bị dò âm dễ dàng phát hiện hộp đen. Bộ phát tín hiệu này hoạt động liên tục trong khoảng 1 tháng sau tai nạn. Ảnh:Getty.
Dù bộ phát tín hiệu ngừng hoạt động, lớp vỏ méo mó nhưng các thiết bị điện tử bên trong hộp đen vẫn được bảo vệ nguyên vẹn. Trên thân hộp đen, các nhà sản xuất viết rõ dòng chữ “hộp ghi dữ liệu chuyến bay, xin đừng mở ra”. Người ta lo ngại tác động thiếu chuyên nghiệp từ bên ngoài làm tổn hại khả năng lưu trữ của các thiết bị bên trong. Ảnh: Reuters.
Người ta sẽ chuyển thẳng hộp đen tới trung tâm giải mã dữ liệu để các chuyên gia bảo quản và tiếp cận thông tin chuyến bay. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, các chuyên gia sẽ mất nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng hoặc nhiều năm để tìm hiểu bí mật của hộp đen, nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân gây tai nạn. Ảnh: AP.
Nếu hộp đen chìm sâu dưới đáy biển, người ta sẽ ngâm nó trong nước ngọt để ngăn sự ăn mòn của muối biển. Nếu nước ngấm vào thiết bị ghi âm buồng lái, người ta sẽ sấy khô nó trong nhiều giờ, hay nhiều ngày bên trong một lò chân không để ngăn những con chíp bị nứt, tránh làm mất thông tin. Ảnh: AFP.
Những con chíp bên trong thiết bị lưu trữ của hộp đen. Các điều tra viên sẽ soi chúng dưới kính hiển vi để phát hiện những tổn hại. Thông thường, trong trường hợp chíp bị nứt, thông tin nó lưu trữ sẽ chuyển sang một con chíp khác trong bảng mạch. Ảnh: AP.
Hộp đen ghi âm buồng lái là bằng chứng rất quan trọng sau mỗi vụ tai nạn. Nó ghi lại mọi âm thanh trong khoang lái máy bay suốt 25 giờ. Các kỹ thuật viên sẽ xem xét từng chi tiết nhỏ nhất của thiết bị lưu trữ này nhằm phát hiện những âm thanh bất thường như tiếng mở cửa, tiếng ghế di chuyển, tiếng nổ… trong khoang lái.
Dựa vào những dữ liệu ban đầu, người ta có thể cung cấp cái nhìn chung nhất về sự cố. Họ sẽ tiếp tục phân tích hộp đen nhằm giải đáp mọi khúc mắc liên quan tới chuyến bay định mệnh. Đồ họa: Hồng Duy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét