Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
THIỀN VIỆN SÙNG NGHIÊM
Năm 1990, Thiền viện Sùng Nghiêm được thành lập tại San Diego, do Ni sư Thích nữ Chân Thiền khai sơn, sau đó, 2002 được dời về Magnolia St- Garden Grove, CA. Southern Cali
Một Thiền đường nữ tu duy nhất xuất hiện tại theo dòng phái Thiền Tông Nhật Bản. Ni sư thụ pháp từ Thiền sư Philip Kapleau. Ngài trực tiếp hướng dẫn ni sư. Trước 1975, thân mẫu của Ni sư là tín đồ thuần thành tại chùa Giác Minh, đường Phan Thanh Giản, Sài gòn, nay là Điện Biên Phủ, nhưng cô được học từ trường dòng của các Soeur, hình ảnh nữ tu như thế rất đẹp, khắc sâu vào tâm hồn cô. Do vậy cô khó hiểu và không thích hợp với nghi cách tụng niệm để cầu giải thoát. Trong lòng mãi canh cánh đi tìm cái tuyệt đối giữa cuộc sống tương đối, cái thường hằng giữa cái vô thường; cô luôn lo sợ sự mất mát chết chóc đến với gia đình trong thời chiến tại quê hương mình. Tuổi trẻ của một nữ lưu, cô vẫn thích cái đẹp, cái sang, nhưng trãi qua bao biến thiên , cô hiểu rằng không thể an phận sống giữa cái mong manh mà con người bất lực trôi theo giòng đời; Những năm đầu có mặt trên đất Mỹ, cô là một trong ba vị đều là bào đệ, quý cô vẫn phải đi làm lao động chân tay, vừa đi học, vừa tìm cầu học đạo giải thoát, cô từng đến với các pháp môn, nhưng chưa pháp nào giải tỏa những ưu tư cho tâm hồn, duyên đến do chí hướng tầm cầu, cô được gặp Tổ sư Thiền từ Thiền sư Nhật hướng dẫn, cuối cùng xuất gia tu học. Cô bán căn nhà tại San Diego, về Nam Cali để phát triển và giúp đỡ quần chúng tu tập. Tuy nhiên cái khốn khó đã qua, do công đức chuyên tu, Long Thiên gia hộ, quý cô đã chỉnh trang ngôi Tam bảo khá khang trang, để có nơi tu học và sinh hoạt cộng đồng.
Đây là ngôi tu viện duy nhất tổ chức tu học cho các con em tuổi vị thành niên vào dịp cuối tuần. Cư sĩ Nguyên Giác, một Phật tử mộ đạo, đồng thời là chủ bút của một nhật báo, có công lớn trong việc phổ truyền và nghiên cứu chánh pháp, cũng đã đưa quý tử đến đây để học giáo lý, học tiếng Việt. Nguyên Giác cũng từng giúp Sùng Nghiêm trong nhiều vấn đề thuộc lãnh vực văn hóa.
Qua những dĩa VCD cho thấy, các em còn rất trẻ, cũng đã tập ngồi thiền, học tiếng Việt và sinh hoạt theo văn hóa Việt. Cơm chay vào mỗi tuần, tất cả từ giáo dục, tu học, băng dĩa, kinh sách hoàn toàn miễn phí. Chùa không bao giờ đặt vấn đề tiền bạc đối với quần chúng. Có những tang gia không đủ tiền thỉnh sư, quý ni chùa Sung Nghiêm đến giúp một cách nhiêt tình.
Tuy thời gian cho việc tu tập và hướng dẫn quần chúng khá bận, nhưng Ni sư cũng thể hiện được tâm hồn nghệ sĩ qua hàng chục tác phẩm Thi ca Thiền, Hai cuốn sách được xuất tặng miễn phí, in ấn thanh nhã là “Đóng Cửa Sáu Nẻo Luân Hồi” và “Những Liên Hệ Đến Cái Chết Cần Biết Rõ”. Thiền viện Sùng Nghiêm còn được chương trình truyền hình phát thanh hàng tuần dành cho thời lượng cố định. Từ ngày thành lập đến nay, Sùng Nghiêm cũng không gây quỹ dưới mọi hình thức như các chùa hầu hết, không buôn bán kinh sách và thức ăn chay…thế mà vẫn không thiếu thốn. Mỗi lần quần chúng nghe nói gây quỹ là họ sợ, vì cuộc sống ngày càng khó khăn. Đó là những nét đặc biệt cho việc hướng dẫn chuyên tu của một Ni viện trên đất Mỹ. Một tấm bảng thiền viện khá nhỏ, thật khiêm tốn nếu không quen, khó nhìn thấy. Tất cả các chùa trên đất Mỹ, kể cả tư gia, đều nằm ngoài mặt tiền, không có hẽm, ngỏ ngách như ở Việt Nam, mỗi khu cư dân đều được vây quanh bốn mặt tiền đường, vì thế không khó để tìm đến.
Trong Chánh điện, cũng là Thiền đường, Sùng Nghiêm thờ duy nhất đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, chung quanh vách là bồ đoàn bọc vải nâu, dành cho Thiền sinh, phía sau và hông thiền đường là khu dành cho Phật tử và các em sinh hoạt, thật giản dị, thoáng và sáng. Đây là nét sinh hoạt khá mới tại Nam Cali và lại là Ni viện. Hy vọng các chùa Việt Nam trên nước Mỹ chuyên sâu vào tâm linh để quần chúng có niềm tin nương tựa.
MINH MẪN
30/7/2011
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
ƯU VÀ KHUYẾT
Vốn là phàm phu, không ai là không có những ưu và khuyết điểm. Có nhũng khuyết điểm tự mình thấy, có những khiếm khuyết phải nhờ người khác góp ý xây dựng mới tỏ tường.
Người cầu tiến luôn đón nhận mọi xây dựng của kẻ khác; người bảo thủ luôn che dấu, bảo vệ mọi tật xấu, thói hư của chính mình.
Người cầu tiến chấp nhận mọi xây dựng cho dù đó là bạn hay thù; Người bảo thủ phủ nhận lòng tốt của bất cứ ai, cho dù đó là thân tộc.
Người có sĩ diện là người biết tự trọng, người không biết sĩ diện là người thường tự ái vặt.
Người có sĩ diện không bao giờ để kẻ khác nhắc nhở; người không sĩ diện bất chấp kẻ khác than phiền.
Người nịnh bợ làm vừa lòng ta, nói theo ý ta là hại ta; người nói nghịch ý ta là giúp ta nhìn lại chính mình. Người ta nói đúng, là thầy mình, người nói sai là bạn mình, nếu họ có lòng tốt đối với ta.
Cho dù người châm chọc ta, cũng giúp ta biết dè chừng mọi hành động; người bộc trực với tâm tốt, ta cần mở lòng đón nhận , cho dù lòng đau.
Che dấu sự thật là người không có tàm quý. Người vạch cái xấu, cái khuyết của ta, có nghĩa là ta đã có cái tốt đang tiềm ẩn, chưa được phát hiện. Nếu người không thấy cái tốt của ta, có nghĩa cái tốt của ta ít hơn cái xấu đang có.
Người góp ý nhẹ nhàng đôi lúc chưa đủ sức làm cho ta cải thiện. Kẻ phê phán bộc trực, như nhát dao mổ đau, nhưng vết thương mau phục hồi. Vết thương che đậy, ngày càng ung mủ khó lành.
Đời luôn có hai mặt, có nhẹ nhàng phải có nặng nề; tính phản biện giúp ta thấy rõ bộ phận méo mó của chính ta. Phản ứng trước mọi phê phán có nghĩa “lạy ông con ở bụi nầy”. Nếu mình tốt thì không càn phải phản ứng. Nếu đã khiếm khuyết mà còn phản ứng có nghĩa ngoan cố bảo thủ.
Không muốn ai phanh phui khiếm khuyêt, chỉ muốn họ tán dương che đậy, đó là cách trốn chạy sự thật, tự mình dối mình; người nịnh bợ để được lòng kẻ khác là tự đánh mất nhân cách , tự trọng của mình, ngoại trừ khen thật lòng.
Không nên đòi hỏi mọi người làm vừa lòng mình vì mình không thích họ thẳng thắn phê phán . Chua cay ngọt đắng đều là hương vị cần phải có của cuộc sống, hãy mở lòng chấp nhận trong im lặng là thái độ khôn ngoan.
Tệ nạn, khiếm khuyết trong cuộc sống, ở đâu cũng có, cần cải sửa tệ nạn hơn là cần ngọt ngào để dung dưỡng tệ nạn. Phật giáo vốn vô ngã làm gì tồn tại tự ái để phản công. Im lặng trong phiền não cũng còn vi tế bản ngã.
Bậc chân tu mặc cho nắng mưa, bão táp, thuận gió xuôi buồm cứ việc tinh tấn hành sự theo đúng lương tri. Ưu và khuyết đời thường không là điều bận tâm của họ. Trong xôn xao đời thường,vẫn không ít những chân sư chìm sâu trong tĩnh lặng, làm nền tảng cho sự nhập cuộc của những ai mượn hoạt náo làm hành trang.
MINH MẪN
29/7/2011
Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011
TƯƠNG LAI CHÙA VIỆT Ở MỸ
Như các chùa của Tàu có mặt tại Mỹ trước đây, rất sớm, khi phong trào hồ hởi có thể lên đến vài ngàn ngôi mọc trên các tiểu bang Mỹ, rồi lần lượt rơi rụng chỉ còn vài chục. Duy nhất ngôi chùa Tây Lai Phật Quang Sơn của Hòa Thượng Tinh Vân ở Glenmark Dr. CA sừng sững tọa lạc trên đồi cao là có tầm vóc và vị thế tồn tại lâu dài.
Hiện nay chưa có thống kê đầy đủ về chùa, am, nói đúng và chính xác hơn là nơi thờ tự của các tu sĩ Phật giáo Việt Nam tại Mỹ; bời vì nếu gọi là chùa như quen gọi ở quê nhà, thì nơi đây phần lớn chưa có một tầm vóc, kiểu dáng của những ngôi chùa mang màu sắc Á Đông, đó chỉ là những ngôi nhà dân, họ mua lại để thờ và ở, quy tụ một ít tín đồ đến lễ bái. Những vị Tăng ở lâu năm, có tín đồ đông, mua được đất hoặc nhà lân cận để nới rộng khuôn viên, có chỗ đậu xe hơi vào ngày lễ lớn, từ đó tầm vóc ngôi chùa mới hình thành. Cali, Los, Houston, San jose, Sacramento, Virginia, Washington. DC…đều có chùa. Mỗi bang có luật riêng, trong đó nơi thờ tự tôn giáo đòi hỏi có parking như Washington DC, yêu cầu có từ 5 mẫu, nhiều cây xanh, và bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tới lui, thậm chí không được làm nhà ăn, nhà bếp, nhà ở chung nơi thờ phượng. Ở Cali có vài chùa tạo được khuôn viên rộng thoáng, chư Tăng ở những ngôi chùa như thế cũng đã lâu dài. Một số nơi thờ phượng có ít tín đồ, không thể trả tiền cho ngân hàng, đều bị trưng thu là chuyện thường ở Mỹ.
Sáng 23/7 đến thăm chùa H. N của thầy P. T, trong lúc vừa trò chuyện, vừa làm việc, vì chùa đang xây dựng, thầy cho biết rất nhiều về sự rạn nứt trong cộng đồng tu sĩ. Tuy lượng số tu sĩ ở đây không bao nhiêu, nhưng có quá nhiều giáo hội, ngay cả cái gọi là Giáo hội PGVNTN, cũng chia làm nhiều mảnh. Vì thế, thầy dùng từ châm biếm nói đến hai chữ Giáo hội: “Cáo Hội”. Thầy cho biết nhân cách của những vị nổi tiếng cũng quá nhiều tai tiếng. Có vị góp 700 ngàn USD để xin được chức phó Thủ Tướng của Nguyễn Hữu Chánh, khi tiền không còn để trả ngân hàng, dĩ nhiên chùa cũng theo mây khói, vào nhà băng. HT C.T chùa L. H tại Garden Grove, một thành phố phía Bắc quận Cam, tiểu bang Cali, (nơi đây dân số Việt Nam độ 360 ngàn người, chiếm khoản 22% dân số thành phố) thuộc Phật Giáo Liên Châu, cho biết, nhân lễ Phật Đản 2555, khi đề cập đến tình hình biển Đông, một tu sĩ nói: “Thà nô lệ cho Tàu cho Nga còn hơn cho Mỹ…” nghĩa là thầy ngao ngán tinh thần chính trị của Tăng sĩ ngày nay tại hải ngoại. Một Pháp sư trưởng lão của một hệ phái tạo dựng nhiều Tịnh xá, không có người trông nom, không có tiền tháng cho điện nước, nợ nhà băng, rồi cũng của Thiên trả Địa.
Hầu hết chùa lớn chùa nhỏ chỉ có từ một đến hai vị cư ngụ. Nếu tính kinh tế, phải bỏ ra hàng trăm ngàn, có khi cả triệu Mỹ kim từ túi tín đồ để xây dựng cơ sở như thế, thuế má, chi phí mọi thứ có khi lên cả ngàn USD hàng tháng, lúc nào đó không trả nỗi sẽ mất trắng cơ sở; cho dù thanh toán sòng phẳng hàng tháng thì quả là quá phí phạm chỉ để cho một hai vị trú ngụ. Quần chúng cuối tuần mới đến chùa một lần, có nơi cũng chẳng ai vãng lai nếu nơi đó có nhiều tai tiếng và bị chụp mũ. Do sợ chụp mũ mà có vị phải chống Cộng hăng tiết để minh chứng mình không là Cộng sản. Chống cộng trở thành cái vỏ bọc thời trang để có thu nhập. Thật ra quý thầy không ai muốn dây dưa vào chính trị, mục đích chính là có thu nhập dồi dào.
Một số vị du học từ Ấn Độ, bay qua Mỹ rồi ở luôn, một số từ Việt Nam đi du lịch, thăm viếng…cũng không chịu về lại. Họ tá túc tạm thời ngôi chùa quen, thời gian ngắn tung cánh chim tìm về tổ mới, có một ít tín đồ hỗ trợ mua nhà làm chùa. Khi đã có cơ sở, dĩ nhiên phải vay tiền ngân hàng để mua, họ vất vả để kiếm tiền thanh toán mọi chi phí nợ nần, không có thì giờ để học và tìm hiểu văn hóa sở tại. Một số có trình độ tại Việt Nam, qua Mỹ họ tiếp tục học hành để có bằng cấp, có kiến thức góp phần hoằng pháp cho tuổi trẻ tại Mỹ thì chưa tới vài vị. Phần lón không ai có chí học hỏi, qua Mỹ như là điều kiện để an phận và hưởng thụ. Tín vụ ma chay như một sở trường, họ đáp ứng cho thế hệ lớn tuổi. Thế hệ nầy qua thời gian dần dà rơi rụng trong vài mươi năm nữa. Tiếp đến thế hệ sanh từ Việt Nam, lớn lên từ Mỹ, được đào tạo văn hóa Mỹ, còn lưu lại một ít tín ngưỡng của cha mẹ ông bà, họ đến chùa như thói quen đề làm vui lòng người lớn; việc nghi lễ đối với thế hệ nầy không cần thiết, tìm hiểu giáo lý cũng không là một nhu cầu. Nếu có, họ cần nghe chư Tăng giảng dạy theo mô thức khoa học hơn là đức tin. Đến thế hệ thứ ba sanh tại Mỹ, lớn lên tại Mỹ, được giáo dục tại Mỹ, trở thành Mỹ rặt, họ chỉ khác màu da; Họ không biết tiếng Việt, chính vì thế họ cảm thấy lạt lẽo khi đến chùa mà chỉ nghe tiếng nói thuần Việt của các sư. Trình độ, ngôn ngữ của các sư không thích hợp với thế hệ trẻ như thế. Trong khi đó, chưa có một chú tiểu nào xuất gia tại Mỹ, có nghĩa là lớp kế thừa thuần Mỹ chưa có dấu hiệu xuất hiện, tre sẽ già mà măng chưa mọc. Chư Tăng được bảo lãnh qua cũng tiếp tục công việc ma chay đám cúng chứ không có khả năng ngoại ngữ để truyền đạt giáo lý trên đất nước Âu Mỹ. Sở dĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thiền sư Nhất Hạnh thành công là vì truyền đạt giáo lý bằng ngôn ngữ sở tại.
Với số lượng hàng ngàn ngôi chùa trên khắp nước Mỹ bao nhiêu tốn kém chỉ để phục vụ lớp già và sắp già, khi thế hệ nầy không còn thì chùa tồn tại như một chứng tích lỗi thời? Chưa nói đến số người lớn tuổi không còn tự phục vụ, tự lái xe đến chùa, con cái bận công ăn việc làm bù đầu, mức thu nhập của chùa cũng vơi dần, ngoài việc lưu hủ cốt và thờ vong; Bấy giờ chùa chỉ là nơi ký gủi người quá cố, phục vụ cho kẻ chết chứ không còn là cơ sở hoằng truyền chánh pháp. Trong khi đó, tại Việt Nam, hệ phái Tin Lành truyền bá ồ ạt, chỉ cần một đêm tới sáng là cả một vùng theo Tin Lành, nhất là vùng cao và thôn quê, họ không cần xây dựng nhà thờ, nhà nguyện; hội Thánh là trong tâm mỗi tín đồ, họ tụ tập luân phiên mỗi nhà tín hữu để cầu nguyện và phụng sự. Thay vì móc túi tín đồ xây dựng cơ sở thờ tự, họ chu cấp cho tín hữu cuộc sống. Họ nhiệt tâm trong việc ma chay mà không hề nêu giá làm tiền khi tang gia bối rối.Tại sao Tin Lành thành công trong việc truyền bá tín ngưỡng? Họ không câu nệ hình thức, không cơ sở, không chức sắc, không hưởng thụ và luôn có đức hy sinh, chịu khó. Họ không cần xin xăm bói quẻ xử dụng vàng mã để làm phương tiện hướng dẫn quần chúng có khi những phương tiện đó làm mê hoặc quần chúng như một số chùa. Ngược lại, chùa càng phát triển càng làm mất niềm tin quần chúng vì nhân cách của chư Tăng. Tại hải ngoại, có những tín đồ ngoan đạo, cũng phải dán vào cửa văn phòng làm việc của mình tấm hình của vị phạm giới với dòng chữ MA TĂNG, có những người quá bất mãn, họ lẳng lặng đầu thú với ngoại giáo như một lối thoát của niềm tin và sự thất vọng. Với số lượng cơ sở vật chất của Phật giáo Việt Nam tại xứ người, không phục vụ cho xã hội âu Mỹ về Đạo lý trí tuệ mà chỉ là chứng tích tỵ nạn và nơi an dưỡng hưởng thụ cho những ai không có chí cầu tiến, dĩ nhiên, nhàn cư vi bất thiện, từ đó tệ nạn phát sanh…và, sư Việt sống với cộng đồng người Việt như người Hoa ở Chợ Lớn, Việt Nam cũng vậy, mỗi ngày mỗi thu hẹp sinh hoạt khi những thế hệ kế tiếp thuần là Mỹ hóa. Các chùa Tàu ở Mỹ hậu bán thế kỷ 20 đến thập niên đầu kỷ nguyên 21 bị thu hẹp thế nào thì chùa Việt Nam rồi đây cũng cùng chung số phận. Hiện nay, cộng đồng cư dân Việt Nam , Triều Tiên, Tàu là một trong số gốc chấu Á quy tụ nhiều tại Cali, Texas, San jose, được xem là Sài gòn nhỏ. Các sư Việt chưa có lối thoát cho tương lai, cứ nghĩ nơi nào có người Việt là chùa có thể tồn tại. Nếu chiết tính kỷ, 36 ngàn người Việt hiện nay ở Cali, chia đều cho Tin Lành , Vatican, Phật giáo, chưa nói đến các giáo phái khác, thì tín đồ Đạo Phật cũng chỉ 12 ngàn. Trong số 12 ngàn chia làm ba, một là tuổi trẻ, hai là tuổi trung niên và ba là tuổi già thì tuổi già chỉ còn bốn ngàn người cộng thêm phân nửa tuổi trung niên có tâm đạo cũng chỉ được sáu ngàn người đến chùa. Tuổi trẻ ở Mỹ thích đi chùa là chuyện hiếm hoi. Số bốn ngàn cho tuổi già, một ít không tự lái xe đi chùa được, phải nhờ con cháu. Suốt tuần cày mệt mỏi, con cháu cần nghỉ ngơi, làm vệ sinh nhà cửa và đi chợ mua thực phẩm cho suốt một tuần. Như thế số người chia đều cho hàng trăm ngôi chùa không phải là lớn, tiền của vật chất đổ vào việc xây dựng cơ sở đồ sộ như thế để làm gì khi mà tâm linh, sự tu tập và niềm khát vọng về giáo lý của quần chúng bị bỏ trống; chính vì quần chúng và chư Tăng không được trang bị nội lực mà chỉ chạy theo nhu cầu vật chất, liệu Phật giáo có bị biến dạng thành một loại doanh nghiệp mới? nếu chư Tăng không đủ khả năng trang bị cho mình một kiến thức thời đại để hội nhập xã hội văn minh, tự mình đào thải mình, an phận với ngôi chùa được thu nhập lợi tức từ việc thờ linh, lưu cốt, xã hội âu Mỹ sẽ hiểu Phật giáo là gì, chưa nói đến quần chúng Mỹ đang có một tôn giáo truyền thống, họ sẽ xem thường các sư và hình ảnh đức Phật xa lạ. Giới trí âu Mỹ thức hiểu về Đạo Phật qua tư tưởng triết học và thiền học, họ cũng không thể đến với chùa và các sư Việt Nam để lễ lạy cúng kiến.
Tổ chức Gia Đình Phật Tử, tuy là một đoàn thể trẻ của con em người Việt, nhưng chúng cũng không mấy hứng thú với sự diễn dịch giáo lý mang tính huyền thoại và giáo án có từ 60 năm qua không được cập nhật, làm sao hấp dẫn các em bằng những thú vui cám dỗ của thời đại @ Ngày nay, cuộc sống xây dựng trên vật chất, nhưng vật chất không giúp xã hội hạnh phúc thật sự, vì thế tội phạm phát sanh. Đạo Phật xuất hiện mục đích giúp con người sống có hạnh phúc chứ không thể tạo thêm sự bất mãn thất vọng cho xã hội. Nếu chư Tăng chưa đủ khả năng chuyển hóa tâm linh cho quần chúng, ít ra cũng phải góp phần an ủi cho cộng đồng người Việt có một chỗ nương tựa tinh thần. Chùa lớn đất rộng tại sao chúng ta không lập nhà dưỡng lão cho các cụ, vừa gần chùa nghe kinh, vừa có tình người và con cháu viếng thăm tiện hơn đưa vào nhà dưỡng lão? Các cụ sẽ không còn cảm thấy cô đơn lạc lỏng giữa bốn vách tường và người xa lạ không cùng ngôn ngữ. Mở lớp dạy Việt ngữ, tổ chức các show bảo tồn văn hóa dân tộc và nhiều việc lợi ích cho cộng đồng hơn là an hưởng một cách thụ động.
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăng và quần chúng đều hướng vào tâm linh và công ích xã hội thì tình thương sẽ phát triển, lòng đố kỵ chống báng nhau, chụp mũ nhau sẽ không còn; Phật giáo Việt Nam tại xứ người sẽ có bộ mặt tươi nhuận hơn, đi vào lòng xã hội dễ hơn và sự tồn tại của chùa Việt Nam mới có ý nghĩa hơn.
Chưa phải muộn để chư Tăng Việt Nam và các ngôi chùa Việt Nam trên đất Mỹ dọn cho mình con đường hội nhập và tồn tại. Các vị tiền nhiệm như cố Hòa Thượng Thiên Ân, Thiền sư Nhất Hạnh đã mở đường, chúng ta chỉ tiếp nối và khai phóng cho quang đãng, đừng để bị bít lối mà mang tội với chư Phật chư Tổ.
Có lẽ quần chúng Phật tử Việt kiều cũng chỉ mong ước có thế thôi, chư Tăng sẽ không còn nhìn nhau bằng sự ngờ vực, hố ngăn cách tự nó được lấp kín. Hy vọng chùa Việt sẽ là cơ sở tín ngưỡng tâm linh và công ích xã hội nhiều ý nghĩa dưới mắt người dân Mỹ hiện nay
MINH MẪN
23/7/2011
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011
NGÀY CUỐI KALACHAKRA TẠI HOA KỲ
Lễ cầu nguyện hòa bình thế giới của Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức tại Washington DC đã chấm dứt sau 11 ngày. Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đảnh đặc biệt.
Những ngày trước, ngoài cuộc lễ trang nghiêm và chí thành ra, Ngài luôn có buồi thuyết giảng cho quần chúng, đối với Ngài, thuyết giảng quan trọng hơn lễ Quán đảnh Kalachakra. Qua những buổi giảng, Ngài hy vọng thính chúng sẽ chuyển hóa nội tâm, tự thân có an ổn thì xã hội mới có hòa bình. Thời gian lưu lại Hoa Kỳ, Ngài đã gặp quốc hội, chiều nay, lúc 2 giờ, được Tổng Thống Mỹ, Obama tiếp đón. Đây là điểm mà Obama xác định thái độ dứt khoát với Tàu Cộng, các vị tiền nhiệm đã e sợ Trung Quốc. Kể cũng lạ, dù là bất cứ quốc gia nào có chủ quyền, đều có quyền quyết định tiếp đón ngoại giao với bất cứ ai, huống nữa là Mỹ, một đất nước đứng đầu thế giới, chỉ vì lời yêu cầu của Bắc kinh mà không dám tiếp Ngài, thảo nào có lần trước đây, Tàu Cộng bảo Mỹ là con cọp giấy. Đã bao năm sau chiến tranh lạnh, Mỹ nhân nhượng Bắc kinh cũng chỉ vì muốn Bắc kinh không còn khắng khít với Liên xô, sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ nhân nhượng để mở rộng thị trường, nhưng không ngờ sự nhân nhượng và giúp đỡ, Bắc kinh nhanh chóng vượt trội, biến thành con rồng châu Á, mối đe dọa thường xuyên đối với các nước trong khu vực và thách thức Mỹ trên phương diện ngoại giao, kinh tế và chính trị, giờ đây còn lấn sân cả giao thông hàng hải. Tổng Thống Obama tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma với tư cách cá nhân, một cá nhân có tầm vóc vĩ đại hơn cả một nguyên thủ lưu vong, vì Ngài đã từ nhiệm lãnh đạo tinh thần chính phủ Tây Tạng, và chối bỏ cả vị thế truyền thừa tín ngưỡng tôn giáo sau khi siêu mãn. Vì thế Bắc kinh chống cuộc tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt ma là chuyện phi lý; Các trang mạng của Trung quốc cũng đòi trừng trị Mỹ về mọi mặt, chứng tỏ tính ngạo mạn, trịch thượng của một quốc gia còn dưới cơ đối thủ. Tàu cộng xen vào quyền quyết định ngoại giao của một cường quốc như Mỹ, thì những quốc gia khác đối với Tàu Cộng là trẻ con muốn bắt nạt lấn lướt lúc nào chả được.
Ngày mãn đàn, sau thời kinh chung kết, hồi hướng cho nền hòa bình nhân loại, Ngài tiếp tục giảng pháp cho đại chúng.
Về ngoại giao, các đoàn thể tôn giáo và chính trị, đều có người đến chúc mừng, trong đó một vị Hồng y của Vatican, có Martin Luther King III, cháu nội Thánh Gandhi. Nhật, Nam Triều Tiên, và một số văn nhân trí thức, nghệ sĩ, diễn viên…cũng cử đại diện đến tham dự. Washington DC tuy là một bang của Mỹ, nhưng là thủ phủ Hoa Kỳ, tổ chức Kalachakra tại đó mang tầm quốc tế. Về mặt tổng thể, khá chu tất và thành công tốt đẹp, ngoại trừ khâu làm thẻ và lúc phát thẻ, nếu không có cộng đồng Phật tử Việt Nam hỗ trợ, chắc chắn họ sẽ gặp nhiều lúng túng. Theo báo cáo của ban tổ chức, chi phí hết 4 triệu USD, thu nhập 5.9 triệu, số thặng dư chia làm nhiều phần để ủng hộ Tsunami Nhật, cư dân homeless tại Washington DC, cộng đồng Tây Tạng Canada, Châu Phi…Họ đã công khai tài chánh ngay ngày cuối.
Về nhân cách của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tướng mạo của gấu và âm giọng của sư tử nói lên tính đặc thù của một chính vị vương. Ngài vẫn chưa phai nhòa cách đi đứng của một tộc Tạng sống vùng cao nguyên và phong cách bình dị của một nông dân. Tính bình đẳng thể hiện qua cách tiếp xúc với một Tổng thống cũng như lúc trò chuyện với một người thường dân. Trong khi làm lễ, một người quá ái mộ Ngài, họ tiến lên lễ đài để cúng dường Ngài chiếc mũ, dĩ nhiên bị bảo vệ ngăn, Ngài vẫy tay bảo họ tiến đến, nhưng bảo vệ nhận chiếc mũ trao lại Ngài, lật qua lật lại xem xét, Ngài đội lên đầu giữa tiếng vỗ tay hoan nghinh của đại chúng, rồi trả lại cho thiện chủ. Thể hiện tính bình đẳng và khiêm tốn trong mọi lúc mọi nơi. Từ trên Pháp tòa cao, Ngài nhoài người về phía trước thật sát để choàng khăn cho các sư , các tình nguyện viên và những thành phần đặc cử.
Trên lễ đài, bên trái từ ngoài nhìn vào, các Lạt Ma kinh sư trưởng thượng trì tụng, Ngài Đạt Lai Lạt Ma ngồi giữa, phía tay mặt là vị sư và vài ni cô Việt Nam. Chẳng hiểu sự hiện diện của các tu sĩ Việt Nam trên lễ đài là do ban tổ chức mời hay họ tự động chen lên. Nếu ban tổ chức sắp xếp thì chỉ dành riêng cho đoàn Phật giáo người Việt thôi sao? Đạo tràng do chư Tăng Tây Tạng hành lễ theo nghi Mật thừa Kim Cang tạng thì Tăng Ni Việt Nam lên ngồi đó để làm gì? Phật giáo Việt Nam tại Mỹ không có ai đủ tầm vóc đạo đức và tuổi tác để đại diện lên dự lễ, những vị vô danh tiểu tốt lên lễ đài ngồi như pho tượng phổng làm giảm uy tín của một đại lễ? Phải chăng nhân sự người Việt trong ban tổ chức không thỉnh các thượng thủ Tăng già tại Mỹ hoặc tại Washington DC ? Điều làm cho những ai hiểu giáo luật Phật giáo Bắc truyền đều ngỡ ngàng : Trong Pháp hội, duy nhất Đức Đạt Lai Lạt Ma đắp y 25 điều, các Lạt Ma khác đắp y 5 hoặc 7 điều. nhưng một tu sĩ Việt Nam hơn 40 tuổi đời đã thượng lên chiếc y 25 điều ngang bằng với vị Pháp chủ ở Đạo tràng và ngồi trên lễ đài, nói lên tính cao ngạo hiếu danh của một tu sĩ chưa đủ tưổi hạ mà đòi ngang bằng với Đức Đạt Lai Lạt Ma!!! Vấn đề luộm thuộm trong nghi lễ Việt Nam cũng thế. Thầy Nguyên Tánh bảo không tán, thầy Minh Châu lại đòi tán, các cô ni kẻ tụng nghĩa, người tụng âm, vì thế thầy Giác Thiện tuy học nghi lễ từ thầy Lệ Trang ở Việt Nam, cũng ngần ngại quyết định, bởi cả nể chư Tăng trên đất khách, ai đó dùng chữ :” quý thầy ở VN qua đây dành..” là không đúng. Người dùng chữ nầy ở phần nhận xét trong trang “ Phật Tử Việt Nam. Net” chắc chắn không phải là Phật tử trong hay ngoài nước, chỉ có đương sự trong nội tình lúc bấy giờ mới rõ sự lủng củng. Phật tử Việt Nam quá ngao ngán các sư thiếu phẩm hạnh ở mọi lúc mọi nơi.
Volunteer Việt Nam, Mỹ, Tàu rất ư nhiệt tình. Ở Mỹ, việc xin nghỉ việc để làm công quả dài ngày như thế, rất khó, thế mà nhiều anh chị và cả gia đình đều thường trực có mặt trong những ngày qua tại Pháp hội. Suốt 11 ngày cung ứng gần ngàn xuất ăn trưa cho chư Tăng ni, tình nguyện viên và nhân viên bảo vệ, kể cả hoa quả trên lễ đài, chẳng những thế, còn phong bì cho toàn bộ tu sĩ khi mãn đàn. Những ngày cuối, số lượng người tham dự gia tăng đáng kể, 20 ngàn người, chưa kể trẻ con, thế mà chưa ai than phiền, lớn tiếng va chạm, trẻ con cũng vui vẻ thích thú. Mọi người tự động đứng lên mỗi khi thấy Ngài xuất hiện hoặc ra về. Ngài cười nói hồn nhiên phủ tràn năng lượng từ ái.
Giờ ăn trưa, một số người Tạng lớn tuổi tụ tập ngoài sảnh đường hát nhảy những vũ điệu đơn giản, nghèo tiết tấu của đời du mục trên cao nguyên Hy Mã, để nhớ lại một thời thái bình độc lập thuở xa xưa. Một vài người ngoại quốc cũng tham gia ủng hộ. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại đạo tràng lúc Ngài đi gặp Tổng Thống Obama, nhóm nghệ sĩ Tây Tạng đến với thính chúng vài màn đơn ca, vũ điệu trữ tình giống như hát đối của Việt Nam, thể hiện nét lạc quan yêu đời mang tâm trạng hy vọng trở lại thời bình an của tộc Tạng, nhạc cụ dân tộc khá đơn điệu. Kết thúc văn nghệ, nhóm nghệ sĩ phất phới cờ Tây Tạng, cả pháp hội vang dậy tiếng hoan hô. Người nghe không tìm thấy âm điêu ủy mị của kẻ lưu vong. Trang phục phụ nữ với chiếc áo dài kín đáo và duyên dáng, nam giới trang phục cổ truyền luộm thuộm như thời du mục. Nét mặt thuần túy châu Á, âm giọng pha tạp Mông cổ.
MC trân trọng tri ân các mạnh thường quân, chính phủ bang, cộng đồng Việt Nam và những danh nhân tham dự để cho buổi lễ hoàn thành tốt đẹp.
Mạn Đà La thực hiện rất công phu theo một tiêu chuẩn nhất định; Đức Đạt Lai Lạt Ma làm lễ kết đàn gần 20 phút, giải đàn Mạn Đà La, số cát màu gom lại, một ít phân phối cho các Lạt Ma, số còn lại đích thân Ngài và ban kinh sư y mão tề chính, mang ra sông Potomac chú nguyện, rải.
Qua những sinh hoạt trên thế giới và uy tín của Đức Đạt Lai Lạt Ma, mọi người thấy rằng họ giữ được nề nếp và sự đoàn kết thuần nhất làm rạng rỡ nền văn hóa Phật giáo hòa lẫn tín ngưỡng du mục, mặc dù họ mất nước. Họ có một tổ chức khoa học và giáo dục tu viện khá nghiêm minh, vì thế tôn ti trật tự đã giúp họ tồn tại trước vũ lực. Trên vùng đất Hoa Thịnh Đốn, số lượng người Tạng và các sư Tạng rất ít, cũng như Lào, Thái, Nhật, Ấn…tuy chùa không nhiều, nhưng cái nào xứng tầm vóc cái đó. Việt Nam quá nhiều chùa, mỗi chùa một vị sư, nhất Tăng nhất tự như sứ quân chiếm lĩnh một vùng, vì thế không thể an cư ba tháng mỗi năm theo truyền thống, đã làm hao mòn thực lực Phật giáo cả về vật chất lẫn tinh thần, nội lực lẫn uy tín; Chẳng lạ gì những Phật tử Việt Nam chọn Phật giáo Mật thừa làm điểm tựa thay vì như một số người đã ngả sang ngoại đạo như bà phu nhân Trung tướng Ng.N.L thất vọng vì quá tin tưởng, tận tình hỗ trợ các sư Việt Nam thiếu nhân cách. Một phần cũng do lỗi quần chúng không phân bệt đâu là bậc chân tu. Có vị bằng cấp đầy người, vợ đàn con đống, làm chùa, bán chùa ở Virginia, như trao đổi hàng hóa nếu nơi đó không có thu nhập, thế mà vẫn có người tin và theo.
Cộng đồng người Việt cũng như Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ, không ai phục tùng ai, chính vì thế sinh ra vô số tổ chức, vài ba người cũng làm thành một tổ chức, một giáo hội; họ chụp mũ lẫn nhau; một ông thầy vài ba tín đồ cũng lập lên ngôi chùa, chùa không ra chùa, nhà không ra nhà, Ở Washington DC, có nơi chỉ một sư và một nữ tín đồ hoặc một ni cô tu riêng. Quần chúng tín đồ Phật giáo quá cần tín ngưỡng, nơi xứ lạ, ngoài ngày giờ lao động vất vả, họ chỉ biết tìm đến tôn giáo như một lối thoát có ý nghĩa cho cuộc sống. Một số Phật tử tại gia, họ có pháp hành và hiểu một ít giáo lý, họ tu tại nhà và ít khi đến chùa. Một số trí thức xuất thân từ Gia Đình Phật Tử trước 1975, họ gắn liền với Phật giáo, luôn ưu tư cho tiền đồ Phật giáo, họ cũng ít đi chùa vì chưa tìm ra một vị tu sĩ thân giáo khẩu giáo song hành. “Y pháp bất y nhân” là lối nói để lừa gạt quần chúng hiện nay, nghĩa là tín đồ cứ nhắm mắt để họ phạm giới thoải mái, miễn sao họ nói pháp lưu loát; nếu thế thì mở máy ra nghe tốt hơn, vì cái máy vừa nói pháp vừa không sa đọa. Thời nào cũng có vong thân như thế, nhưng sự băng hoại của giới tu sĩ Phật giáo ngày nay đến mức báo động mà quần chúng không còn phân biệt sư thật sư giả là đâu. Tại Mông cổ và Trung quốc hiện nay cũng thế, một số mạo nhận Lạt Ma , Rinpoche Tây Tạng để lạm dụng đức tin quần chúng, những thành phần như thế, chúng ta thừa biết chúng xuất xứ từ đâu. Nhưng ở Ấn và Dharamsala chưa xẩy ra như thế, vì Tây Tạng có một hệ thống tu viện và giáo dục thuần nhất. Nhờ sự thuần nhất như thế, cộng đồng Tây Tạng họ tổ chức hàng năm các cuộc cầu nguyện hòa bình và truyền quán đảnh mang tầm quốc tế ở các quốc gia khác nhau rất thành công do tính đoàn kết nhất quán của họ, họ chỉ biết Đức Đạt Lai Lạt Ma là đấng duy nhất đáng tôn sùng. Việt Nam, mỗi tu sĩ là một Thượng đế của một nhóm tín đồ, vì thế có tình trạng đệ tử riêng, thầy riêng, chùa riêng, giáo hội riêng…
Qua đại lễ Kalachakra của Cộng đồng Phật giáo Tây Tạng, liệu Phật giáo Việt Nam có rút tỉa được bài học nào từ sự đoàn kết và tính trong sáng của các Tăng sĩ Tây Tạng như thế?
MINHMẪN
16/7/2011
Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011
KALACHAKRA VÀ LỄ QUÁN ĐẢNH
Ngày 13/7/2011. Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 đã khai kinh nhập đàn để tiến hành trao truyền lễ Quán đảnh.
Mấy hôm nay, Ngài liên tục nói chuyện tại Pháp hội, nơi công cộng, nơi Đại học, tiếp các chính khách và hành lễ tịnh hóa Thổ địa, Tăng thân, môi trường và hướng tâm cầu nguyện hòa bình mà lễ cầu nguyện liên kết chặt chẽ với Kalachakra. Trong ngày thứ ba 12/7, cũng đã có nghi lễ cầu nguyện của các quốc gia Phật giáo có mặt. Phần lớn các sư Nam ông thống nhất nghi lễ. Bắc tông như Tàu, Triều tiên, Nhật cũng thuần nhất, riêng Việt Nam không chuẩn bị và chọn ban kinh sư chuyên môn, nên buổi tán tụng cầu nguyện vừa dài, vừa thiếu nhất quán vì người tụng âm Hán, kẻ đọc kinh nghĩa. Người nước ngoài họ không biết tiếng Việt, nên nghĩ đó là ban hợp xướng của Phật Giáo Việt Nam. Với sự nhạy bén của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài hiểu đó là tinh thần chưa thống nhất .
7 ngày đầu chuẩn bị hoàn chỉnh mọi nghi cách, có cả vũ điệu nhập đàn cung thỉnh chư Hộ Thần, ngày thứ 13, trước khi đưa thính chúng vào Quán Đảnh, Ngài thuyết về quá trình thập địa Bồ Tát, sau đó, đi dần vào nghi lễ Quán Đảnh. Với lượng người tham dự 20 ngàn ngồi khắp ba tầng lầu và tầng trệch, thế mà cỏ kusa, nước tẩy tịnh cung cấp đều cho mọi thành phần tham dự. Nghi thức tuy phức tạp, Người Âu châu, Âu Mỹ tỏ ra sùng kính tuyệt đối. Mỗi người nhận được 2 cây cỏ kusa, cây ngắn để dưới gối, cây dài để dọc dưới nệm, xác định điềm mộng lành dữ sau khi thọ pháp. Hai vị đại diện Nam nữ lên thả nhánh cây vào mâm để tùy hướng ngã mà biết một trong 4 cửa Mandala thuộc hành nào. Mật thừa là một tông kết hợp tánh tướng viên dung; hàm dưỡng cả lý sự giữa nhân thân, vũ trụ, và sinh lực. Nhưng, dù thế nào, Mật thừa đòi hỏi hành giả phải tuyệt đối phát triển lòng từ và đức bi đến mọi loài trong mọi kiếp cho đến khi hành giả thành tựu. vì thế mà một thầy Geshe ở tu viện Tashi Kyil bên Tây Tạng bị Trung Cộng cầm tù và xử tử , trước lúc hành hình, thầy còn đọc lời cầu nguyện cho kẻ ác: nguyện đạo sư hộ niệm/ cho con gánh tất cả
Ác nghiệp cùng khổ nạn/ của tất cả chúng sanh
Nguyện hạnh phúc công đức/ tặng hết cho chúng sanh
Được hạnh phúc an lạc.
Ngoài giới luật phải tinh chuyên, mật pháp phải hành trì mà tâm Bồ đề phải tỏa khắp, đó là yếu chỉ của mật thừa Tây Tạng. Để có khái niệm tổng quát về Kalachakra và lễ Quán đảnh, chúng ta thử tìm hiểu sau dây:
Khó mà định nghĩa đúng và đầy đủ ý nghĩa với từ Kalachakra, nhưng trong quá trình truyền hoặc thọ nhận Quán Đảnh, Thiền sinh phải trải qua nhiều công đoạn nghiêm túc. Kalachakra là một hệ thống Thiền quán cao nhất của pháp Mật thừa Kim Cang.
Trên lý thuyết, vì vô minh, chúng sanh trôi mãi trong giòng sinh tử. Mặc dù vậy, Phật tính hay gọi là ánh sáng tâm linh vẫn không bị mất. Nhờ thế mà các bậc minh sư từ căn bản đó, đã lập ra nhiều công đoạn để giúp hành giả trở về với căn nguyên ban đầu – nghĩa là thành Phật; Giòng luân lưu miên viễn đó thuật ngữ gọi là Tantra. Tantra hoạt động qua ba giai đoạn: Căn Bản – Con đường –Kết quả
Như trẻ sơ sinh khi chào đời, người nhập vào dòng pháp cũng thế, phải làm lễ Khai Tâm. Mục đích Khai Tâm là kích thích khả năng hoạt dụng của Phật tánh. Cũng giống như Pháp Quán Âm của Saint Mat, vị minh sư đầy đủ tiêu chuẩn đạo lực, phẩm hạnh để hóa giải nghiệp chướng cho giới tử khi thọ pháp. Lễ Khai tâm thực sự thành công là khi thầy truyền pháp và người nhận Pháp phải cùng cộng tác một cách thành tâm. Đòi hỏi hành giả phải có kiến thức vững về pháp môn đang theo, và giữ giới đã thọ một cách nghiêm túc.
Kalachakra nói nôm na là Thời luân, nghĩa là ngoại cảnh, nội thân và thời gian quyện lấy lẫn nhau, gọi là Tam luân..Thời gian chi phối theo chu kỳ của vật chất nên có năm tháng ngày giờ, nội thân của sinh vật có sinh lão bệnh tử, kinh nguyệt; sinh vật chịu tác động qua lại của ngoại cảnh và thời gian.Khi chúng sanh cứ mãi luân lưu trong sanh tử, chồng chất nghiệp lực từ quá khứ với hiện tại, tạo lực đẩy cho kiếp kế tục, cứ thế mà trôi lăn chìm đắm, không tự chủ, mà trong diễn dịch của Kalachakra gọi là gió nghiệp.
Theo truyền thống Mật thừa, Kalachakra đã có từ thời Andhra Pradesh, Nam Ấn., vua của nước Shambhala được truyền và lưu giữ. Vào thế kỷ thứ 10, hai vị tổ người Ấn được truyền , qua Tây Tạng, xuống giòng Sakya, Kagyu,và Gelug, chỉ có Gelug là nổi trội hơn hết. Cũng như các vị tiền nhiệm, đức Đạt Lai Lạt Ma 14 thường xuyên truyền lễ khai tâm mỗi khi có nhu cầu, và người ta tin rằng Ngài đương nhiệm là hậu thân của vua Shambhala thưở ấy.Một giới tử thọ pháp, cần từ bỏ nếp sống thế tục, phát Bồ đề tâm và thâm nhập lý Chân không. Lễ khai tâm là giới Bồ Tát, giúp hành giả duy trì Bồ đề tâm. Sau khi thọ Tam quy và Bồ tát giới, giới tử bắt đầu được hướng dẫn nhập định để cảm nhận minh là vô số hóa thân Phật, Bồ tát nhập vào hệ thống Mạn Đà La của pháp thân Kalachakra. Kinh qua tịnh hóa nghiệp lực liên tục, đánh thức năng lực tiềm ẩn. Mandala hữu hình biểu trưng cho một cung điện hùng vĩ, gồm 722 vị, có hai vị chánh ngự tại trung điểm. Vị thầy truyền pháp hóa thành tất cà Bồ tát nầy.
Ngoài giới tướng đã thọ, đệ tử được thầy Kalachakra dùng tâm lực để cung thỉnh chư Phật vào khẩu, như qua tử cung mẹ, cảnh giới tâm thức cũng vậy, lúc ấy giới tử luôn tưởng nhớ đến chư Phật một cách miên mật để nhập tịnh quang tâm, trở thành đứa con tinh thần của thầy Kalachakra, sự gắn kết giữa thầy trò như con và mẹ từ đó.. Sau khi thọ và nhập giới tánh, giới tử được thầy hướng dẫn chuyển các đại, đưa đến tịnh hóa Thân-Khẩu-Ý để lập chí quyết thành Phật. Những nghi thức tiếp theo thật rườm rà nhưng mang nhiều ý nghĩa.
Đồ hình Mandala có 4 loại hình Mandala: Mandala bằng cát, bằng gấm vẻ, bằng năng lực thiền định của Đạo sư, và bằng thân người. Mandala hình tròn là biểu tượng vũ trụ; Mandala là cửa ngõ vào thọ pháp kalachakra, cũng là nghi cách cầu nguyện hòa bình thế giới. Giới tử nhập vào Mandala là nhập vào pháp giới chư Phật Kalachakra, đây là cung điện siêu hình, giới tử không thể vào bằng thân vật lý. Như bệnh nhân vào phòng giải phẩu phải khử trùng, giữ thân thể sạch sẽ, cũng vậy, giới tử giữ tâm thanh tịnh để đi vào Mandala. Tưởng tượng được tái sanh làm đứa con tinh thần của vị thầy Kalachakra giống như ngài. Căn bản là giới tử giữ tâm chân không.
Trong mật pháp Kalachakra, tâm “Đại lạc bất động” được xem là tâm Phật, nhờ thu nhiếp mọi thành phần vật lý để chuyển thành thân vô sắc, thân nầy hoàn toàn bất nhị với tâm Phật.. Mật kinh của Kalachakra giải thích rõ ràng nên gọi là mật kinh hiển nghĩa. Các mật kinh khác trình bày ẩn nghĩa nên gọi là mật kinh ẩn nghĩa. Truyền pháp có hai ý nghĩa, một là Mật pháp quán đảnh ban cho quyền năng hành trì. Hai là mật pháp gia trì là truyền năng lực gia trì của đấng Bổn tôn pháp chủ vào thân ngữ ý của hành giả. Truyền pháp có hai dạng: thường và phi thường. Loại thường dùng Mandala bằng gấm thêu, loại phi thường là Mandala bằng cát màu. Pháp Quán đảnh có khả năng tịnh nghiệp chướng của giới tử tương ứng với từng địa Bồ tát. Các giai đoạn tu chứng trong Kalachakra không khác với hiển tông về hai bồ tư lương: phương tiện và trí tuệ, mật pháp cũng vậy, ngoài việc tích lũy hai bồ tư lương còn chú trọng đến khí mạch, khí, tinh khí bồ đề…đả thông các điểm trọng yếu của thân Kim Cang để vận động các luồng khí và tâm vi tế., thu nhiếp thân vật lý chuyển thành thân vô sắc. Quá trình chuyển hiện nầy đòi hỏi dẹp bỏ trí chướng, phiền não chướng. Phần nầy giống với hiển tông, nhưng mật tông có phương pháp thực hiện khác bằng cách tịnh hóa bốn giọt tinh chất nằm ở 4 vị trí trong thân thể. Giọt thứ nhất nằm ở luân xa trán, liên quan thời gian thức giấc; giọt thứ hai ở luân xa cổ, liên quan đến thời gian nằm mơ.Giọt thứ ba ở luân xa tim,liên quan đến thời gian chìm sâu vào giấc ngủ; Giọt thứ tư liên quan đến luân xa ở đan điền, liên quan đến niềm hỷ lạc lúc giao tình. Công dụng mỗi giọt tinh của mỗi luân xa khi đạt được quán chiếu thanh tịnh, hành giả sẽ thành tựu được thân Kim Cang khi luân xa một tịnh hóa. Thành tựu ngữ kim Cang khi thanh tịnh được giọt tinh chất nơi luân xa cổ. Hành giả thành tựu được ý Kim cang khi thanh tịnh được giọt tinh chất nơi luân xa tim. Và thành phần thứ tư trong Kalachakra là trí giác bản lai đại lạc bất động tối thượng khi thanh tịnh được giọt tinh chất nơi luân xa bụng. Giọt tinh chất nầy thành tựu Trí giác bản lai kim cang. Thành tựu 4 giai đoạn là thành tựu được pháp tu Kalachakra. Mạndala Kalachakra có 4 cửa Đông Nam Tây Bắc tượng trưng cho 4 vị trí của cơ tạng. Khi nhập pháp quán đảnh nầy, hành giả được gieo chủng tử thành tựu trí giác bản lai của Phật trong tương lai.
Mandala Kalachakra có ba vòng tròn tượng trưng cho thân-khẩu-ý. Sở dĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma thường truyền quán đảnh và được mọi người ưa chuộng,vì ngài được xem như hiện thân của đức Quán Thế Âm, do đó có nhiều ý nghĩa. Vả lại Ngài chấp trì truyền thừa mật pháp, giòng truyền thừa nầy không gián đoạn từ các đời Đạt Lai Lạt Ma.
Lễ quán đảnh thường giới hạn cho một số đệ tử đã tuyển chọn, nhưng đại lễ Kalachakra mọi người đều được tham dự lễ quán đảnh nầy. Tóm lại, hành giả thọ pháp quản đảnh Kalachakra phải bước qua nghi thức quy y Tam Bảo , thọ Bồ tát giới và những giới riêng của Mật tông, phải nhận lễ quán đảnh từ một bậc chân sư, sau đó bước vào nghi lễ uy phong và phức tạp vô cùng.
Không phải ai cũng có duyên với mật pháp Kim Cang Thừa, nhưng khi tương hợp với pháp môn nầy, hành giả càng ngày càng tiến sâu vào thiền hành một cách miên mật để tương lai chắc chắn tiến đến quả vị giác ngộ. Mật thừa là một trong các pháp tu của Phật giáo Phát triển, nên được phổ quát hơn, giòng phái nầy đã thâm nhập vào xã hộu Âu châu và âu Mỹ hiện nay.
MINH MẪN
12/7/2011
Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011
CON ĐUỜNG ĐÃ CHỌN
Sáng 09/7/2011, Đức Đạt Lai Lat Ma đến sân cỏ truớc toà nhà Quốc Hội Mỹ lúc 10.30 để nói chuyện với luợng số quần chúng gần 30 nghìn nguời.
Nắng và nóng ở nhiệt độ 38, thế mà nguời Mỹ vẫn thản nhiên ngồi chờ từ sáng sớm.. Không bóng cây, không ô bạt. Ai đến sớm, đuợc vào trong khuôn viên rộng hơn một hecta. Bên ngoài là vòng rào luới nhựa và an ninh, một khoản cách 5m, là đuờng đi và lối thoát hiểm, có thêm một vòng rào nữa, sau hàng rào đó là những thính chúng đến muộn vì không còn chỗ vào, họ ngồi đứng quanh khu vực gần toà nhà Quôc hội. Bên ngoài đuờng xe, cũng lô nhô bóng nguời thèm muốn đuợc vào bên trong; ngoài vòng cuối cùng là an ninh mặc đồ đen, xe cứu thuơng, xe cảnh sát túc trực. Tại sân khấu, lực luợng an ninh đứng như trời trồng thì ngoài tuợng đài vòng xoay giao lộ, mô tô an ninh chạy quanh như diễu hành. Bên kia đuờng là dãy nhà thùng vệ sinh di động gần 100 cái không đủ giải quyết cho hàng vạn nguời có mặt. Âm thanh lộ thiên đủ cho nguời ở xa 200m nghe, nhưng màn hình rộng chỉ những nguời ở tầm 150m mới nhìn thấy. Trong thời gian gần 5 tiếng chờ đợi Đức Đat Lai Lạt Ma xuất hiện, nữ Mc nguời da đen tỏ ra linh hoạt và chuyên nghiệp làm cho hiện truờng nóng lên từng tràng vỗ tay tán thuởng. Nghệ sĩ Tây Tạng với điệu múa và trang phục truyền thống cũng đem lại cho quần chúng những thư giản cần thiết và cảm thông. Mục đơn ca của nguời Tạng còn mang âm huởng lai Tàu. Tất cả những tiết tấu, sắc màu y phục và âm ngữ chưa xoá nhòa nét văn hoá của tộc Tạng, một sắc dân thiểu số sống trên cao nguyên Hy Mã, gần với thiên nhiên cổ đại mà một thời, nền văn minh khoa học như cái gì lạ lẫm bị họ chối từ. Nhưng nền văn hoá đó đã gây sự lưu tâm của nhân loại ngày nay. Họ tiến bộ y học, có cả bệnh viện do các Tu sĩ thời xa xưa đảm trách, họ có thể mổ xẻ lúc bấy giờ, tuyệt nhiên họ không dùng Tây duợc như ngày nay. Họ có một đức tin kiên cố và một nền giáo dục đặc thù. Các tu viện đào tạo ra nhiều Lạt Ma uyên bác. Các Đạt Lai Lạt Ma thứ 2, thứ ba, thứ tư đến thứ năm đều đuợc xuất thân từ phái Cách Lỗ tại Triết Bang tự; Nơi đây, vừa là tu viện, vừa là học viện từng chứa 15 ngàn tu sĩ vào thế kỷ thứ 15.
Tibet là quốc gia rộng gầp 4 lần Việt Nam, dân số trên một triệu vào kỷ nguyên 15, hiện nay do bị Trung quốc đưa 7 triệu dân tộc Hán xen tạp và đồng hoá Tây Tạng, tộc Tạng hiện nay 6 triệu nguời, chưa kể 150 ngàn nguời lưu vong.. Một đất nuớc nằm ở độ cao gần 5 ngàn km so với mặt biển, Tibet ở Trung Á giáp Ấn Độ, Bhutan, Miến điện và Trung quốc. Một địa linh đã thu hút du khách thế giới. Có những địa danh như nuí thiêng Kailash, hồ thiêng Yamdrok, các chùa và cung điện nổi tiếng như Potala, Đại Chiêu tự. Xa xưa, Tây Tạng có trên 20 ngàn ngôi chùa, khi Trung Cộng thôn tính Tây Tạng, hơn 10 ngàn ngội bị phá huỷ , hàng triệu Tu sĩ và tín đồ bị giam cầm, sát hại. Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 đã vuợt khỏi Tây Tạng khi Trung Quốc xâm lăng năm 1959, Ngài cùng một số Tăng sĩ và tín đồ đuợc chính phủ Ấn dành cho một vùng giáp Hy mã Lạp Sơn lập thủ phủ, tu viện, và chính phủ lưu vong đuợc gọi là Dharamshala, nằm phiá Bắc Ấn.
Phật giáo giúp cho Tây Tạng một nhân cách ôn hoà, quảng đại, và văn minh tâm linh, vì thế họ không trang bị vũ lực, quân Anh và Trung Cộng đã dễ dàng quấy nhiễu, thôn tính họ. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 nhiếp chính thế quyền vào lúc Thế chiến thứ nhất bùng nổ, Trung quốc nội chiến, Anh Quốc bị chi phối chiến sự, vì thế Đạt Lai Lạt Ma không gặp sự khó khăn ngăn trở. Từ truyền thống đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 kế thừa cả thế quyền lẫn giáo quyền, đuợc gọi là nhà lãnh đạo tinh thần cho dân tộc Tạng Chính quyền lưu vong đuợc tái lập, cũng từ Dharamshala, tu viện và học viện Phật giáo đuợc tiếp tục đào tạo các Lạt Ma và các giòng mật Pháp Kim Cang thừa..
Năm 2010, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố từ nhiệm thế quyền và không tái sanh nữa. Đây là quyết định khó khăn, Ngài trăn trở nhiều năm khi đưa ra quyết định nầy. Chính quyền lưu vong cũng bàn thảo rất nhiều để đủ can đảm vuợt qua mọi xúc cảm tràn đầy nuớc mắt mà nhân dân đã dành cho Ngài. Tuy Ngài lưu vong trên 50 năm, nguời dân và Tăng sĩ trong nuớc vẫn huớng về Ngài , cho dù Trung Cộng lập lên một Ban Thiền Lạt Ma mới. Qua thời gian hơn nửa thế kỷ kêu gọi cho một Tây Tạng tự trị bất thành, nhận thấy rằng tuổi trẻ Tây Tạng lưu vong đủ khả năng về kiến thức và chính trị kế thừa Ngài. Để đoàn kết trong cộng đồng Tây Tạng giữa giới ôn hoà và tuổi trẻ năng động bất khuất hỗ trợ chính quyền lưu vong dễ dàng làm việc. Và về tâm linh tín nguỡng, Ngài cũng đã chọn đuợc môt vị kế thừa thứ 15; Do đó, trong bất cứ cuộc gặp gỡ nào, từ công cộng đến nghị truờng, từ nội bộ đến quốc tế, Ngài đều khẳng định việc rút lui chính truờng và lãnh đạo tinh thần là cần thiết, có nghĩa hiện tình chính trị đã thay đổi.
Ngài là một nhà lãnh đạo tôn giáo giành đuợc cảm tình hầu hết của nhân loại. Rất nhiều lần đuợc chính phủ Hoa Kỳ tiếp kiến và các chính khách thế giới trân trọng. Ngài trân quý kiến thức khoa học song song với lãnh vực tâm linh và hài hoà với mọi tôn giáo. Ngài dung hóa và giản dị. Tuy ngôi vị nguyên thủ của một quốc gia, Ngài vẫn có phong cách của một nguời chân lấm tay bùn; vì thế Ngài đã giữ đuợc tình cảm tuyệt đối của đại đa số. Ngài chinh phục nhân loại không bằng cuơng vị nguyên thủ hay một chức sắc tôn giáo mà đã chinh phục bằng trái tim thuơng yêu của một bậc hoá thân. Đó là hành trạng của một vị Bồ Tát.
Suốt 11 ngày sinh hoạt tôn giáo tại Washington DC là suốt 11 ngày làm việc liên tục của Ngài, ngày nào cũng cầu nguyện hoà bình cho thế giới, tiếp xúc , nói chuyện với các cấp thẩm quyền và thành tâm trong pháp nghi để chuẩn bị cho một Pháp hội quan trọng – đó là lễ Quán Đảnh Kalachakra. Một Pháp hội 10 năm diễn ra một lần cho lễ Quán Đảnh. Đây là lễ Quán Đảnh truyền qua Mạn Đà La, mà Mạn Đà La quan trọng tối thuợng là Mạn Đà La hình thành bởi cát màu đuợc tịnh hoá bởi năng lực vi diệu của các Lạt Ma. Có loại Mạn Đà La bằng gấm do hoạ sĩ vẽ thì chỉ là Mạn Đà La mà không thể là Kalachakra. Ngày 13 đến ngày 16/7 là ngày khởi sự chuyên sâu vào mật pháp, có nguời nghĩ rằng đây là lễ Quán đảnh cuối cùng do Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền trao, vì 10 năm sau mới tái hiện như thế.
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật. Chính vì thế Con Đuờng Ngài đã chọn truớc tình thế mới của nhân loại ngày nay là điều tất yếu báo hiệu cái gì đến sẽ đến. Những ai hữu duyên thọ nhận pháp Quán đảnh trên xứ sở tự do nầy là món quà vô giá của đời minh, hãy trân quý và tinh tấn trên con đuờng giải thoát tâm linh.
MINH MẪN
09/7/2011
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011
KALACHAKRA VÀ NGÀY SINH NHẬT
Pháp hội diễn ra tại Nation’s Capital thuộc Thủ Đô Washington DC; một hội trường chứa khoảng 14 ngàn người, bán ra 12 ngàn vé, chư Tăng Ni 800 vị và còn lại là khách mời.
Trước đó hai hôm, chư Tăng Tibet tự trang hoàng pháp hội, các công đoạn khác như thực phẩm suốt thời gian của lễ, cúng dường hoa trái, in bảng tên và những văn bản, sách quảng cáo…đều do người Việt tại Washington hỗ trợ, vì cộng đồng Tibet tại Thủ đô rất ít.
Thông lệ sinh hoạt tại Mỹ, thường từ 9, 10 giờ sáng, nhưng buổi lễ đã diễn ra rất sớm, vì thế, 6g hội trường đã mở cửa, các khâu làm việc khá nhịp nhàng và an ninh cũng không đơn giản, mà cũng không làm cho khách tham dự khó chịu. tất cả đều nhã nhặn lịch sự. Một số chư Tăng và quan khách trú tại khách sạn, chùa hoặc tại nhà cư sĩ. Vùng ngoại ô vào thành phố thường kẹt xe, vì thế phần lớn người tham dự đều đáp Metro, đường ngầm xuyên phố thị và sông Potomac để đến Thủ Đô.
Hội trường là vòng tròn khép kín có nhiều cửa hướng ra các ngã đường khác nhau trong Thành phố. Ở hội trường gồm nhiều tầng lầu và nhiều màn hình rộng giúp cho khán giả cách xa lễ đài chính hơn 50m vẫn thấy rõ hoạt cảnh của Pháp hội. Trên lễ đài, từ rất sớm, Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng chư Tăng Kinh sư Tibet đã làm lễ Tịnh thổ rất nghiêm trang, thành khẩn. Sau đó, một thời Pháp ngắn do Đức Đạt Lai Lat Ma thuyết giảng mang nhiều ý nghĩa về tôn giáo, đạo đức chính trị và xã hội của con người. 10 đến 12g là lễ chúc mừng sinh nhật lần thứ 76 của Ngài. Trong buổi lễ có sự hiện diện của người cháu Thánh Gandhi và người con của cố Mục sư là Martin Luther king III, đều là những nhân vật đại biểu cho tinh thần đấu tranh bất bạo động và đều bị ám sát dưới bàn tay cực đoan bạo động. Trong phần chúc mừng Khánh tuế của Ngài trước khi các đoàn đại biểu đến mừng thượng thọ và lễ Ngài, đoàn đồng ấu với nhạc cụ truyền thống Tây Tạng trổi lên như gợi nhớ một vùng đất xa xăm trên cao nguyên Hy Mã xa xưa mà Ngài từng sanh trưởng nơi đó. Hơn chục em hát mừng, nhưng gương mặt vẫn không biểu lộ được nét hân hoan của tuổi trẻ đối diện với nhà lãnh đạo tinh thần đáng kính của họ, tương phản với người phụ nữ âu Mỹ chỉ huy hợp xướng tỏ ra năng động hưng phấn. Tuy ngắn gọn nhưng xúc động làm cho gương mặt hồn nhiên thánh thiện của Đức Đạt Lai Lạt Ma có nét trầm tư. Sau đó, gồm nhiều quốc gia khác nhau, trong đó, đặc biệt làm cho mọi người thấm lệ khi MC giới thiệu đoàn Việt Nam và đoàn Tibet, tiếng vổ tay và tiếng la vang dội. Người ta nhìn thấy được nét ưu ái của Ngài khi người phụ nữ Việt Nam chắp tay phủ phục trước mặt. Cầm tay đại biểu Việt Nam, Người nhìn thẳng như ban phúc lành và chia xẻ sự cảm thông. Chiếc khăn trắng choàng qua đầu ba phụ nữ Việt trong làn sóng vổ tay nhiệt liệt. Tín đồ Tibet trang phục truyền thống có lẽ đến từ Ấn độ, Ngài vui vẻ sờ lên chiếc kẹp mào gà trên tóc của họ, cả hội trường cười ồ thích thú. Vốn tính hài hước, Ngài luôn làm khán giả nhộn nhã. Trong lúc nầy, các tín đồ của Ngài khắp nơi đổ về với nhiều sắc phục đặc thù, mang âm hưởng vùng cao nguyên và tiếng nói của một dân tộc lưu vong. Trong lúc Ngài và đồng bào của Ngài hiện diện trên đất nước tự do thì còn bao nhiêu Tăng sĩ và con dân của Ngài đang nằm trong lao ngục đói lạnh, chịu nhiều cực hình của địa ngục trần gian tại quê hương mình, vì vậy hàng năm đều có lễ cầu nguyện hòa bình cho tinh cầu nầy đừng còn chiến tranh, thiên tai và khổ đau. Chư Tăng Tibet tuy đi đứng có vẻ tự tại nhưng tự thân các vị đã được thuần thục trong môi trường giáo dục tu viện khá nghiêm khắc. Ngày nay, Tibet đã được mọi người biết đến nhờ uy danh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, pháp tu của Kim Cang Thừa cũng đã có chỗ đứng trong thế giới Âu Châu và Âu Mỹ.
Đến phần phát biểu của quan khách tham dự, không phải bằng ngôn ngữ ngoại giao mà với cả tấm lòng và sự tôn kính dành cho Ngài, cháu ba đời của Thánh Gandhi cũng như con Mục sư Martin Luther King ca ngợi Ngài và chia xẻ nỗi khó khăn của Tibet. Đặc biệt, có tiếng nói của một Giám Mục Anh giáo Desmond TUTU Nam Phi, một câu noi nổi tiếng về Kito giáo: “ khi họ đến họ có cuốn kinh Thánh, chúng tôi có đất đai, họ bảo chúng tôi nhắm mắt cầu nguyện, mở mắt ra, chúng tôi có cuốn kinh Thánh, họ có đất đai”Hơn 5p phát chiếu lời của Giám Mục, cả hội trường chia xẻ cảm thông niềm bất hạnh của kẻ bị trị. Vẫn giọng hài hước của Đức Đạt Lai Lat Ma, Ngài đáp từ trước những tấm lòng và sự ưu ái của các quan khách cũng như những Thiện nguyện viên tổ chức cho cuộc đại lễ cầu nguyện hòa bình và Mừng sinh nhật của Người. Ngài không quên nhắc nhở mọi người về mọi khía cạnh chính trị, văn hóa, kinh tế phải được xây dựng trên nền tảng đạo đức tâm linh.
Tất cả hội trường, không ai bảo ai, tự động đứng lên khi Ngài đến cũng như lúc đi, bằng cả tôn kính tự đáy lòng. Sau khi chấm dứt nghi lễ buổi sáng, từ 12.30 đến 1.30 dành cho bữa ăn trưa. Ngài cùng chư Tăng tiếp tục cầu nguyện, trong buổi lễ, nghi thức Kim Cang thừa , chư tôn đức tẩy tịnh thân tâm và thế giới rất ư chí thành. Những nghi lễ như thế, nếu là Việt Nam, Hòa Thượng chủ sám chỉ niêm hương chứng minh rồi lui về hậu liêu an nghỉ, riêng đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với ban Kinh sư hành lễ suốt 10 ngày, mỗi ngày hai thời, kể cả giảng pháp mà không tỏ ra mỏi mệt với tuổi 76.
Phải chăng, tính giản dị, bình đẳng, hài hòa, tinh tế và hồn nhiên của Người đã chiếm lĩnh trái tim của đại bộ phận nhân loại trên hành tinh nầy ngoại trừ ma chướng?
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lai hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đề ở vị trí tương xứng với nhân loại ngày nay. Một Tibet nhỏ bé, nghèo nàn nhưng có một nhân cách vĩ đại thể hiện qua một Đạt Lai Lạt Ma, mà lễ Kalachakra đã hoành tráng trong buổi khai mạc sang nay
MINH MẪN
06/7/2011
NGƯỜI VÀ TA
Ngày 4/7, ngày lễ Độc lập của Hoa kỳ. lần thứ 235 năm.
Dưới quyền cai trị của vua George đệ tam. Anh bóc lột sưu thuế quá cao, 13 tiểu bang đương thời là những đại tư sản địa chủ, vì thế họ nổi dậy đòi độc lập.
(13 tiểu bang đầu tiên của Hoa kỳ: Connecticut, New Hampshire, New York, New Jersey, Massachusetts, Pennsylvania, Delaware , Virginia, North Carolina, South Carolina, Georgia, Rhode Island, Maryland).
Qua nhiều cuộc tranh đấu gay go, 1774, các đại biểu của 13 tiểu bang bấy giờ họp tại Philadelphia, được gọi là Quốc Hội Lục địa. Do tướng George Washington thống lãnh binh đội chống lại Anh quốc; 13 bang nầy trở thành 13 bang đầu tiên khi Mỹ độc lập với nước Anh. Nhưng mãi đến 1776, ngày 4/7 ký bản tuyên ngôn độc lập đến tháng 8 mới ra đời, tuy nhiên họ vẫn chọn ngày 4/7 là ngày độc lập quốc gia. ( tuyên ngôn Độc lập do Thomas Jefferson soạn thào cũng là vi Tổng Thống thứ ba của Mỹ). Việc hình thành một quốc gia rộng lớn gồm nhiều chủng tộc và trình độ khác nhau, chỉ trong vài thế kỷ, trở thành một quốc gia hùng cường, đứng đầu thế giới, là cả một vấn đề không đơn giản. Tuy Hoa Kỳ cũng từng xẩy ra nội chiến Bắc Nam, do Tổng Thống Abraham Lincoln đề xuất bãi bỏ chế độ nô lệ, nhưng tinh thần quân tử của tướng lãnh hai miền, Lee và Grant đã bắt tay nhau xóa bỏ hận thù để xây dựng đất nước. (Họ chưa hiểu gì về tinh thần quân tử của Khổng học như Việt Nam, thế mà cung cách xử sự giữa kẻ chiến thắng và người bại trận lại là trang sử đẹp đáng hãnh diện cho một đất nước cờ Hoa.). Từ giữa thế kỷ 19 đau thương đó, cho họ bài học lịch sử, chưa đầy một thế kỷ, họ vươn lên như một sức mạnh vũ bão giữa một tinh cầu đang nhiều biến động lúc bấy giờ. Ngày nay, dân số 295.734 tiệu, diện tích 9.629.091 km2, với một tinh thần dân chủ và chính sách đúng đắn đã đưa đất nước vào vị thế hàng đầu trên hành tinh về mọi mặt. Cho dù có những lúc gọi là khủng hoảng kinh tế, thất nghiêp gia tăng, mức thu nhập của người dân vẫn cao ngất ngưởng. Người dân bản xứ hay những người nhập cư, di trú đều hãnh diện là một công dân Mỹ. ( dĩ nhiên là cỏi ta bà thì không thể đòi hỏi mọi sự toàn thiện). Chính vì thế, ngày độc lập hàng năm, không những chính phủ tổ chức mà ngay cả các hội đoàn đều hưởng ứng rầm rộ với nhiều sắc thái của mỗi địa phương. Trong đó, một số người Việt cũng hồ hởi tham gia.
Đêm pháo hoa tại Hoa Thịnh Đốn, hàng vạn người có mặt rất sớm để dành chỗ. Bên bờ sông Potomac, cách ngọn tháp bút chì non 1km, anh chị câu lạc bộ nhiếp ảnh Việt Nam cũng chiếm cứ một vùng trên trăm người và người Mỹ các sắc tộc cũng có mặt như một ngày hội. 9giờ 15 tối pháo hoa mới bắt đầu, thế mà 5g sáng đã có người đến chiếm chỗ vừa làm cuộc picnic, vừa có nơi đậu xe và chọn khu vực ưu thế để chụp những tấm ảnh đẹp nhất.
Sáng ngày 4/7, đoàn diễu hành rầm rộ, trong đó một số người Việt cũng làm xe hoa tháp tùng. Có thể họ hưởng ứng như một công dân Mỹ vì đất nước đã cưu mang họ, có thể đó là dịp để thể hiện sự hoài vọng một thời quá khứ; một số khác họ lặng lẽ đau buồn làm thân lạc loài nơi đất khách, vui gì khi dân tộc mình chỉ là chốt thí trên bàn cờ chính trị thế giới, vì vậy họ muốn quên quá khứ. Cái gọi là đồng minh thì là đồng minh của chủ nghĩa thực dụng, đó là lẽ đương nhiên của bất cứ quốc gia nào cũng vì quyền lợi của đất nước minh. Một số trẻ em sinh trưởng và thành đạt trên đất Mỹ, họ không còn biết quê hương của ông bà cha mẹ mình là đâu, vì cuộc sống và được sự giáo dục của âu Mỹ, dĩ nhiên họ đã là người Mỹ; có những trẻ trên 18 tuổi mà nói tiếng Việt lơ lớ như người nước ngoài, vậy thì lịch sử của dân tộc họ cũng không thể am tường. Vì thế họ chưa đủ hiểu biết của một thế hệ kế thừa để xây dựng đất nước khi so sánh tính khác biệt : tinh thần mã thượng và tính hận thù giữa hai dân tộc. Một Tổng Thống tranh cử có thể nêu xấu đời tư của nhau, nhưng khi một vi đắc cử thì vị kia đánh điện thư chúc mừng và hợp tác làm việc. Kẻ giàu và người nghèo đều có nhà - xe và việc làm như nhau, chỉ khác nhau là chất lượng của tiện nghi vật chất, đúng là một xã hội chủ nghĩa không Cộng sản. Thậm chí những kẻ không nhà, chính phủ có chính sách an sinh xã hội rất tốt, họ tài trợ, đài thọ cuộc sống cho những người đó. Những ngày tuyết lạnh, họ đi khắp thành phố để mang kẻ vô gia cư về trú ấm trong nhà dành sẵn. Người thất nghiệp và về hưu, có chính sách hỗ trợ đãi ngộ. Cơ sở vật chất vô cùng hoành tráng. Trục lộ giao thông chằng chịt và mở rộng hàng ngày, vì mỗi năm có hàng triệu xe hơi cho tuổi trẻ đủ 16, thế nhưng tệ nạn ách tắc vẫn xẩy ra như cơm bữa. Nhìn chung, đất Mỹ là một thiên đường sống cho những người dân trong các xã hội đói nghèo. Nhưng, tiện nghi vật chất không đem lại hạnh phúc nếu người dân không tìm được suối nguồn tâm linh để cân bằng với đời sống vật chất quá tiện nghi.
Ta có hơn 4.000 năm văn hiến nhưng chưa có một kỳ tích về cơ sở vật chất đáng nói và chưa có một tinh thần thượng võ cao đẹp như một quốc gia non trẻ không đầy 300 năm lập quốc. Dân tộc nào cũng có lòng yêu nước, một dân tộc tạp chủng như Hoa kỳ mà người dân còn biết bảo vệ quốc gia với tinh thần thoáng đạt và độ lượng, thì Việt Nam ta, ảnh hưởng Tam giáo sâu nặng, hà cớ lòng hận thù dai dẳng để xã hội không có cơ hội đoàn kết gắn bó, chính vì thế mà đất nước luôn bị ngoại thuộc. Chúng ta thông minh can đảm nhưng không ngồi lại với nhau, vì mỗi người đều có cái ngã quá lớn. Chúng ta không chịu lắng nghe vì ai cũng bảo vệ cái biết của mình. Ai cũng ngờ vực lẫn nhau vì mình chưa tin chính mình. Tệ nạn tràn ngập vì đạo đức tôn giáo bị lạm dụng. Cuộc sống bất an vì chính mình chưa được an. Bao giờ đất nước chúng ta được an bình thịnh vượng? Vũ khí không hẳn là sức mạnh của một dân tộc. Bhutan là một đất nước nhỏ hẹp, dân số trên 600 ngàn, thế mà không bị đe dọa bởi ngoại bang. Tinh thần quần chúng đoàn kết nhờ một tôn giáo duy nhất là đạo Phật. Quá tin vào sức mạnh quân sự, khí tài thì luôn sống trong cạnh tranh, lo sợ khống chế lẫn nhau, vì thiếu tinh thần tự tin và đoàn kết quần chúng mà chất keo kết dính vẫn là tâm linh tín ngưỡng.
Phật giáo là một tôn giáo chiếm đa số trong nước, từng là chỗ dựa tinh thần cho dân tộc; trong quá khứ, Phật giáo từng thể hiện bổn phận đối với dân tộc, trách nhiệm hiện nay của Phật giáo là gì để gọi là đồng hành cùng dân tộc khi nghiệp vận đất nước như chỉ mành treo chuông? Người Phật tử trong cũng như ngoài nước đặt trọn niềm tin nơi đức Phật, họ nhiệt tình tinh tấn tu tập, nhưng người lãnh đạo tinh thần cho quần chúng là ai hiện nay???
Nhìn lại tinh thần hồ hởi của đại bộ phận công dân Hoa kỳ nhân ngày độc lập và họ hãnh diện một tuyên ngôn Độc lập- nhân quyền của Thomas Jefferson với lá cờ mà Francis Hopkinson đã đem đến một quốc gia phồn thịnh, văn minh, tự do đứng dầu thế giới hiện nay, là điều chính đáng vì các nhà lãnh đạo của họ sáng suốt, đưa đất nước thoát khỏi sự khống chế của Anh Quốc.
Người Việt tá túc trên đất người làm sao khỏi đau buồn khi mình không sinh ra từ đó, phải vui cái vui của người nhưng buồn cái buồn riêng của một thân phận tha phương. Dẫu quê hương mình có rách nát thì tiếng chuông chùa kết nối tình làng nghĩa xóm vẫn là nguồn an ủi cho tuổi già mà trên xứ sở thực dụng, họ phải đối mặt với viện dưỡng lão và nỗi cô đơn. Nhìn người rồi ngẫm lại ta vẫn còn nhiều băn khoăn trăn trở. \
Ôi, một quê hương Việt Nam luôn bị đọa đày, chinh chiến từ thời lập quốc đến nay; luôn là một gia tài rách nát và chia rẽ.
MINH MẪN
04/7/2011
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011
PHẬT TỬ VIỆT KIỀU VỚI SỰ ƯỚC VỌNG.
Mùa hè nước Mỹ nóng không thua ở Việt Nam; vùng Hoa Thịnh Đốn đã như thế thì các bang gần sa mạc sẽ như lò bánh mì thôi. Nhưng ít ai phải chịu cái nóng như thế, vì trong nhà , máy lạnh 24/24, bước ra ngoài là lên xe cũng có máy điều hòa. Cộng đồng kiều bào không nóng bởi khí hậu nhưng nóng bởi nghiệp vận đất nước và vận mệnh Phật giáo.
Tin tức hàng giờ về tình hình biển Đông, về cuộc sống của ngư dân bị đe dọa, về tính ngạo mạn của Trung Quốc, về tính nhu mỳ tinh tế của lãnh đạo Việt Nam, về xáo trộn vô đạo đức của xã hội…Cộng đồng Việt Kiều tuy sống trên xứ hòa bình, nhưng luôn nóng lòng hướng về quê mẹ. Bên cạnh đó, sinh hoạt tín ngưỡng trên đất khách cũng làm bức xúc không nhỏ cho số phận của một tôn giáo truyền thống VIỆT NAM đang lan tỏa trên đất cờ Hoa.
Truyền thống tín ngưỡng ăn sâu vào máu huyết của người con Việt.Từ thưở khai hoang miền Nam, quần chúng đi đến đâu, tự động lập chùa đến đó. Tuy miền Nam Việt Nam trên 300 năm tuổi, đã có trên 15 ngàn ngôi chùa. Miền cao nguyên đất đỏ thưở nhà Ngô di dân lập ấp, đa phần người miền Trung tay lấm chân bùn, cũng tạo dựng những ngôi Tam Bảo thô sơ để thờ phượng mặc dù chưa có tu sĩ; họ tự chăm sóc và cùng nhau tu tập. Như thế cũng không lấy làm lạ khi những người dân, lập cư trên đất âu Mỹ, họ góp công tích của để xây dựng cơ sở thờ tự. Có những nơi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo luật pháp Hoa Kỳ, họ tạm thời mua nhà dân để làm nơi thờ phượng.Có những chùa như Từ Liên, Atlanta, tuy diện tích 5 mẫu, xây dựng chưa có đủ khoảnh đất đậu nhiều xe hơi khi có lễ lộc, cũng chưa được sinh hoạt công cộng. Điều nổi bật số di dân người Việt theo đạo Phật, không những giới bình dân, mà ngay cả giới trí thức được đào tạo từ nền giáo dục của Mỹ như Bác sĩ, kỷ sư, chuyên gia…và một số sĩ quan thời Việt Nam Cọng Hòa, không xuất gia thì cũng là những tín đồ tại gia ngoan đạo. Những thành phần nầy tuổi ngoài 60, một khi họ hướng về Phật, họ gạt bỏ mọi tị hiềm chính trị, mọi bon chen thế gian để sống cuộc đời mẫu mực của một Phật tử tại gia. Có những em sinh viên, thanh niên du học, họ cũng tìm đến chùa cách xa hàng trăm km vào ngày nghỉ hoặc cuối tuần. Họ tự tìm học giáo lý qua website, băng dĩa và sách vở. Những thời khóa tu tập và các buổi giảng do các tu sĩ được thỉnh mời từ các bang xa xôi, họ tham gia nhiệt tình. Trên đất nước rộng mênh mông, người ở gần chùa cũng phải 15km, thường thì rất xa. Có những Phật tử bên Canada hoặc Úc, cũng bay qua tham dự các khóa tu do các danh Tăng hướng dẫn. Thường thì họ tham dự để nhìn đời sống thanh tịnh của Tăng sĩ, học hỏi thân giáo hơn là kiến thức Phật học. Tâm lý chung của các Kiều bào – xa quê hương, sau những ngày giờ chật vật với công việc, trống vắng lúc con cái không sống chung với cha mẹ khi đã tự lập, họ quá mệt mỏi với mọi sự quá khích, và những mất mát đau thương trong quá khứ như giấc mộng kinh hoàng, họ học thuộc bài học ngàn đời về sự vô thường của kiếp sống, họ quay về chùa như quay lại với niềm tin tiên tổ mong có điểm tựa và an ủi tâm linh, vì thế Tam Bảo là mỏ neo níu kéo họ giữa cuộc sống thực dụng của xã hội mà họ cảm nhận thiếu tình liên đới ruột thịt.
Số tu sĩ hiện diện chưa đáp ứng đủ với sự mong mỏi của quần chúng, và số lượng Tăng sĩ trên xứ người cũng thiếu nhất quán trên tinh thần Lục Hòa của đạo Phật. Nhiều khuynh hướng khác nhau do tác động thời cuộc, dẫn đến nhiều tổ chức Giáo hội khác nhau ra đời, vì thế Tăng đoàn Phật giáo hải ngoại trở thành những mảnh vỡ phản ảnh những bộ mặt dị dạng của Phật giáo Việt Nam. Trong khi các giáo đường Kito vắng bóng màu cờ chế độ cũ theo lịnh Vatican thì một số chùa Việt Nam vẫn còn bị áp lực một biểu tượng quá khứ đó đè nặng trong sinh hoạt cộng đồng. Quần chúng quá ngán ngẩm, chính vì thế họ trân quý sự tu tập và thuần túy tín ngưỡng tâm linh như một gia bảo của đời mình.
Một số tu sĩ trẻ bị cuốn hút bởi vật chất, một số ít danh Tăng hấp dẫn khá đông quần chúng bởi nhiều thủ thuật khác nhau do khéo che đậy được những vi tế trong Danh-lợi-tình. Có những vị hướng dẫn giáo lý chưa đủ nghĩa để tương thích với căn cơ thính chúng, cũng có vị đem cả lý số dịch học, địa sinh học của Trung Quốc vào dạy song hành với việc tu tập. Dĩ nhiên đó chỉ kích thich tính tò mò của đại chúng chứ không thể tương thích với giáo lý giải thoát của đạo Phật, Phong thủy, bói toán là thế gian pháp làm sao giúp quần chúng cần tu học xuất thế gian pháp? Chẳng những thế còn có thể làm chướng ngại việc tu tập. Những khóa tu học nơi giảng đường phải mướn từ các trường học hoặc các điểm công cộng, vì các chùa không đủ chỗ, và vị giảng sư như thế không phải cư dân địa phương mà họ đến từ các bang xa xôi khác, họ có đạo tràng, có máy móc quay phim, bán băng dĩa đi theo phục vụ như một dịch vụ doanh nghiệp. Có giảng sư xuất thân từ tông phái Đài Loan hoặc được tu học bởi các chân sư Tàu, khi giảng cho người Việt, mặc dù họ là người Việt, họ vẫn buộc thính chúng tụng đọc tiếng Tàu như họ, trong khi trên màn hình có cả âm Tàu, tiếng Anh và tiếng Việt. Một số hãnh diện thích thú khi tụng đọc tiếng nước ngoài, một số vị cao tuổi họ chỉ quen với kinh chữ Việt. có người không thích như thế. Trong thời khóa tu có cả hướng dẫn thao tác thể dục lấy từ trang mạng. Có người nói đùa – đến để nghe pháp tu học chứ đâu phải để tập thể dục, các khóa huấn luyện thể dục ngoài đời còn chuyên nghiệp và đầy đủ hơn thế, cần gì phải đến đây. Nếu học phong thủy địa lý thì tìm thầy chuyên môn mà học, chuyên nghiệp hơn kiểu qua loa không đâu vào đâu như vậy. Dạy tu học Phật mà xen tạp đủ loại pháp thế gian như cơm chiên thập cẩm như thế chiếm hết thời gian, làm giảm mục đích chính việc tu tập. Tìm những vị giảng chuyên sâu vào giáo lý quả là rất hiếm. Những vị chân tu thật học quá ít trong khi quần chúng tín đồ khát khao giáo pháp. Kinh tế thị trường và tiếp thị len sâu vào Phật giáo qua ngõ hoằng pháp. Chính vì thế, cộng đồng kiều bào mong có một tổ chức thống nhất Phật giáo để việc tu học không bị pha tạp. Việc nầy không bao giờ có, kể cả thời cực thịnh của Phật giáo, vẫn chưa có một sinh hoạt và tu học thống nhất. Phật tử trong nước ngao ngán tu sĩ thế nào thì ở hải ngoại, phần lớn tu sĩ cũng tạo sự thất vọng trước khát vọng của họ như thế ấy. Một ước vọng duy nhất của quần chúng hải ngoại là cần một tu sĩ chân chính, không bị vật dục cám dỗ, có thể không cần một Tăng sĩ có kiến thức uyên bác, không nhất thiết phải một kinh sư giỏi nghi lễ, cũng không hẳn phải là một tu sĩ giảng hay có sức ru ngủ; hình ảnh một bậc chân tu không nặng tiền của, không sống xa hoa, không tiền hô hậu ủng, không tư hữu quả là không tưởng đối với họ. Nói thế không có nghĩa là không có những bậc chân tu, vì họ chưa đủ duyên gặp thôi. Một số quần chúng thích âm thinh sắc tướng, chư Tăng đủ để đáp ứng, thích giảng sư hoa hòe hoa sói nói đùa mua vui mà không đi sâu vào giáo lý, cũng không thiếu. Muốn một giảng sư uyên bác kiến thức lại càng không khó. Những hình thái như thế, tín đồ hiểu đạo và chuyên hành trì công phu, họ không cần thiết. Nhu cầu của họ cần một Tăng tướng nơi thân giáo chứ không chỉ ở khẩu giáo. Rất may trên đất khách chưa xuất hiện dạng thầy cúng với giá cả không thương lượng. Trong xã hội Việt Nam, kinh tế thị trường có thể du di- thuận mua vừa bán, cò kè bớt một thêm hai, nhưng ma chay theo Ngọ thì không có vấn đề kèo nèo thêm bớt.
Quần chúng cũng xót xa khi thấy các sư Việt Nam sống xa hoa chung quanh quần chúng còn nghèo đói. Người không làm ra của cải mà hưởng thụ trên những của cải sang trọng. Trong khi đó, trách nhiệm hoằng truyền cho tín đồ đói pháp nơi vùng xa, vùng sâu lại không hề quan tâm, chuyện đó nhường cho ngoại giáo thực hiện. Chùa đua nhau phát triển như loại hình kinh doanh thời đại, đó không phải là tín hiệu một Phật giáo hưng thịnh, bởi lẽ tư chất của tu sĩ đang thiếu một nội lực cần thiết. Nếu một tu sĩ không có nội lực mà chỉ phát triển ngoại hình , tu sĩ sẽ là một trong những giai cấp thượng tầng của xã hội mà lịch sử tôn giáo thế giới đã từng kinh qua, như Bà La Môn từng là giai cấp giáo sĩ liên kết chặt chẽ với giới cầm quyền.
Quần chúng tín đồ tuy than vãn mà vẫn cứ nhắm mắt cung phụng những vị mà họ có cảm tình. Than trách giai cấp tu sĩ mà lỗi phần lớn chính phát sanh từ tín đồ mù quáng. Những thập niên 1930 khi cư sĩ đứng ra nổ lực chấn hưng Phật giáo để rồi sản sanh hàng loạt Tăng tài cung ứng cho giáo hội sau khi đất nước chia hai. Chính những Tăng tài đó đã đưa Phật giáo thoát khỏi ách nạn thời đại 1963. Sau 1975, các bậc cao đức lần lượt về với quá khứ, để lại một khoảng trống quá lớn cho Phật giáo Việt Nam, Khi các trường Phật học được phục hồi, học viện Phật giáo đã cung ứng cho Giáo hội một số rất ít những Tăng Tài giữa hàng ngàn Tăng ni sinh tốt nghiệp và hàng trăm tu sĩ xuất dương du học với một mớ bằng cấp cao ngất. Có lẽ lúc nầy cư sĩ phải tiếp tục gánh lấy trách nhiệm cùng với chư Tăng chấn hưng đạo Phật. Tín đồ không chỉ là người hộ pháp cung ứng vật chất cho Tam bảo, tín đồ vẫn là thành viên của Tăng già trong tứ chúng của đạo Phật, vì thế, Phật giáo hưng suy, tín đồ có một phần trách nhiệm. Việc cung ứng vật chất quyết định việc nên hư của các tu sĩ trẻ. Một tu sĩ vào đời được quần chúng cung phụng sùng bái như Thánh sống, họ sống trên của cải không do mồ hôi công sức họ làm ra thì tuổi non trẻ đó chưa biết trân quý tấm lòng của quần chúng và tương lai của một Phật giáo, vì họ chưa ý thức được trách nhiệm vô hình của một sứ giả Như Lai. Những tín đồ tại gia, trong nước cũng như ngoài nước, bản thân không dám tiêu xài, vợ chồng con cái cũng dè xẻn từng đồng để cúng dường chư Tăng; có người ở khu nhà ổ chuột, lao động chân tay, thế mà việc tiêu xài của một số Tăng sĩ, từ vật dụng nhỏ như cell phone, thuốc lá đến bất động sản, đều là những loại cao cấp trong xã hội. Một hành khất không dám ngữa tay xin tiền một tu sĩ ngồi trên xe đời mới lúc ngừng lại ngã tư. Vậy Tăng sĩ ngày nay là thành phần nào trong xã hội? Hình ảnh một thanh niên ăn chơi sa đọa, hưởng thụ phung phí trong một gia đình rách nát, nói lên tinh thần vô trách nhiệm với gia phong, , do gia đình dung dưỡng quá mức, một Tăng sĩ cũng thế, tín đồ cũng quá mức cung phụng mà không cần biết tu sĩ đó xử dụng đồng tiền vào việc gì cho Tam bảo.
Tệ nạn phần lớn ở đất Mỹ, tu sĩ nặng tâm vì tiền, vì thế bằng mọi cách phải có tiền, muốn thế, phải lập chùa, một khi có chùa là có bao nhiêu nhu cầu và áp lực khác về sinh hoạt xã hội và nghĩa vụ thuế má. Cái vòng lẩn quấn cuốn hút biến tu sĩ thành nhữung nhà sáng tạo kinh doanh không vốn. Thế là thủ thuật hoằng pháp, gây quỹ dưới mọi hìuh thức, khai thác tâm lý quần chúng một cách tinh vi mà ít ai biết. Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra nhưng chưa bao giờ có đáp án khả dĩ, vì muốn thanh lọc, canh tân trong giới Tăng sĩ, cần phải có một vị đủ uy đức; Tại Âu Mỹ, mỗi vị thượng thủ đều cát cứ một tổ chức, một giáo hội với những danh xưng khác nhau, không ai phục tùng ai. Trong nước, tuy có hệ thống Giáo hội duy nhất, những chức sắc càng cao thì uy tín càng thấp bởi thân giáo bất cập với ngôn hành. Tăng ni và quần chúng cũng thiếu niềm tin. Chính vì thế, phương cách canh tân nội tình Phật giáo của 1930 không thể áp dụng trong thời đại vật chất quyết định xã hội ngày nay. Cho dù kinh tế đại chúng của xã hội tư bản hay kinh tế thị trường định hướng theo xã hội chủ nghĩa cũng đều là cơn lốc cuốn hút mọi người con Phật chưa biết dừng lại. Tinh thần “Tri túc” của Phật giáo, các tu sĩ ngày nay chưa biết đâu là đủ thì “Tam thường bất túc” của một hành giả khó mà thực hiện.
Phát triển xã hội, phát triển tôn giáo…y cứ trên vật chất, lấy kinh tế làm thước đo thì việc chấn chỉnh Tăng thân cũng phải từ phương tiện vật chất song song với kế hoạch giáo dục. Nội tình giáo hội áp dụng giáo chế đối với tu sĩ thì hàng ngũ cư sĩ cũng phải biết điều tiết hợp lý trong việc cúng dường, bởi lẽ mọi sự cúng dường không phải đều là hợp lý khi mà người xử dụng đồng tiền không đem lại hiệu quả cho Tam bảo và giúp tu sĩ có một nhân cách xứng đáng. Xã hội Cọng sản xa xưa quản lý bao tử quần chúng để điều hành đất nước thì việc quản lý kinh tế chặt chẽ trong việc cung ứng cho tu sĩ cũng giúp cho họ biết xử dụng đồng tiền mồ hôi nước mắt của tín đồ, một cách hợp lý. Nội quy Làng Mai áp dụng cho Tăng thân cũng như các cộng đồng tu viện chân chánh của Phật giáo trong một số quốc gia đều hạn chế việc tư hữu, điều nầy giúp cho hành giả không vướng bận vật chất, chuyên tâm vào việc tu tập hiệu quả hơn. Luật Phật cũng không cho tu sĩ chất chứa tiền của ngoài “tam y nhất bát”. Khi có tư hữu là lòng tham phát sanh, từ đó bản ngã cũng tồn tại, cho dù vi tế. Một tu sĩ thuộc hàng đại gia thì việc tiếp xúc với quần chúng cũng khó mà bình đẳng, kẻ nghèo khốn, khó mà được thầy lắng nghe. Ngay cả một tổ chức nghiêm túc như Kito giáo Vatican, một vị thụ phong Linh mục đều có lời khấn về đức “ nghèo khó” thế mà các Linh mục Triều ở các giáo xứ “khó mà nghèo”, vậy một tổ chức lỏng lẻo như Phật giáo cũng không thể đòi hỏi tu sĩ tri túc nếu bản thân vị đó không tự giác. Tuy nhiên, cũng không thiếu nhiều bậc chuyên tu ẩn thân nơi rừng sâu núi thẳm và một số ở thị thành, vẫn giữ được đời sống thanh bần.
Tín đồ là người hộ trì Phật pháp, phải cung dưỡng Tăng ni, nhưng cung dưỡng thế nào để tu sĩ không hư hỏng, biết rằng bản chất hư nên cũng do nhân thân của tu sĩ, nhưng ngoại lực cũng góp phần quan trọng. Nếu ngoại hộ không tạo duyên thì cái nhân xấu cũng khó phát triển. Cái ưu tư cho tiền đồ Phật pháp ngày nay của phần lớn giới Trí thức Phật tử không chỉ than vãn với nhau mà phải gúp cho quần chúng bình dân có ý thức về việc hộ trì Tam bảo, trong đó vật chất là nền tảng phát triển mà cũng là nền tảng để hư hoại Phật pháp. Tại sao chư Tăng không nhập chúng mà mỗi thầy phải lập một ngôi chùa riêng biệt? Tiền của bá tánh bị phân tán mỏng như thế thay vì có thể đào tạo một tu sĩ hoàn chỉnh cả mặt kiến thức lẫn đạo đức hầu củng cố nội lực cho tiền đồ Phật giáo! Quyết định chỉnh đốn Phật giáo Việt Nam ngày nay trong cũng như ngoài nước, cư sĩ có một ý thức đóng góp rất quan trọng. Đó là lối thoát cần phải có.
MINH MẪN
Virginia 30/7/2011