Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011
THẬT VÀ GIẢ
Khi bài viết “ Phận những nô lệ tình dục trên chùa Phật” được đưa lên mạng, vài giờ sau đó cư sĩ Nguyên Giác đã gửi phản hồi cho biết đó là tư liệu giả:
Kính bạch chư tôn đức
Kính bạch Cư Sĩ Minh Mẫn
Bản tin về "hủ tục thánh nữ" thực ra là bản tin dỏm, do hội từ thiện (nhưng thực ra là để truyền giáo Tin Lành) Christian Aid bịa đặt để bôi bác, vừa làm xấu Phật Giáo, qua đó để thu hút tín đồ ở Ấn Độ. Quốc gia Ấn Độ đã văn minh hơn người ta nghĩ, chỉ trừ một vài vùng quê là có thể còn một số hủ tục.
Con vào mạng Google.com để tìm các bản tin có địa danh mang nhóm chữ :
"andhra dees"
Thì chỉ ra các bản tin hầu hết là Việt ngữ. Không có một báo hoặc ấn phẩm quốc tế khả tín viết về địa danh này (trừ 1 blog tiếng Trung Quốc kèm tiếng Anh).
Con vào tìm qua bản đồ:
http://maps.google.com/
thì khắp thế giới không có địa danh nào có tên là "andhra dees" và khi thử xóa chữ s để tìm xem có làng, huyện nào tên "andhra dee" không thì ra, không có nơi nào trên thế giới như thế.
Con mới tìm về gốc của hội Christian Aid thì ở đây:
http://www.christianaid.org/
CHRISTIAN AID sends financial support to over 800 indigenous ministries that deploy at least 80,000 native missionaries. They are taking the gospel of Christ to more than 3000 previously unreached tribes and nations in Asia, Africa, Latin America and Eastern Europe.
These 800 indigenous missions operate hundreds of Bible institutes and missionary training centers (151 in China alone) where thousands of Christian workers are being trained for missionary service....
Xin dịch:
CHRISTIAN AID gửi tiền tài trợ cho hơn 800 hội thánh thổ dân, để họ gửi ra ít nhất 80,000 nhà truyền giáo bản xứ. Họ đang đem lời Đấng Ky Tô tới hơn 3000 bộ lạc trước đây chưa tìm tới được và các nước ở Châu Á, Mỹ Latin và Đông Âu.
Nhóm 800 hội truyền giáo bản xứ đó điều hành hàng trăm học viện Kinh Thánh và trung tâm đào tạo nhà truyền giáo (riêng ở TQ có 151 trung tâm) nơi nhiều ngàn nhân viên Ky Tô đang được huấn luyện để truyền giáo...
Như thế, bản tin là bịa đặt của các mục sư Christian Aid, và không hề có địa danh nào ở Ấn Độ như thế.
Con xin trình bày như thế,
Kính chúc quý tôn đức vạn sự cát tường, hoằng pháp thuận lợi
Cư sĩ Nguyên Giác
..
Cũng vài giờ sau đó một mail khác gửi đến một tư liệu thật có chứng từ hẳn hoi:
B. NHỮNG SỰ KIỆN THẬT
1. Thánh kinh cuốn Dân số ký (31:1-41): Chúa trời chỉ thị cho ông Môi-se (Moses) đem binh lính đi đánh dân Ma-di-an (Palestin ngày nay) để báo thù cho dân Y-sơ-ra-en (Israel). Quân của Môi-se thắng trận và đem chiến lợi phẩm về rất nhiều. Gồm có 675.000 con chiên cái, 72.000 con bò, 61.000 con lừa đực, 32.000 cô gái còn trinh. Chúa trời ra lệnh chia các cô gái còn trinh và các chiến lợi phẫm nầy cho binh lính. Chúa trời cũng được chia dê, bò, lừa và 32 cô gái còn trinh.
2. Thánh kinh Ma-La-Chi (2:1-3) viết, nếu các ngươi không nghe lời ta, không làm rạng danh ta thì ta sẽ trét phân lên mặt các ngươi, Chúa phán như thế.
3. Thánh Kinh Mathiơ (Matthew 15: 22-27) viết, một hôm có người đàn bà Canaan (Palestin bây giờ) đến kêu xin Chúa Giê-su chữa bệnh cho con gái bà bị quỷ ám. Ngài không trả lời. Các môn đồ đến gần và xin Thầy bảo bà về vì bà cứ đi theo làm ồn sau lưng chúng ta. Chúa đáp: “Ta được sai xuống chỉ để cứu giúp con chiên Do Thái lạc loài mà thôi” (I am not sent but onto the lost of sheep of the house of Israel).
Nhưng bà vẫn đi theo cầu xin. Chúa trả lời thẳng “không nên lấy bánh mì của con dân Do Thái mà cho chó ăn”(it is not meet to take the children bread, and cast it to dogs). Nghĩa là con chiên Việt Nam Chúa xem như chó, không cứu rổi nếu sự cứu rỗi là có thật.
4. Giáo Hoàng Benedict
Sử gia rất sùng đạo, Gerbert, đã gọi Benedict là ' kẻ dồi bại nhứt trong đám những quái vật vô thần".
Giáo Hoàng này cuối cùng bị một người chồng ghen tuông đâm chết. Thân xác của y với hàng trăm vết đâm, đã bị kéo lê qua những đường phố, trước khi bị đạp vào một hầm chứa phân (The pious church historian Gerbert called Benedict "the most iniquitous of all the monsters of ungodliness", but his judgement was premature. This pontiff was eventually slain by a jealous husband. His corpse, with a hundred dagger…).
5. Giáo Hoàng John X (914-29)
Nổi bật nhất trong đám đàn bà đĩ thõa đó là Marozia thuộc dòng họ Theophylact. Theo Giám Mục Liutprand of Cremona, người sống cùng thời với nàng, thì nàng đã được mẹ nàng là mụ Theodora huấn luyện. Mụ này có một đứa con gái thứ hai, cũng tên là Theodora, do ăn nằm với Giáo Hoàng John X (914-29) [Outstanding among the courtesans was Marozia of the Theophylact family. According to her contemporary, Bishop Liutprand of Cremona, she had been well coached by her mother, Theodora, who had a second daughter, also named Theodora, by Pope John X (914-29].
6. Giáo Hoàng Cái" (She-popes)
Người ta đã tin ở vị Nữ Giáo Hoàng này trong nhiều thế kỷ, mãi tới thời Cải Cách (Reformation). Quả là một ít an ủi cho người Anh khi biết rằng vị Nữ Giáo Hoàng duy nhất này là một cô gái Anglo-Saxon xinh đẹp. Theo chuyện kể, thì ngay trong khi còn mặc lễ phục của Giáo Hoàng, cô đã sanh ra một đứa bé trai, lúc du hành từ Colosbeum tới Giáo đường San Clemente, và không may, chết ngay tại đó.
(This female pontiff was believed in for several centuries, right up to the Reformation. It is some consolation to the English to know that the only female pope was a beautiful Anglo-Saxon girl. In full pontificals, so runs the story, she brought forth a son while travelling from the Colosseum to the Church of San Clemente and, alas, died on the spot).
7. Giáo hoàng Sergius III
(Con điếm xinh)
Khi Marozia trở thành tình nhân của Giáo hoàng Sergius thì nàng mới có 15 tuổi, còn y đã 45. Nàng có một đứa con trai với y mà nàng hết lòng lo lắng cho tương lai sự nghiệp của nó. Sau đó 5 năm Sergius chết, chấm dứt luôn một triều đại Giáo Hoàng kéo dài tổng cộng 7 năm, được nuôi sống bằng máu, tị hiềm và ái ân cuồng nhiệt. Marozia không bao giờ quên được mối tình đầu. ăn nằm với một Giáo Hoàng đã đưa nàng đến những dự tính và những khoái cảm mà ngay cả 3 cuộc hôn nhân và vô số lăng nhăng tình ái cũng không xóa nhòa được .
Lần đầu tiên Giáo Hoàng Sergius đã dụ dỗ nàng là ở điện Lateran. Họ thường gặp nhau vì suốt thời thơ ấu nàng sống ở đó khi cha nàng là Nghị Viên trưởng của thành La Mã. Rồi trong một lúc, Sergius bỗng chợt nhận ra rằng cô bé dễ thương ngày xưa nay đã nẩy nở thành một thiếu nữ diễm kiều. Về phần Marozia, nàng chỉ tìm kiếm sự ngây ngất của quyền lực trong vòng tay Giáo Hoàng nhiều hơn là những lạc thú.
Mẹ nàng là Theodora, đã từng lập lên và phế bỏ 2 Giáo Hoàng, khoe, khi mụ ta bất chấp Giáo luật, kết hôn với gã nhân tình yêu quý và đưa hắn từ chức Giám Mục của Bologna lên làm Tồng Giám Mục của Ravenna rồi cuối cùng, lên ghế của Thánh Peter thành Giáo Hoàng John X. Liutprand, Giám mục của Cremona, đã viết: "Theodora, như một con điếm, sợ rằng mình sẽ có ít cơ hội hơn dể chung chạ với tình nhân, nên bắt hắn phải bỏ chức Giám Mục và cướp lấy - Ô hô, đó là một trọng tội - chức Giáo Hoàng của thành La Mã. "
Lúc đó là tháng Ba năm 914, khi Marozia vừa được 22 tuổi Nàng không bận tâm gì lắm (về vấn đề này); (vì) con trai nàng, con của Sergius, mới lên sáu, còn quá trẻ để có thể lên ngôi Giáo Hoàng, ngay cả đối với những thời kỳ vô tôn giáo này.
The Beautiful Whore
When Marozia became Sergius' mistress she was fifteen years old and he was forty-five. By him she had a son to whose career she was devoted. Sergius was to die five years later after a seven-year pontificate crammed with blood, intrigue and passion.
Marozia was never to forget her young love. Sleeping with the pope had given her a sense of purpose and an exhilaration that not even three marriages and numberless affairs could obliterate. The first time Pope Sergius had seduced her was in the Lateran Palace. Their paths had often crossed because much of her childhood had been spent there, her father being chief senator of Rome. But a moment came when Sergius realized this once stunning child had blossomed into a woman of breathtaking beauty. For Marozia's part, it was not so much pleasure she sought in his papal arms as the ecstasy power.
Her mother, Theodora, had already made and unmade two popes when, in contravention of canon law, she took the hand of her favourite lover and led him from being Bishop of Bologna to being Archbishop of Ravenna and, finally, to Peter's Chair as Pope John X. Liutprand, Bishop of Cremona wrote: " Theodora, like a harlot, fearing she would have few opportunities of bedding with her sweetheart, forced him to abandon his bishopric and take for himself oh, monstrous crime- the papacy of Rome." This was in March 914 when Marozia was twenty-two. She did not mind too much; her son, Sergius' son, was only six, still too young for the papacy even for those impious times).
[Một vài Giáo hoàng trong nhiều Giáo hoàng bê bối trên đây, trích từ tác phẩm“Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy”,tác giả là Giám Mục Peter de Rosa, chứ không phải tài liệu cọng sản].
*
* *
- Như thế, theo nhà Phật, trong thật có giả, trong giả có thật. Cái mà vu cáo lập lờ đánh lận con đen để mọi người tưởng các cao Tăng lạm dụng tình dục ở Ấn cứ y như thật, hóa ra là giả. Cho dù cư sĩ Nguyên Giác không phanh phui thì ai cũng biết chư Tăng Phật giáo Ấn quá ít hiện nay, giữa đời sống thiên thanh bạch nhựt của thế kỷ hiện đại, không thể có tình trạng đem dâng Thánh nữ theo truyền thống cổ cho nhà chùa khi mà luật giới Tăng đoàn nhà Phật lấy giới đoạn dâm làm đầu trên con đường giải thoát. Nếu sự kiện xẩy ra mang tính cá biệt, có thể nghĩ rằng một ai đó phạm giới, nhưng đây là một truyền thống công khai thì không thể có trong các chùa Phật giáo.
- Trong thời hiện đại, những chuyện bê tha trong thâm cung bi sử tôn giáo, mang tính cá nhân trong hàng chức sắc cao cấp, người ta nghĩ không có thật nhưng lịch sử tôn giáo đã chứng minh là thật có.
Cuộc sống và lòng dạ con người hư hư thật thật làm loạn xã hội. chỉ có trí huệ mới đủ công tâm để phân biệt được thật hư!
MINH MẪN
26/8/2011
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011
PHẬN NHỮNG NÔ LỆ TÌNH DỤC TRÊN CHÙA ẤN ĐỘ
Cách đây chưa đến một tuần, một độc giả tại Việt Nam gửi qua hộp thư yêu cầu tôi lên tiếng về việc diễn đàng PHUNU và VIETNAMNET.VN thường đưa những tin nhằm cố tình xuyên tạc, bôi bác Phật giáo như: “ Niệm Phật Hết Bệnh Nan Y “ của Phan Trí. Rồi “ Nhà Sư Trộm Xe Xịn Để Chở Bạn Gái Đi Chơi” do Phunutoday.vn, cũng trang nầy : “Như Lai ăn chơi không kém, rút con netbook từ túi quần hiệu sony vao P kích thước 16x9 ra, chỉ trong vài giây, việc truyền kinh đã xong và Như Lai bay đi”....còn lắm chuyện hài hước châm biếm nhắm vào Phật giáo. Hôm nay lại có email gui bài: “Phận Những Nô Lệ Tình Dục Trên Chùa Ấn Độ” mà ngôn từ dễ gây ngộ nhận cho độc giả.
Những ngày qua, do phản ứng trong giới Phật tử, đã có trang gỡ bỏ những bài như thế và xin lỗi Web chuaphuclam cũng như mạng phattuvietnam, daophatngaynay, giacngoonline…thế nhưng, hôm nay, vietnamnet.vn lại tiếp tục đưa một bài do mạng Trung Quốc đăng tải và phiên dịch bởi Sầm Hoa. Huanqiu là trang mạng của Trung Quốc, có thể tác giả viết về một tập tục xa xưa còn lại của một chủng tộc ở một bang nào đó.
Lãnh thổ Ấn Độ gồm 28 bang và 07 lãnh thổ liên bang. Lãnh thổ rộng 3,287,590 km² đứng hàng thứ 7 của những quốc gia có diện tích rộng lớn. Dân số trên một tỷ.
Về tín ngưỡng tôn giáo, Ấn Độ có Ấn Giáo – Hồi Giáo – Kito giáo – Phật giáo và Kỳ Na giáo là những tôn giáo lớn đang tồn tại, ngoài ra còn những giáo phái cổ không được phổ biến như: Do Thái giáo – Bái Hỏa giáo – Tích Khắc giáo – và tôn giáo của các bộ lạc nguyên thủy. Trong những tập quán của các bộ lạc nguyên thủy có các tập tục như kết hôn sớm khi chưa tới 10 tuổi (tảo hôn). Huyết tế, sát hại sinh vật cúng thần linh; đa thê như Đạo Hồi…
Phật giáo tuy phát xuất từ Ấn Độ, nhưng ngày nay tỷ lệ Phật giáo so với các tôn giáo hiện hành vẫn còn khoản cách khá xa:
Ấn giáo có 303.186.986 tín đồ
Hồi giáo 35.150.117 -nt-
Kito giáo 8.157. 765 -nt-
Kỳ Na giáo 1.618.406 -nt-
Phật giáo 180.769 -nt-
Tôn giáo các bộ lạc nguyên thỉ :16.189 –nt-
Đây là thống kế thập niên 1960 tại Ấn.
Như vậy những tôn giáo cổ xưa cũng như những tôn giáo mới du nhập lúc Anh Quốc xâm lược Ấn đã có số lượng hơn hẳn tín đồ đạo Phật. Số lượng tín đồ đã ít thì lượng số tu sĩ chính gốc người Ấn sẽ còn khiêm tốn hơn nhiều. Nguyên nhân ai cũng rõ, từ thế kỷ thứ 8 đến 13, Hồi giáo tàn sát trên 10 ngàn Tăng sĩ tại Đại Học Nalanda, thiêu rụi cơ sở và tài liệu, kinh luận cháy suốt 6 tháng. Các Thánh tích bị phá hủy nghiêm trọng; Từ thảm họa đó, đến ngày nay, Phật giáo Ấn vẫn chưa đủ sức gượng dậy. Hiện nay sinh hoạt tại Ấn, phần lớn là Tăng sĩ Tây Tạng, còn lại một số nước như Miến, Lào, Thái, Trung Quốc, Việt Nam, Bhutan…đều rải rác khắp Tứ Động Tâm. Các nơi thờ tự của các tôn giáo cổ như Ấn giáo, Hồi giáo họ thường gọi là đền thờ, Phật giáo gọi là chùa, kito giáo gọi là nhà thờ, tên gọi như thế khá rõ ràng để phân biệt mỗi tôn giáo, nhưng sau nầy, gọi lẫn lộn đền thờ và chùa như nhau, nhưng chùa và nhà thờ vẫn chưa bị lẫn lộn.Tuy nhà chùa đôi khi họ gọi là Temple hoặc Pagoda, khi dịch ra Việt ngữ vẫn là chùa chứ ít khi nghe nói là đền thờ Phật giáo.
Tục lệ mà vietnamnet.vn đưa lên, khởi xuất từ những tôn giáo của các bộ tộc nguyên thủy. Tác giả người Tàu không phân biệt được thế nào là đền hay chùa, cũng có thể dịch giả không nắm vững danh xưng nên gọi là CHÙA Ấn, thay vị gọi là đền thờ Ân giáo.
Giới Tu sĩ người ta gọi chung là Tăng lữ. Giai cấp Tăng lữ là một trong những giai cấp cao trong xã hội Ấn lúc bấy giờ. Chuyên lo về tế lễ của Bà La Môn giáo. Trong bốn giai cấp của xã hội Ấn xa xưa, Tăng lữ là giai cấp được coi là đáng tôn trọng. Riêng Kito giáo, giai cấp tu sĩ có thể nhà truyền giáo, thầy giòng, các chủng sinh, cha chánh xứ, phó xứ, Giám tỉnh, Giám mục giáo phận…được gọi chung là các cha cố. Thế nhưng, sau nầy, một số người viết lách, cứ gọi chung tu sĩ của bất tứ tôn giáo nào cũng đều là Tăng lữ . Mỗi khi nói đến hai chữ Tăng lữ, người ta thường liên tưởng đến Tăng sĩ Phật giáo. Chính vì thế, qua bài “ Phận những nô lệ tình dục trên chùa Ấn Độ” càng làm cho độc giả ngộ nhận về ba chữ CHÙA ẤN ĐỘ. Mỗi khi nói đến chùa và Ấn Độ, người ta nghĩ ngay đến Phật giáo hơn là Bà La Môn hay các giáo phái bản địa khác.
Trang mạng Vietnamnet.vn chẳng hiểu vô tình hay cố ý đưa nguyên văn bài đó lên, nếu không cố tình bôi bác lập lờ đánh lận con đen đối với độc giả thì cũng là hành động vô trách nhiệm của người làm văn hóa. Những năm gần đây, một số báo giấy cũng như trang mạng thường đem Phật giáo ra diễu cợt. Trong nước được Ban Truyền Thông - Báo chí kiểm duyệt gắt gao còn vậy huống nữa nước ngoài tự do tha hồ xuyên tạc, bẻ gảy sự thật như vụ tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức. Những người cầm bút thiếu đạo đức nghề nghiệp, thiếu lương tri trí thức thì nhân cách cũng như kẻ hoạn lợn. Xã hội như thế cho người ngoại cuộc đánh giá thời đại xuống cấp của giới cầm bút cùng một xuồng với những tha hóa khác đang tồn tại, phá nát nền văn hóa hàng ngàn năm của cha ông để lại.
Bài viết có đoạn : Khi trở thành thiếu nữ, họ sẽ chính thức làm lễ kết hôn trên chùa, sau đó sẽ phải trải qua đêm tân hôn với các cao Tăng, trưởng lão tại đây. Đây là câu đưa thẳng vào sự ngộ nhận đối với Phật giáo. Chữ Cao Tăng và nhà sư chỉ dùng riêng cho nhà Phật. Nếu gọi là Tăng lữ, còn có thể nhập nhằng giữa ngoại giáo với Phật giáo.
Cho dù là bài báo từ nước ngoài, không thể vì đó mà phủi trách nhiệm khi đăng tải. Chủ nhiệm hay ban biên tập nói lên tinh thần trách nhiệm chọn lựa kiểm tra bài vở trước khi đăng. Những loại bài và hàng loạt bài gần đây đưa lên như thế, độc giả sẽ nghĩ rằng – đó là sự bê tha của tu sĩ Phật giáo, hoặc giả, người có nhận định, họ ngờ tập thể báo chí thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm, cũng có thể vì lợi nhuận nào đó từ người cậy đăng, và tệ hơn nữa, có thể là những người manh tâm chống phá Phật giáo gây hoang mang xã hội và đánh mất niềm tin của xã hội đối với tôn giáo. Nếu đọc giả ở nước ngoài, họ sẽ chụp mũ ngay là nhà nước Việt Nam bôi bác tôn giáo. Đây là lợi hay hại khi Tổng biên tập cho đăng những bài xúc phạm về tôn giáo như thế? Kể cả những người không còn là nhà sư, bị chùa tẩn xuất khỏi thiền môn, thế mà khi phạm tội hình sự, báo Phu nữ vẫn cho là “nhà sư trộm xe SH để chở bạn gái đi chơi”. Với cái tít như vậy không phải chỉ để câu độc giả mà cố tình nhục mạ Đạo Phật.
Thiết nghĩ, từ sân khấu, màn ảnh, các mục giải trí cho đến báo chí từ lâu đã phạm quá nhiều sai lầm đối với Phật giáo, như thế là đủ rồi. Làm văn hóa hãy thể hiện tính văn hóa từ nhân cách đến hành động, từ lời nói đến ý tưởng. Trước khi làm văn hóa để định hướng văn hóa cho xã hội, tự thân cũng phải có văn hóa của người cầm bút.
MINH MẪN
26/8/2011
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
HOA NGHIÊM – CHÙA HỘI ĐẦU TIÊN Ở VIRGINIA
HOA NGHIÊM – CHÙA HỘI ĐẦU TIÊN Ở VIRGINIA
Nằm trên đoạn đường ngắn mà Backlick Rd trước kia, bị cắt làm ba đoạn, chùa Hoa Nghiêm khiêm tốn nằm cạnh hội Thánh Tin Lành, nhà thờ Kito giáo và đối diện chùa Bangladesh. Đoạn đường hơn 500m bị giới hạn bởi hai đầu giao lộ, đã có bốn cơ sở tín ngưỡng tôn giáo đứng cạnh nhau thật hòa bình và thanh thản.
Virginia là một bang nằm không xa Hoa Thịnh Đốn, phía Tây giáp Virginia Maryland - Bắc giáp Đặc khu Columbia ( Washington D.C). Phia Đông giáp vịnh Chesapeake và Đại Tây Dương; phía Nam tiếp Kentucky và Tây Virgina. Diện tích : 110.862km², dân số xấp xỉ 8 triệu, mật độ trung bình 69,03/người /km². Một bang được xem là mẹ đẻ của 8 đời Tổng Thống Hoa Kỳ. Đặc biệt gần đây chưa hề nhận những trận bão như các bang khác, có lúc bão đến giáp biên bang rồi lại đổi hướng. Virginia được xem là nơi có nhiều thành phần trí thức như Bác sĩ, Kỷ sư, giáo sư…người Việt lưu trú.
Người Việt đi đâu cũng nhớ đến tổ tiên và tín ngưỡng, vì thế, thời gian đầu lập nghiệp tại Mỹ, rất nhiều người Phật tử đã nghĩ đến việc lập chùa. Tại Virginia, một nhóm các vị lớn tuổi đã vận động thành lập ngôi Hoa Nghiêm, sau thời gian dài đáp ứng nhiều thủ tục nhiêu khê của luật pháp Hoa Kỳ. Khởi kỳ thủy, các Phật tử luân phiên tu tập tại các tư gia, sau đó mua một ngôi nhà, mời một tu sĩ về ở, hỗ trợ cho thầy sinh hoạt, phát triển, nhưng không đủ duyên, các vị lại ra đi. Năm 1986, ba vị: Trần Phan Nhơn, Trần Phương Liên và Tôn Thất Lương mua ngôi nhà mới đường Backlick, Fort Belvoir là tiền thân của ngôi chùa Hoa Nghiêm, cơ sở Hội Phật Giáo Mỹ Châu ngày nay. Phật tử đến sinh hoạt ngày càng đông, vì thế Hội đã mua thêm ba ngôi nhà kế cận được diện tích 1 mẫu 35 rộng thoáng, có chỗ đậu xe theo quy định của nhà nước. Năm 2004, hội đệ đơn xin xây dựng ngôi chùa chính thức, mãi đến năm 2009 mới được chấp thuận. Kiểu dáng hài hòa giữa Đông và Tây. Phí tổn hoàn thành ngôi chùa, trang trí nội thất, phân bố nơi thờ Phật, ký linh và thỉnh tượng…đã lên 1.700.000 USD. Với số tiên ngoài dự tính, vì thế, các ông: Nguyễn Chánh Nông - Phạm văn Trường - Nguyên Sung – Dương văn Lộc và bác sĩ Trần Đoàn thay mặt hội đứng ra vay nợ nhà bank Sandy Spring 430.000 đô la, Phật tử cho mượn không lời là 200.000 đô.
Đây là chùa hội, vì thế các Phật tử luân phiên đảm nhiệm các chức vụ như Ban quản trị - Ban chầp hành, hai năm một lần, để cai quản điều hành sinh hoạt, thanh toán công nợ, giải quyết pháp lý. Riêng cương vị Trụ trì, thầy có nhiệm vụ: Hướng dẫn đời sống tâm linh, cố vấn tâm linh và hạnh phúc gia đình, hoằng pháp, đặc trách nghi lễ tôn giáo, ma chay đám tiệc…
Chùa cũng có đơn vị Gia Đình Phật Tử, sinh hoạt mỗi chủ nhật, ngoài chuyên môn, các em còn học viết và nói tiếng Việt. Hiện nay, thầy Kiến Khai đương vị trụ trì gần 20 năm mà trước đó thầy Phụng Sơn và thầy Tâm Phước cũng đã lưu trú.
Chùa khánh thành ngày 2-3/4/2011 có sự tham dự của chính phủ bang, chư tôn túc các bang, các nghệ sĩ. Chương trình văn nghệ đậm tính văn hóa dân tộc. Một vài Phật tử từ các quốc gia khác cũng có mặt. Điều lạ , không những Phật tử đóng góp mà cả những người không phải Phật tử cũng chung tay góp mặt. Cô Thanh Trúc phóng viên và chị Phương Liên Công giáo là những người gây quỷ khá thành công cho chùa hội.
Từ khi khánh thành đến nay, chùa luôn có những lớp giảng hàng tuần do chư Tăng nơi khác đảm nhiệm, như lớp Phật Pháp mỗi tối thứ năm; cứ 2,3 tháng có các khóa tu do thầy Tâm Thiện – Tâm Hiền – Thông Triết và các khách Tăng hướng dẫn. Điểm mà các chùa tư khác không hề có: nhiều pháp môn của các tông phái khác nhau đều có thể về Hoa Nghiêm lập Đạo tràng tu tập. Ngày 06/8/2011 cũng đã tổ chức Trai Đàn Chẩn Tế Bạt Độ do Ban kinh sư chùa Trúc Lâm, Atlanta đảm trách. Lễ hội Vu Lan trên dưới 600 người tham dự khá thành công. Càng ngày chùa Hoa Nghiêm càng khởi sắc, số người ra đi cũng có mà số người đến với chùa cũng không thiếu.
Đặc biệt, chùa từng cung đón các danh Tăng thạc đức như Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Đ.Đ Thích Nhật Từ, tháng 10 sẽ nghinh tiếp đoàn T.S Thích Nhất Hạnh; Các thầy trẻ có năng lực, có kiến thức và có nhân cách như thầy Tâm Thiện, thầy Đạo Quảng cũng từng lai đáo Hoa Nghiêm để sinh hoạt cùng Phật tử.
Hiện nay, chùa có chiều ngang mà thiếu bề sâu, khó khăn cho việc đậu xe vào mỗi dịp lễ lớn. Nhất là ngôi chùa mang danh Hội Phật Giáo Mỹ châu vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, cần phải có một diện tích tương xứng để việc sinh hoạt thuận lợi hơn. Chùa hội còn phải đối đầu khó khăn về nợ ngân hàng như thế, huống nữa cá nhân một vị thầy đứng ra lập chùa chắc không tránh khỏi lo toan mọi điều. Có những vị bôn ba lập chùa, cũng có vị thích nhập chúng để chuyên tu học và hoằng pháp, có vị không thích trụ trì mà duyên đưa đẩy vẫn phải đảm trách, có vị lại không những thủ đắc một ngôi mà còn vài ngôi khác nhau để rồi luôn quanh quẩn việc cơm áo gạo tiền hàng tháng, không còn tâm trí tu tập. Thiết nghĩ, mỗi quận một ngôi chùa là đủ, không như ở Việt Nam tình trạng lạm phát đua nhau xây chùa, có những nơi trong Saigon, hai chùa đâu lưng nhau hoặc cách nhau không quá 50m; chùa mọc như thế trở thành dạng kinh doanh chứ không phải đáp ứng cho việc tu tập của quần chúng. Nhu cầu tín ngưỡng trong và ngoài nước giống nhau, ở hải ngoại chùa vẫn là cái gì thiêng liêng đối với những kẻ tha hương, chỉ nơi đó họ mới gửi gắm tấm lòng thương nhà nhớ quê. Có những người cách hàng chục cây số, đánh xe đến chùa vào mỗi cuối tuần như một thói quen, đến nơi, họ không vào dự lễ, không nghe thầy giảng mà cứ lòng vòng ngắm cảnh để thư giản tâm hồn sau một tuần vất vả, nhưng số như thế cũng không nhiều; ai cũng nhận mình là Phật tử mà ít ai hiểu giáo lý nhà Phật. Vì thế, lập chùa đã khó mà khó nhất vẫn là giúp cho quần chúng hiểu được giáo lý Phật Đà để kiếp người còn lại có ý nghĩa hơn. Làm sao để những người đến chùa có cảm hứng thâm nhập giáo lý mà không chỉ là cảm tình viên. Gây quỹ, tổ chức lễ lộc không khó, nhưng khó là biến ngôi chùa từ bao công sức và tâm huyết của quý vị đã được hình thành, nó đạt được mục đích hóa giải tâm linh cho những ai đến chùa ( chưa nói chùa chủ động đem Đạo đến cho mọi người) hơn là chỉ sinh hoạt bề mặt nổi. Điều nầy đòi hỏi chùa phải có một chương trình chuyên tu và lớp giáo lý chuyên sâu hàng tuần để có cơ sở đi vào đời sống tâm linh hầu chuyển hóa những bức bách trong cuộc sống thường nhật. Hầu hết trong cũng như ngoài nước, sinh hoạt của chùa mặt nổi nhiều hơn chiều sâu, vì thế, quần chúng đến với chùa chỉ để tụng niệm nghi lễ, ngoài ra ít ai nắm vững giáo lý và pháp hành để tự chuyển hóa chính mình. Lúc về chiều, ai cũng muốn “mái chùa che chở hồn cô lữ”. Trên đất khách, phần lớn các tướng tá, cán bộ viên chức lưu vong, hoặc có vị xuất gia, hoặc có người làm một tín đồ thuần khiết. Cũng có vị tự nhận mình là Phật tử mà chẳng bao giờ hoặc ít khi đến chùa, chỉ gặp Tam bảo lúc lâm chung tang chế.
Về phía các chùa, ai đến với chùa thì chùa tiếp, ngoài ra không chủ động tạo duyên để những tâm hồn có thiện cảm có dịp thâm nhập. Tính thụ động của chư Tăng từ lâu đã bỏ lỡ những cơ hội giúp cho nhiều người muốn đến với đạo. Ngay cả một Thiếu tướng không quân từng là Thủ Tướng chế độ miền Nam trước 1975, tự nhận mình là Phật tử, khi nằm xuống, cộng đồng Tăng sĩ trong và ngoài nước không hề có một lời phân ưu; thậm chí có chùa từ chối làm lễ cầu siêu cho hương linh của một cố Thiếu Tướng. Mặc dù quá khứ họ làm gì, như thế nào, mình nên trân trọng một hương linh con Phật, một lời phân ưu đủ an ủi kẻ quá cố cũng như người còn sống, về tâm linh cũng như tâm lý đều lưỡng lợi.
Như vậy, làm chùa không chỉ là nơi để quần chúng đến mà còn là cơ sở vận dụng mọi thời cơ để đến với quần chúng. Sự hy sinh của quý cư sĩ can đảm đứng ra vay nợ mà không vì quyền lợi cho riêng cá nhân nào, đó là tấm lòng cao cả khi tạo dựng một ngôi chùa, chẳng những thế, về lâu về dài, Ban quản trị tiếp tục đối đầu rất nhiều khó khăn về chi phí hàng tháng cũng như công nợ trường kỳ. Hội còn phải tổ chức các khóa tu, khóa giảng và lễ lộc hàng năm. Một chùa hội như thế có lợi cho vị trụ trì hoặc Tăng chúng lưu trú chỉ chuyên lo tu tập, mọi việc khác Ban quản trị phải lo. Nhưng mặt khác, giữa Hội và chư Tăng lưu trú có sự cân bằng trong nhiệm vụ, hài hòa trong sinh hoạt giúp chùa có mộ sinh hoạt hợp lý hơn. Đây không phải lần đầu chùa hội xuất hiện, tại Mỹ cũng có vài nơi, ở Việt Nam xa xưa cũng từng xuất hiện chùa hội, chùa làng.
Chùa hội và chùa tư có cung cách khác nhau, nhưng cái chung vẫn là điểm để Phật tử gửi tâm hồn nương cõi Phật; Hy vọng Hoa Nghiêm sẽ tích cực trong việc hoằng truyền giáo pháp đến rộng rãi cộng đồng Kiều bào, có như thế , không những uy tín càng tăng, mà hiệu quả của một ngôi chùa hiện hữu mới tương xứng với những tấm lòng khai sơn của quý Phật tử.
MINH MẪN
24/8/2011
Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011
VU LAN- CHÙA BỒ ĐỀ- NEW ORLEANS
Sáng 14/8 nhằm rằm tháng 7 â.l, tại New Orleans thuộc bang Louisiana, miền Nam Hoa Kỳ, chùa Bồ Đề tổ chức đón mừng đại lễ Vu Lan 2555.
Bồ Đề là chùa hội, do một số Phật tử tại Louisiana thành lập vào năm 1992, nằm bên con lộ dẫn vào thành phố, sau đó thỉnh được thầy về chăm sóc . hướng dẫn phật tử tu tập. Nhiều thầy từng đến gieo duyên, cuối cùng thầy Thông Đức đã lưu trú hơn 10 năm, và được hội chính thức cung thỉnh làm trụ trì 2005, nhưng do thiên tai ở Louisiana cần cứu giúp, thời gian sau thầy mới chính thức đảm nhận trụ trì. Qua công hạnh kiên nhẫn và khiêm cung, thầy hướng dẫn ban hộ tự tái thiết, xây dựng thêm cơ sở khá hoàn chỉnh. Chẳng những thế, ngoài lớp Việt ngữ, thầy còn tổ chức học võ để rèn luyện thể lực cho các em, văn nghệ và nhiều bộ môn hữu ích khác; hàng tuần đều có lớp giáo lý, có giảng pháp, và cũng đã từng gây quỹ cứu trợ bão lụt miền Trung nước Việt. Hiện tại, ngoài chính điện và nhà ăn, nhà bếp dính liền với chính điện, chùa vừa hoàn thành một hội trường trống vách, thoáng, thang lầu hai đầu dẫn lên dãy phòng làm nhiều lớp học Việt ngữ cho con em người Việt, vào mỗi cuối tuần.
Louisiana là vùng đất có diện tích 134.382 km² , trước kia là thuộc địa Pháp, nhượng lại từ Tây Ban Nha, sau đó, Tổng Thống Thomas Jefferson mua lại Pháp. Phía Đông giáp Mississippi, Tây giáp Texas, Bắc tiếp Arkansas và Nam là vịnh Mexico. Louisiana lấy tên từ vua Louis XIV của Pháp, là tiểu bang nghèo nhất nước Mỹ, chính phủ Liên bang phải tài trợ kinh phí trong khi các bang khác phải nộp ngân sách hàng năm. Năm 2005, Louisiana hứng chịu cơn bão Katrina lịch sử, dân chúng chết và mất tích, tiêu tán tài sản, thiệt hại nặng nề, mặc dù được chính phủ liên bang cứu trợ, những năm sau đó cuộc sống vẫn chưa được hoàn phục. Cộng đồng người Việt trên dưới 20.000 người, một số di tản sang Texas hoặc Cali khi nghe thông báo sẽ có nước lũ tiếp theo do băng tan từ Bắc Mỹ, vì cộng đồng người Việt sống hai bên bờ sông dẫn ra vịnh Mexico. Trong cơn bão nạn, chùa Bồ Đề giúp đỡ cho hàng ngàn nạn nhân suốt hai năm, được chính phủ bang hỗ trợ nhà tạm, chăn mền…vì thế, một số cư dân di tản xa, dù là người Mễ, thỉnh thoảng vẫn nhớ ơn thường đến viếng thăm chùa.
Vùng đất quá nghèo, chính phủ cho phép mở những khu cờ bạc giải trí như để có thu nhập và quần chúng có công ăn việc làm. Thảm họa tràn dầu năm 2010 do hãng BP của Anh chịu trách nhiệm, đã làm thiệt hại lớn hệ sinh thái của địa phương, tuy nhiên, một số ngư dân, và cư dân bản địa nhờ đó mà được bồi thường thỏa đáng. Tại Louisiana, chiếc cầu Lake Pontchartrain Causeway dài 38,42km, băng qua vịnh Mexico, từng là chiếc cầu dài nhất thế giới vào thế kỷ XX trở về trước, nhưng giờ đây cầu Qingdao Haiwan , miền Đông Trung Quốc, băng ngang vịnh Giao Châu đã qua mặt với chiều dài 42,58km.
Cộng đồng Việt kiều Phật tử rất nhiệt thành tín ngưỡng, chùa Bồ Đề tổ chức khá chu tất về nhiệm vụ mà các tín đồ hàng tuần đến công quả, vì thế, thầy trụ trì ít vất vả hơn như chùa Quang Đức ở Houston. Văn nghệ trong mùa Vu Lan, Phật tử trẻ đã thể hiện tinh thần khá sốt sắng. Vừa nhạc đạo lẫn nhạc đời thắm đượm tình quê hương. Vu Lan năm nay, văn nghệ trình diễn vào chiều thứ bảy, để ngày hôm sau chính thức nghi lễ báo hiếu. Sau thời kinh Vu Lan, lễ tưởng nhớ ân song đường, mừng thượng thọ cho các cụ từ bảy mươi trở lên; Thầy Minh Điền từ Dallas về tham dự, đã thuyết giảng ý nghĩa Vu Lan cho Phật tử hiện diện. Sinh khí khá nhộn nhã vui tươi. Khuôn viên chùa Bồ Đề không rộng, nhưng là chùa hội, nên cô bác có tinh thần trách nhiệm rất cao; Các Việt Kiều cũng đưa con em đến học tiếng Việt và sinh hoạt GĐPT. Cùng ngày, chùa Việt Nam ở Houston, do HT Nguyên Hạnh tọa chủ, cũng tiến hành đại lễ Vu Lan. Chùa Việt Nam do uy đức của Hòa Thượng, có một tầm vóc quy mô về kiến trúc, ngăn nắp về tổ chức, ngay cả Tăng chúng cũng nghiêm túc về oai nghi giới hạnh. Thầy Thông Đức cũng xuất thân từ chùa Việt Nam trong thời gian đầu bước chân đến Mỹ. Mặc dù ra đảm nhận trụ trì, thầy vẫn được Hòa Thượng quan tâm khuyến khích Phật tử và Tăng Ni hỗ trợ cho thầy những Phật sự cần thiết. Chính vì thế mà thầy Thông Đức vững tin trên con đường hoằng dương khi nương bóng uy đức của Hòa Thượng. Sỡ dĩ chùa Việt Nam tại Houston có tiếng khắp nơi, cũng từ đạo đức vị tha của Hòa Thượng. Tuy chùa Bồ Đề ở tận bang Louisiana thế mà với lòng từ, ngài vẫn có trách nhiệm như một người cha. Ở Texas, chùa Việt Nam thành lập nhiều đơn vị, trong đó có ban nhạc Hương Lam khá nhuần nhuyễn với văn nghệ, từng tham gia cho các chùa mỗi khi tổ chức lễ hội. Vì vậy, chùa Quang Đức đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của Hòa Thượng trong lễ Vu Lan vừa qua. Riêng chùa Bồ Đề đã trưởng thành trên 20 năm, mọi phương tiện vật chất và nhân sự đã chu tất, mùa Vu Lan cũng như mọi lễ lộc khác đều có thể tự lực.
Kiến trúc chùa Bồ Đề cũng khiêm tốn như cái khiêm tốn của thành phố và cư dân bản địa, không phồn thịnh như Cali, không có nhà chọc trời như Newyork, không nóng như Texas, không lạnh như San Francisco, nhưng kiều bào vẫn ung dung vào dịp đến chùa và tâm đạo vẫn gắn bó với truyền thống quê hương. Cũng như hầu hết các chùa trên đất Mỹ, Bồ Đề là nơi nương tựa tâm linh cho cộng đồng tha phương, đó là lối thoát khả dĩ sau những ngày miệt mài với cuộc sống. Có lẽ New Orleans là vùng đất thích hợp cho những ai kiên trì, cũng thế, thầy Thông Đức và phật tử đã vượt qua nhiều khó khăn ban đầu để ngày nay New Orleans có một ngôi chùa đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng cho quần chúng.
Vu Lan về với kiều bào nơi vùng hiu hắt của xứ đầm lầy nước đọng, vùng đất thấp hơn mặt biển, thế nhưng đã mang một sinh khí ấm àp vui tươi giúp kiều bào nhớ đến thân bằng quyến thuộc, gắn bó với quê hương và tìm được nguồn an ủi nơi những người cùng chung số phận, quan trọng nhất là để con em, thế hệ trẻ thắm nhuần đạo đức tín ngưỡng của tổ tiên mang theo qua đất khách. Chùa không chỉ sinh hoạt thuần túy tôn giáo, cũng nhiệt tình trong công tác xã hội và hòa nhập với văn hóa bản địa. Sự thành công ngày nay của chùa Bồ Đề bởi sự hy sinh của biết bao công sức, tài vật của quý Phật tử đã qua đời cũng như đang hiện tiền; từ những bác kiến thiết, xây dựng cho đến các vị trong nhà trù, mỗi người một việc theo tinh thần vị tha vô vị lợi nên tất cả đều gặp nhau một điểm Hỷ- Xả .
Trong những ngày này, khắp đất Mỹ, Việt kiều đều ngắm chung ánh trăng rằm mùa hiếu hạnh, hưởng chung sinh khí Vu Lan, vì đó là nơi gửi gấm những tâm hồn…con Việt tha phương nơi đât khách
MINH MẪN
14/8/201
Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011
VU LAN VÀ TINH THẦN CHUYỂN HÓA
Truyền thống Vu Lan không còn xa lạ với quần chúng Phật giáo thuộc các quốc gia Á Châu, nhất là Trung Hoa và Việt Nam.
Truyền tích về Vu Lan, mùa Báo hiếu, mùa xá tội vong nhân, mùa cúng cô hồn đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc, cho dù không là Phật tử.
Phần lớn ít ai phân biệt các phân đoạn đó trong mùa Hiếu hạnh, họ cứ gộp chung lại gọi là mùa cô hồn. Đối với Phật tử, Vu Lan là mùa báo hiếu cho cửu huyền thất tổ quá vãng, song đường tại thế bằng nhiều hình thức: “cầu siêu, cầu an, bố thí cúng dường, chẩn tế bạt độ…Truyền tích về Mục Liên Thanh Đề cũng nhắc nhở tín đồ Phật giáo về hạnh hiếu đó, liên tưởng đến thập loại cô hồn của Nguyễn Du, vể “Tứ trọng ân” đối với cuộc sống xã hội; Như vậy, mùa Vu Lan không chỉ là mùa báo hiếu, mùa ân tình đối với vạn loại chúng sanh, mà còn là mùa trưởng dưỡng công đức và nội tâm quán chiếu. Đồng thời, suốt ba tháng an cư của Bắc Tông để kết thúc vào tháng bảy, là lúc ruộng phước phủ tràn màu mỡ để quần chúng gieo vào hạt giống phước điền; Nhờ nội lực đó mà sức chú nguyện của chư Tăng đến với kẻ còn người mất được triêm ân phước báu. Đó là tinh thần tự lực và tha lực hỗ tương cho nhau về sự tướng. Từ lý tánh của Phật giáo, triển khai đến sự tướng để tương thich với căn cơ sinh chúng, bởi Đức Phật từng dạy, hoằng pháp qua nhiều hình thức, không ngoài: “khế lý-khế cơ- khế thời” Mỗi quốc gia ảnh hưởng Phật giáo Bắc truyền đều có một hình thức báo hiếu khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là một. Chính vì thế mà Phật giáo Bắc tông biến thiên muôn hình vạn trạng, lan truyền du nhập một cách uyển chuyển. Sự tướng là thế, nhưng lý tánh thì sao?
Rất nhiều tín đồ Phật giáo thiên hướng đến Thiền tông hoặc những pháp môn khác, họ khó hiểu về khoa nghi chẩn tế, thí thực cô hồn, liệu có thích hợp với tinh thần vô tướng, vô tác của nhà Phật? Từ đó, họ đặt vần đề xá tội vong nhân và những nghi lễ liên quan đến mùa Vu Lan tháng bảy hàng năm. Ngày nay, một số nhà nghiên cứu không đồng thuận “Vu Lan Bồn” dịch ra là “Cứu Đảo Huyền” từ nguyên ngữ của Pali hay Phạn ngữ, lối dịch như thế ảnh hưởng tinh thần văn ngữ của Mạnh Tử về hình phạt treo ngược đầu. Nều cứ đào sâu về sử liệu, cũng chỉ làm sáng tỏ một góc độ nào đó cho từ vựng Vu Lan, nhưng càng làm tối tăm cho kẻ hậu học muốn trực chỉ “kiến tánh” về ý nghĩa mùa xá tội, mùa báo hiếu, mùa độ sanh.
Suốt hơn 45 năm hành hóa, ngoài việc Thiền định và pháp thí, đức Phật chưa từng làm sám chủ chẩn tế bạt độ, chưa từng khuyến hóa dùng kinh điển làm phương tiện đảo nghiệp chúng sanh, mà chỉ hướng dẫn chúng sanh thoát nghiệp tự thân bằng học tập thực hành theo giáo điển. Suốt 9 tháng du hóa, an cư vào dịp sinh vật nhỏ bé sanh sôi nẩy nở trong mùa mưa, Phật dạy chư Tăng nên cấm túc để nỗ lực hành trì trong ba tháng, vừa trưởng dưỡng nội lực, vừa tăng trưởng tuệ giác xứng với vị thế của bậc Ứng Cúng, Bố Ma, phá ác…Từ đó là ruộng phước cho của cúng dường nở hoa. Trong ba tháng đó, chư Tăng không những dừng lại bước du hóa, mà còn dừng lại mọi niệm tưởng, trụ vào giới đức để chuyển hóa nội tâm. Chư Tăng chưa đạt Thánh quả, vẫn còn nhiều mộng tưởng, đó là mầm móng phạm tội. Cho dù đạt Thánh quả như Alahan, theo Kimura Taiken trong bộ Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, còn mang xác phàm, vẫn còn bị mộng tinh do tập khí quá khứ tồn đọng. Như vậy, trong ba tháng chuyên cần, chấm dứt mọi vọng niệm, không có cơ hội cho tập khí sanh khởi, như trăng không bị mây che, không dẫm lên vi tế chúng sanh tánh nội tâm, từ đó công đức nở hoa. Trong Phật giáo không có chữ hủy diệt mà chỉ có từ chuyển hóa. Quá trình hành trì là quá trình chuyển hóa; ngọn đèn chiếu đến đâu là bóng tối được chuyển hóa thành ánh sáng đến đó. Suốt 9 tháng sinh hoạt trong cộng đồng xã hội, ai không từng khởi niệm bất tịnh? Ai không từng sân đố khởi sanh? Ba tháng an cư là thời gian nhìn lại chính mình, tự chuyển hóa những tập khí cố hữu và ngăn ngừa tạp niệm phát sanh. Thiền định là ngọn đèn chiếu rọi mọi ngõ ngách tâm hồn, chận đứng mọi cỏ dại và làm ung thối mọi hạt giống xấu. Trong mỗi tế bào hiện hữu là hiện hữu chủng tử của cha mẹ ông bà nhiều đời. Tâm thức chuyển hóa là các tế bào được chuyển hóa, nghĩa là cửu huyền được siêu sanh khỏi ô tạp tăm tồi. Năng lực chuyển hóa tác động đến tâm nguyện cúng dường của thí chủ. Một tín thí tuyệt đối tin vào thần lực Tam Bảo qua ba tháng kiết hạ, thanh tịnh tâm, tín nguyện tâm đó cũng là hạt nhân chuyển hóa đời sống tự thân và tác động đến thân bằng quyến thuộc theo lý tương duyên; không những bảy đời quá vãng của thân bằng quyến thuộc mà chúng sinh tánh trong mỗi người con Phật cũng được chuyển hóa phóng sanh thóat khỏi tư tưởng tăm tôi từ địa ngục sân hận tham dục si mê. Bố thí, cúng dường là hành trạng tâm lý buông xả, cầu siêu bạt độ là thể hiện từ tâm. Sự tướng mà thiếu lý tánh, sẽ không đạt kết quả mà còn tốn kém vô lý. Vì thế không thiếu trai đàn chẩn tế mà cô hồn vẫn đói khổ, vẫn van xin. Lý tánh mà thiếu sự tướng sẽ không sáng tỏ ý nghĩa của việc cầu nguyện, chuyển hóa của mùa Vu Lan. Không quá đáng gọi mùa Vu Lan là mùa chuyển hóa để quần chúng khỏi ám ảnh về một trạng thái mê tín, ồn ào. Tánh chuyển hóa thì tướng cũng sáng tỏ, hoàn cảnh sống chung quanh cũng được mặc vào lớp áo thanh thản, tự tin.
Các chùa, ngoài việc chẩn thí, an cư, cần đưa “sự và lý” song song cho quần chúng nắm vững tinh thần Vu Lan. Thời đại khoa học, làm sao họ tin hình phạt treo ngược đầu nơi địa ngục nếu họ không hiểu đó là biểu hiện tâm lý tội phạm mà kẻ phạm tội luôn ám ảnh tâm hồn bị dằn vật đảo ngược mọi đạo đức xã hội nơi tâm hồn họ.
Và : “ Phải toan sắm sửa chớ chầy, đồ ăn trăm món trái cây năm màu…” không phải một yêu cầu quá đáng khi mà cuộc sống cơ cực của người dân Ấn xa xưa cũng như hiện nay có thể đáp ứng, đó là tinh hoa nội tâm của mọi người được huyển hóa theo Duy thức Học, khi “Hàm Tàng Thức” chuyển thành “Bạch tịnh thức”thì trăm pháp của tâm sở cũng được chuyển hóa, cơ thể vật lý thanh tịnh, Ngũ Tạng là hoa quả năm màu dâng hiến cho tự tánh Tam Bảo trong mùa Vu Lam.
MINH MẪN
07/8/2011
Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011
LỄ VU LAN TẠI CHÙA QUANG ĐỨC –TEXAS
Như hầu hết các chùa trên đất Mỹ, Quang Đức tuy vừa thành lập chưa được một năm, cũng đã cố gắng tổ chức đại lễ Vu Lan cho quần chúng Phật tử Việt Nam tại Houston, Texas tham dự kỷ niệm ngày nhớ và báo đáp công sanh thành dưỡng dục của song đường.
Kể từ ngày khởi công đặt đá tạo tự, đây là lần thứ tư chùa tổ chức lễ truyền thống sau khi long trọng an vị tôn tượng và mừng khánh đản 2555. Trên khu đất rộng và phẳng, 5 mẫu tây mua từ chuồng ngựa, thầy Thông Đức qua nhiều khó khăn, được quần chúng yểm trợ, đã dần dần thành hình cảnh sinh hoạt tín ngưỡng mà hình thể ngôi chùa truyền thống người Việt chưa được hình thành.
Thầy qua Mỹ trên dưới 15 năm, từng trú tại chùa Việt Nam của Hòa Thượng Nguyên Hạnh, từng trụ trì chùa Bồ Đề của hội người Việt một thời gian khá dài; Tuy hiện nay đang xây dựng Quang Đức, nhưng thầy vẫn về chùa Bồ Đề để hướng dẫn quần chúng tu tập, thỉnh thoảng quần chúng có nhu cầu lễ bái tại gia, thầy nhiệt tình đến tận nơi giúp đỡ.
Theo lịch sử, Houston, vào năm 1800, hai anh em nhà doanh nghiệp địa ốc Allen tìm đất để đặt bản doanh thương mại, vì thế họ đặt tên nơi đây là Sam Houston.
Houston là thành phố lớn nhất của bang Texas và cũng là thành phố đứng thứ tư của Mỹ. Dân số trên 2 triệu người. Texas có cảng Houston, do Tổng Thống Woodrow Wilson khai trương năm 1914. nền công nghiệp dầu hỏa, y khoa và đóng tàu, máy bay…là chủ lực trên đất Mỹ, đặt biệt là công nghiệp hàng không của Nasa với tên gọi là Trung tâm Vũ trụ Lyndon B. Johnson vào năm 1973; năm 1965 thiết lập sân vận động có mái vòm đầu tiên trên thế giới được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của nhân loại. Tuy nhiên Houston thường bị lụt lội, mùa hè nhiệt độ kéo dài hơn ba tháng, trung bình 90 F, năm 2000 nhiệt độ lên đến 109 F tức 43 độ C. Năm nay đạt đỉnh điểm 120F, nóng hầm hập hơn Việt Nam bình thường. Cùng mùa nầy, Washington DC không quá thế, Cali lại dễ chịu và San Francisco quá ư mát lạnh như Đạt Lạt vào thập niên 1960 về trước. Người Việt gần 35 ngàn người, như Cali, cộng đồng người Việt rất đông, chính quyền bang gọi khu thị tứ đông người Việt là Little Saigon.
Chùa không xa downtown lắm, khu đất phẳng xanh cỏ. Địa điểm thuận lợi cho việc thiết lập lễ đài, vài táng cây lâu năm rãi rác trong khuôn viên. Tuy xa cư dân người Việt, nhưng với tính bình dị, thầy trụ trì tuổi ngoài 40 đã tạo được cảm tình và sự kính nể đối với chư Tăng cũng như quần chúng tại Texas. Chùa còn nghèo, mọi việc đều mượn từ chùa Việt Nam, quý thầy đến hỗ trợ mỗi khi có lễ và phật tử cũng tụng kinh cuối tuần. Có lớp dạy tiếng Việt cho con em tín đồ. Tuy vậy, chùa Quang Đức thiết đãi trai duyên miễn phí cho bá tánh mỗi lần lễ lượt. Do tính chịu khó và hy sinh, thầy rất vất vả, nếu là một trụ trì ở quê nhà, có lẽ thầy dễ thành công sớm. Bởi quần chúng ở Mỹ, ai cũng bị lao vào cuộc sống mà thời gian không đủ cho họ nghỉ ngơi sau một tuần làm việc. Có những gia đình vợ chồng con cái không gặp mặt nhau mỗi ngày. Họ đến với chùa là cả một khó khăn và đầy thiện chí. Áo quần dồn một tuần giặt một lần, cuối tuần đi chợ cho vào tủ lạnh ăn suốt bảy bữa. Vệ sinh nhà cửa lắm khi vài tuần mới lau quét. Vật chất tuy thừa mứa, phải đổi lại công sức trâu cày của cuộc sống. Vì thế, chẳng lạ gì nhiều người lớn tuổi thích về an trú tại quê hương.
Các chùa đều có lễ đài lộ thiên cố định để quanh năm tổ chức các đại lễ và phục vụ cho văn nghệ quần chúng. Các ca sĩ cũng nhiệt tình đóng góp cho chùa, nhất là các chùa thường gây quỹ. Lễ đài của Quang Đức cũng sẽ trả lại cho chùa Việt Nam sau khi hoàn tất, bởi vì Quang Đức vẫn còn tay trắng trong những tháng ngày khai sơn.
Phông màn lễ đài màu xanh tím nhạt, hình cánh hồng và mẹ bồng con thật duyên dáng giản dị. Tranh Bồ Tát Địa Tạng nét nhân từ, màu vàng nhạt làm nổi bật tính hài hòa của sân khấu. Lưỡng mâm hoa quả tươi màu đẹp mắt. Hai câu đối hai bên lễ đài chữ trắng nền xanh biển : “ Nước Biển Mênh Mông Không Đong Đầy Tình Mẹ - Mây Trời Lồng Lộng Không Phủ Kín Công Cha” như e thẹn núp dưới cây xanh. Những đèn cánh sen đỏ thẳm mọc quanh viền lễ đài tăng vẻ trang trọng; Hàng ghế khán thính giả màu đỏ nằm dưới táng lá xanh giữa khu đất thênh thang làm trơ trọi ba cây Thánh giá của nhà Nguyện Tin Lành kế cạnh. Khu Hội Thánh không rộng, nhưng parking có thể chứa vài chục xe hơi; Vị Mục sư nói: “ Chúng tôi hoan nghinh thầy và sẳn sàng giúp đỡ nhà chùa, nhưng Chúa chúng tôi không thể cho nhà chùa mượn chỗ đậu xe”… Chương trình khai mạc với sự hiện diện trên 25 Tăng Ni tại trong và ngoài Texas. Có những thầy từ các bang xa xôi. Quần chúng hơn 200 giữa vùng đất mênh mông cứ như thưa thớt.
Mở đầu chương trình do nhóm ca Hương Lam đến từ chùa Việt Nam với nhạc bản :” Mẹ Trùng Dương”, phần lớn là anh chị lớn tuổi. Phần nghi lễ Tôn giáo đơn giản; nhạc phẩm Mục Kiền Liên giữa nghi lễ và “ Bông Hồng Cài áo” để cài hoa. Những chú chim két nhỏ hơn củ khoai tây đủ loại sắc màu, được phóng sinh mà không muốn bay, có lẽ chúng ham vui giữa chốn đông người.
Phần hai của chương trình là tiết mục văn nghệ. Mở đầu là chào cờ. ( người tham dự có cảm tưởng chào cờ để khai mạc văn nghệ chứ không phải dành sự trang trọng cho toàn bộ buổi lễ Vu Lan, thay vì chào cờ trước khi vào lễ chính thức. Chào cờ để mở đầu cho tiết mục văn nghệ là chuyện hơi tréo ngược). Sau đó, ca sĩ Hương Lan với giọng chuyên nghiệp làm ấm hội trường qua nhạc bản “Lòng Mẹ”; Thầy Đạo Nghiệp cũng làm cho khán giả vổ tay không ngớt với nhạc bản “Tình Cha”. và“Tâm Sự Người Cài Hoa Trắng” . Đoan Hồ với :”Triệu Đóa Hồng – Lâu Đài Tình Ái”, mang hơi hướng của Đàm Vĩnh Hưng, xuống tận hàng ghế người tham dự, vừa hát, vừa cầm hộp giấy để nhận những tấm lòng ủng hộ cho kế hoạch thiết lập tượng Quán Thế Âm; các ca sĩ đem đến một chương trình Vu lan khá đậm nét dân tộc.
Những buổi lễ như thế, giúp cho cộng đồng người Việt có dịp gặp nhau, giải trí trong tinh thần văn hóa tín ngưỡng truyền thống; Các chùa đều hưởng ứng những lễ hội như thế hầu duy trì truyền thống văn hóa hay duy trì truyền thống văn hóa để tồn tại cá thể đều cần thiết như nhau nơi đất khách.
Vu Lan tại quê nhà hay Vu Lan nơi xứ lạ, chỉ khác nhau là tùy hỷ cúng dường hay gây quỹ công khai để bồi đắp cho nền tảng xây dựng Tam bảo.
Hơn 20 tiết mục văn nghệ giữa bầu trời đêm sau một ngày oi bức, đã kết thúc đại lễ giữa làn gió thoảng mang hơi nóng lò lửa của vùng Texas, một đóng góp đáng quý của các ca sĩ nhiệt tâm với Đạo Phật cho những ngôi chùa đang xây dựng như Quang Đức ngày nay.
MINH MẪN
06/8/2011