Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009
VẪN LÀ...
Không khí tết vẫn còn lóang thóang trong cuộc sống trên mọi miền đất nước, nhưng khí hậu năm nay có vẽ oi bức hơn, miền Bắc và Trung thì ấm, thay vì rét như mọi năm, miền Nam nóng như vào hè, báo động một hạn hán không tránh khỏi. Sinh họat kinh tế cũng chựng lại, giá vàng, khí đốt vùn vụt tăng theo tình hình thế giới;Nhân dân vẫn thỏai mái vui xuân, ngày tháng ra khỏi mùng mà họ vẫn chưa chịu về với lao động thường nhật, một hình ảnh thanh bình trong thi ca chợt hiện: Tháng giêng là tháng ăn chơi....Tuy mức sống nhân dân chưa sánh kịp với các quốc gia trong khu vực, nhưng bản chất vô tư thanh thản hưởng nhàn và thơ mộng vẫn thừa có trong giòng máu Việt, ngay trong khói lửa, duới lằn tên mũi đạn, thơ văn vẫn tuôn chảy trên đầu thép súng lạnh lùng...
Nhưng, dưới bề mặt an lành đó, từng đợt sóng xao động vẫn là những lo toan của bao tâm hồn có trách nhiệm với Đạo và Đời...mỗi người một cách lo, đồng thời cũng có những phá họai, mỗi kẻ có một cách phá, phá có chủ đích hoặc phá vì vô tình do kém hiểu biết trong khi gánh vác trách nhiệm lớn lao! Nhà nước khổ tâm cho những cán bộ tắc trách đó, thì PG cũng chả vui gì khi nhìn các tu sĩ hành động nói năng một cách vô tội vạ....
Trong mấy ngày sau tết, liên tục các nơi báo về những việc đau lòng trong PG, đo là:
1/-Arăng Tâm Hiền, các buông sắc tộc theo PG thường xuyên bị người Tin Lành đánh phá dưới mọi hình thức; rãi miểng chai, dinh, cài chông trên đường kinh hành của dân buông sóc, hành hung dân làng, hăm dọa sư cô T.Hiền, đánh cắp tài vật của niệm Phật đường Liễu Quán 3 tại Aru...
Với giọng nói không dấu của người sắc tộc, sư cô bảo: tôi lay may chu, bao Giac Ngo đưa tin trước đay đa lam kho chung toi nhieu lam, may chu dung dua len on ta net nua ( internet ); Trên núi cao mất sóng, cô phải leo lên cây cao nói chuyện.
Tôi hỏi: địa phương có giúp gì cho cô và buông làng không?
Cô đáp: ho chi noi ben ngoai thoi, ho la nguoi Ton giao ma! Ho lam lo cho nguoi khac pha chung toi. Gio toi so lam, khong muon di dau het, o luon tren nui tu giai thoat thoi.Toi đi đau ho cung theo doi...
H: cuộc sống dân mình có no đủ không?
Đáp: Cai nay an khoai san thoi, it co gao lam.
H: Nếu giúp quý cô và buông làng thì giúp cách nào?
Đ: Gao cung đuoc, tien cung đuoc, phai di qua Lao moi an toan
Trước đây Giác Ngộ có đưa tin về Aru một cách mập mờ lúc thì nói Aru, khi thì nói mà độc giả có cảm tưởng ở một địa danh trên Lâm Đồng, kèm luôn lời thú nhận của Arăng Tâm Hiền, ( thực tế sư cô không biết chữ, chả hiêu G.N lấy đâu ra lời tự bạch của sư cô T.H như vậy ) làm cho người đọc không hiểu chân giả thế nào, để rồi chính trong nội bộ PG, các cấp chức sắc phải khiển trách sư cô T.Hiền. Một buông làng an phận yên ổn tu tập bao năm qua, đã bị xáo trộn từ nội bộ PG, bị đánh phá từ bên ngòai, một thân nữ người sắc tộc như cô Tâm Hiền làm sao lấy sự chơn chất chống đở những thủ đọan độc ác từ mọi phía, bản thân cô không an tòan, làm sao làm chổ dựa cho hàng trăm dân làng đang xem cô là già làng và hướng đạo tâm linh. Hiện nay cô không có một chổ dựa để bảo vệ cô. Thật ra, Aru là xã thuộc huyện Dakru, tỉnh Quảng Trị , không hiểu Giác Ngộ dưa tin hai số báo liên tiếp, thiếu trung thực, có ý gì để đem lại hậu quả đáng thương cho những người chỉ biết núi rừng và niệm Phật cầu giải thóat. Nhà nước phải biết lắng nghe và tận tình giúp đở con dân sắc tộc không hề phá rối trị an, đồng thời xử lý nghiêm minh những kẻ dùng tôn giáo quấy phá cuộc sống kẻ khác, các cấp chính quyền địa phương cũng phải là người vô tư, khi hành xử, không nên vì tín ngưỡng của mình mà trấn áp kẻ khác tín ngưỡng. Tại sao một Daklak bạo lọan, ta đã biết nguyên nhân từ đâu!
2/Cũng từ Huế, nguồn tin bay vào, tôi nhận được lời than phiền và sự lo âu của nhiều Phật tử có tâm đạo.Huế là trung tâm văn hóa Phật giáo, từ lâu PG miền Nam phát triển cũng từ cái nôi đó, KInh đô một thời mà cuộc sống văn hóa dân tộc và PG là một. Địa linh sanh nhân kiệt, nhiều anh tài trong PG của thế lỷ 20 được xuất thân từ lò PG được gọi là Thiền môn như tổ đình Từ Hiếu, Từ Đàm, Tường Vân, Thuyền Tôn,Linh Mụ...Tu sĩ tại Huế hiện nay vẫn còn những tác phong đáng kính khi mà TP HCM tự do buông thả.
Các danh lam thắng cảnh của thời vua chúa phong kiến, đi vào lịch sử khá nhiều, nhà nước đang ra sức bảo tồn và phát triển những di tích cũng như văn hóa đất Thần Kinh, miếu mạo, đình chùa, lăng tẩm tương hợp với phong cách thâm trầm lặng lẽ của con người xứ Huế tạo một nét đẹp tự hào của đất nước, các tổng thể kiến trúc tân thời cũng tránh xa sự lấn át các di tích lịch sử, nhưng một vài người nặng óc kinh doanh cũng xem nhẹ những bảo vật bảo tồn quý hiếm của dân tộc; Cái quan trọng muốn nói, tu sĩ PG thiếu kiến thức di sản, lắm khi cũng muốn phô trương tự viện theo mô cách tân thời, chúng ta thấy nhan nhản một số chùa tại thành phố HCM không mang dáng dâp PG, vì linh hồn đã là biệt thự building, rất may ở Huế, việc nầy chưa nhiều, nghĩa là chùa chiền vẫn còn tích tụ sinh khí Thiền Lâm; Nhưng gần đây, Phật tử Kinh đô Huế đang lo âu ngôi chùa lịch sử mà nơi đó phát sanh cuộc tranh đấu uy dũng nhằm bảo tồn sinh mệnh của PGVN vào triều đại nhà Ngô, đang bị đe dọa xóa tan chứng tích lịch sử! Đành rằng, Từ Đàm có chật hẹp, xuống cấp, đành rằng dáng dấp không tương xứng với thời đại phát triển, nhưng Từ Đàm đi vào lịch sử qua bài hát nhớ đời Từ Đàm, quê hương tôi miền Trung...Từ Đàm gắn liền với công cuộc đấu tranh lịch sử của PG, Từ Đàm là mãnh đất ươm mầm tình cảm của bao người con Phật miền Trung, H.T trụ trì, thầy Hải Ấn, đang qua Mỹ vận động tiền của về xây dựng lại chứ không phải tu sửa bảo tồn nét cũ. Thế hệ con em trẻ sau nầy sẽ không còn biết một Từ Đàm lịch sử có một dáng vẽ đơn sơ xa xưa, thế hệ lớn tuổi đang thấp thổm lo sợ theo dỏi từng bước chân của ngài kết hợp với thời gian sẽ chôn mọi di tích, Từ Đàm đang đi theo bước chân của Thuyền Tôn, muốn lột xác để trở thành một mẫu hình thời đại !
Tu sĩ PG VN ngày nay có những phương tiện khoa học kỷ thuật để phát triển kiến thức lẩn Hoằng pháp, có phương tiện đi lại nhanh chóng như xe gắn máy hai bánh, cũng có những chức sắc xử dụng bốn bánh, tại Huế, Tu sĩ đi xe hơi không phải là chuyện lạ, nhưng Phật tử thuần thành không vui khi thấy HT Chơn Thiện được TỉnhThừa Thiên cấp cho chiếc du lịch. Đi Taxi hay xe du lịch riêng cũng thế thôi, quần chúng chỉ muốn thầy mình xử dụng như một phương tiện nhưng là phương tiện không bị ràng buộc bởi thế quyền.
Một chuyện lạ, PG đang lo xây chùa khắp nơi, nhưng tiền nhân hữu công với đất nước không hề quan tâm, ngược lại nhà nước CS mang tiếng vô thần, lại xây dựng 14 bức tượng đồng mang hình ảnh 14 vị vua đời Lý ( liên hệ mật thiết với đạo Phật ) tôn thờ tại Nam Định!
Khi mà PGVN xuống cấp mọi mặt, hy vọng miền Trung vẫn giữ được nét riêng tư đáng kính vốn có!
3/Cũng một sáng Xuân Bính Tuất, một tin nhắn lạ vào máy: yêu cầu xem Giác Ngộ số 312 trang 12, mục Tịnh Độ của HT T.Trí Quảng.
Tôi liền tìm và đọc theo hướng dẫn từ xa. Trong mục Tinh Dộ, HT giải thích lợi ích việc tu hành, khi tâm an định thì không bị chi phối bởi ngọai cảnh, nhưng ngài viết:
Năm 1963, với sự bồng bột của tuổi trẻ, tôi đã tham gia phong trào tranh đấu của PG, lúc ấy tự động có nhiều người chống chế độ tìm gặp tôi để kích động, mới xuống đường.Vì lòng mình nghĩ như vậy, họ mới tác động được.Nhưng khi tâm tôi đã nguội lạnh sau 8 năm tu học ở Nhật về, cỏ dại đã dọn sạch, nên rắn rít phải bỏ đi, nghĩa là tôi không muốn đi theo con đường ấy, cho nên người khác không xúi dục được...
Nghĩa là thế nào? Cuộc đấu tranh của PG chống bất bình đảng tôn giáo của họ Ngô là vô bổ, những người đấu tranh là rắn rít, chế độ nhà Ngô là chính nghĩa? thảo nào sự hy sinh báu thân của Bồ Tát Quảng Đức là bồng bột nông nổi, bởi vì HT tham gia đấu tranh đã là nông nổi thì tự thiêu càng nông nổi bồng bột hơn! Có lẽ vì thế mà thiệp chúc Xuân năm nay ở chùa Quán Thế Âm được Chúc Hạnh biểu tượng kinh điển PG chỉ trao truyền cho Chó mà thôi, không có bóng dáng con người trong đó!
Năm 1963 đã đi vào lịch sử với điểm son sáng chói đầy uy dũng, đành rằng PGVN không truất phế nhà Ngô, nhưng là cốt lỏi để thay đổi chế độ, thế mà HT trưởng Ban Hoằng Pháp , Trưởng Ban Trị Sự PG TP HCM với nhiều chức vụ quan trọng khác đã phủ nhận công trạng PG,khinh miệt phong trào là rắn rít khi tự cho mình đã dọn sạch cỏ rác trong lòng. Hình như bất cứ bài giảng nào của HT cũng đưa bản ngã mình lên cao, triệt hạ cả tổng lực PG xuống thấp như một đối chứng nổi bật! Và trong những số báo cũ, GN cũng ca ngợi các thánh tử đạo của Kito giáo trong thời Pháp thuộc; Đem Giáo ly PG cưỡng ép tính tương đồng với Kito giáo như bài Cuộc Sống Hạnh Phúc của Thái Minh Trung M.D trong Giác Ngộ số 83 P.L 2545; cách đây mấy năm, ngài lấy quyền Hoằng Pháp, ra lịnh cho chùa Hoằng Pháp Hốc Môn, cấm thu nhận tu sinh ngòai địa phương, có ý dẹp tiệm khi thành viên trong Thành Hội quy kết tổ chức Phật Thất tại Hoằng Pháp có nhiều bất lợi cho xã hội và mô phỏng tổ chức của nước ngòai.; cấm thầy C.Q diễn giảng vì không phải giảng sư của GH đào tạo; không cho thầy C.Q nhập khẩu TP với lý do tu sĩ phải nhập hộ khẩu tại chùa, dù ngôi nhà thầy mua làm cơ sở tôn giáo hợp pháp ..vậy, HT, ngài là ai???
Trong PG còn lắm điều bất cập, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, chức sắc đi ngược lại tôn chỉ GH. Bênh vực ngọai đạo, nội bộ gây khó cho nhau. Tín đồ đau buồn nhìn thấy đa số tu sĩ vì quyền lợi cá nhân, phá họai PG như những cán bộ biến chất phá họai chế độ.
Đất nước ra sức đổi mới, thông thóang,
PG cổ súy canh tân, phát triển,
thế nhưng tính chất tương đồng của những biến thái vẫn là một, phải chăng đất nước VN là một, dân tộc VN là một!
Mọi điều Vẫn Là....
MINH MẪN
07/02/06
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét