Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009
XUÔI NƯỚC ĐÔI GIÒNG
Những năm tháng đất nước cố ngoi mình lên với kinh tế thị trường, bao rác rưởi lềnh bềnh trên cuộc sống, những trái ngang, nghịch lý luôn nẩy nở phát sinh, mức sống có khá hơn, phải đánh đổi bằng những vất vả đời người; tôn giáo tồn tại, phát triển cũng không trơn tru như cổ máy vận hành thiếu dầu nhớt, trong đó, PG cứ ỳ ạch như bánh xe gỗ lăn trên sỏi đá, dằn vật, đau thương, ê ẩm. Những tâm hồn tha thiết với đạo, trong nước, muốn khối keo sơn, là PG, những trí thức bên ngoài, nhận thức được tiền đồ dân tộc, muốn tránh những cấu xé đau thương như đã từng, không ai khác làm chất liệu cho một nền văn hóa nhân bản dân tộc, cũng là PG, do vậy, bằng khả năng, tất cả góp tay chung sức vực dậy một cơ thể bệnh hoạn, tiếp ứng những dinh dưỡng, tạo điều kiện cho những bộ phận trong cơ thể đó thích ứng nhịp nhàng, nhưng bàn tay mặt lắm khi phủ nhận bàn tay trái, một cơ phận bất toàn không theo ý chí của não bộ, tạo thất vọng cho những thiện chí, chả lẽ, toàn bộ mang bệnh trầm uất trước một cộng nghiệp vô lý đang tồn tại trong PGVN !
*/ Những chủ quan không nhìn nhận một thực tại của GHPGVNTN, bởi không còn là thực thể có khả năng hoạt hành, khung sườn yếu ớt, nhân sự hạn chế, tiếng vang một thời biến thành một hình ảnh đẹp trên giá vẻ để mà ngắm. Nội bộ cứ nghĩ mình là cháu đích tôn có quyền được truyền thừa, không thể phủ nhận, nhưng thực tế hoàn cảnh không cho phép một bảo lưu thiếu tính thời đại, tự mình cô lập trong ốc đảo không lối thoát. Tiếng vang thỉnh thoảng cũng chỉ làm gia vị cho món ăn thời sự, thực lực bây giờ là con sư tử nhồi bông, cũng nanh vuốt đó, cũng dáng điệu oai hùng đó, được nhốt trong lồng kính trưng bày, không còn tác dụng thực tế, ví rằng sư tử còn sống, tầm nhìn cũng hạn chế trong phạm vi chuồng lồng, vẩy vùng thêm mau kiệt sức mòn hơi; Trong quyền lực chính trị, thế nhân không chấp nhận một đối đầu, xã hội tự do, đối đầu cho phép trong luật pháp, những đối đầu ngoài luật pháp bị xem cực đoan bạo động; XHCN, đối đầu càng không thể chấp nhận, những người nhạy bén, thường thích nghi hoàn cảnh, tự tồn và phát triển xuôi theo cơ chế, người mang dòng máu quân tử Tàu, bộc trực, thường bất đắc chí trước quyền lực thế gian, tự mình cô lập, giam hãm, mọi việc bị đình trệ, không phát triển như ý! Cá nhân đã đành,tập thể bị vạ lây; một PG không thể bị đình trệ như vậy, vì nó là sinh khí, hơi thở của một dân tộc; PG không là gạo cơm, không là cơ sở vật chất, nó là linh hồn của cuộc sống, lành mạnh hóa xã hội, giúp con người một phong thái an lạc, thanh thoát; Vì thế PG không thể lụn tàn như cây cổ thụ chết mòn; muôn người như một muốn tổ chức PG phải linh hoạt như Ki tô giáo biết thich nghi, nhưng không lòn cúi, một người trong muôn người lại đưa tập thể theo cá tính để danh vị cá nhân tồn tại, địa vị tập thể suy vi; Thiện tri thức PG tìm mọi cách hàn gắn, nhưng vô vọng, bởi nội bộ cố chấp, bên ngoài ngăn trở, phá hoại, xúi dục; bức màn tăm tối bao phủ lên cơ thể PGVN, những tiếng thở dài giòng tộc họ Thich, nhìn sự phân hóa như dấu hiệu tàn hoại trên cơ thể lụn tàn, những cơ hội vàng thoát khỏi u trệ, cảm thông, đoàn kết nhau, lần lượt tuột khỏi tầm tay; ôi vận mệnh oan trái ! Nội bộ đó luôn sống trong ảo vọng hào quang một thời mà không nhìn diễn biền từng sát na trong xã hội đang vươn.
GHPGVNTN đã mang cặp kính màu như thế, nhưng cơ chế lãnh đạo đất nước không xem bất cứ bộ phận nào trên cơ thể dân tộc, dù là bất toại, cần loại trừ mà phải cần chuyển hóa cho thích hợp sự vận hành đồng bộ trong một dân tộc, huống nữa, cho dù GH nào, môn phái nào của PGVN cũng đều là một chi thể từng đóng góp cho đất nước những công trạng to lớn, những đứa con bướng bỉnh bất trị không hẳn vô dụng; giá trị là vấn đề chuyển hóa chứ không phải loại trừ; tuy GHPGVNTN chỉ còn hư danh, nhưng ai bảo nó không có một ảnh hưởng, một tác dộng nhất định; Tuy chỉ còn hai vị cốt cán nhưng là hai tầm vóc lớn đối với PGVN và một phần ba cộng đồng Phật tử Việt Nam trên thế giới; Tuy là hạt cát, nằm trong mắt, vẫn xốn xang; Nếu cô lập để tự nó lụn tàn theo thời gian quả thật uổng phí, không biết tận dụng cái danh đó làm thành cái lợi cho xã hội, đòi hỏi nhà lãnh đạo khôn ngoan nên cân phân chọn lựa. Đành rằng nhà nước cũng từng tạo điều kiện giải tỏa bế tắc đó, nhưng chúng ta không bắt kịp sự linh hoạt và tầm chiến lược, bỏ mất cơ hội, tạo sự bực bội cho nhà nước, sự tiếc rẽ của quần chúng, đánh mất thiện cảm và niềm tin của những thiện tri thức, và tạo một pha thú vị cho những kẻ ác cảm đối với PG.
*/ GHPGVN hiện tại, vận hành bởi một chính sách chỉ định, khó có tác dụng sáng tạo; đành rằng nhà nước không xen vào nội bộ tôn giáo như những thập niên 90 về trước, nhưng chức sắc lãnh đạo PG phải được sự chấp thuận của Mặt trận, nếu không do nhà nước tiến cử; Cán bộ GH vì thế có diểm nương tựa, phát sanh cậy thế, hành động quá trớn, mang vào cơ chế GH những mầm bệnh thời đại của xã hội : tham nhũng, quan liêu, lộng hành...
Trong việc điều hành Phật sự thường đợi lệnh, không tự sáng tạo, biến tổ chức thành ù lỳ, đình trệ; cộng thêm thành kiến với GH cũ, sợ ảnh hưởng bị giảm, không muốn ai có uy tín hơn mình, dù đó là một Thiền sư ở ngoài nước; tệ nạn kỳ thị địa phương vẫn còn tồn tại trong PG; bao nhiêu căn bệnh trầm kha của xã hội mà nhà nước đau đầu đối trị, trong PG vẫn tồn tại như một tất định; Tuy nhiên, một số ít bậc chân đức muốn khôi phục đạo phong của hàng tu sĩ, cũng chỉ hạn chế trong phạm vi Già Lam, khó tạo ảnh hưởng sâu rộng như thời gian ngắn ngủi của Thiền sư làng Mai về thăm và hoằng hóa trên quê nhà. Trong xã hội VN hiện tại, quần chúng ngán ngẩm phần lớn các tu sĩ PG, những tu sĩ có chức quyền trong GH cũng như các Tăng sinh trẻ thiếu giới luật oai nghi phẩm hạnh đều phạm những cố tật của xã hội, thêm vào đó, hai GH nhìn nhau bằng sự tỵ hiềm, quay mặt nhau, nhưng quên rằng, nếu không có GH hiện hành hợp pháp thì PG khó tồn tại trong xã hội, nhưng không có GHTN thì chưa chắc PG ngày nay có những thoải mái; ví dụ, trung tâm Liễu Quán Huế, GH đương nhiệm không thể thành công khi đòi lại cơ sở bị chiếm dụng nếu không có sự tiếp ứng của Tăng đoàn thuộc GHPGVNTN, ngược lại, Tăng đoàn không đủ tư cách pháp nhân đòi hỏi nếu không có GH hiện tại đứng mũi chịu sào;
Dù GH nào, tông môn nào của PG cũng là một phần của toàn bộ PGVN, chúng ta mãi tranh chấp danh xưng, pháp lý, cố chấp nhau từng lời nói, từng nguyên tắc, đưa nhau vào bế tắc, chướng ngại về hiệu quả Phật sự, thậm chí mất cả tình đồng đạo, nghĩa thầy trò, không những làm đau lòng tín đồ, chư Phật chư Tổ cũng không vui thấy những chuyện phân hóa như vậy; Cha mẹ ông bà không bao giờ muốn con cháu phân ly, chúng ta đi ngược nguyện vọng đó, tức chúng ta đoạn tuyệt với huyết thống tâm linh, phản bội thầy tổ và chư Phật, bị ma chướng xúi dục, cứ nghĩ mình đang tiếp nối truyền thống!
*/ VN ta cũng như hầu hêt các nước mang tính thực dụng, chạy theo khoa học cơ giới, lấy kinh tế làm thước đo sự tiến bộ, văn minh của một dân tộc, các thế hệ kế thừa mất gốc đạo đức tâm linh, tình cảm gia đình, tình cảm xã hội càng nghèo khi cơ sở vật chất càng phồn thịnh, mọi việc giải quyết trên lý, do vậy, Tình người bị hụt hẩng, đó là hậu quả của những tôn giáo không lấy nhân bản làm gốc, đưa xã hội phương Tây vào thời đại đen tối, bất an, nghèo tình thương trên những tiện nghi vật chất, Robot thay thế con người và con người biến thành robot vì muốn được việc, không muốn thất nghiệp, chạy đua với robot về mặt ưu điểm để chứng tỏ công sức con người vẫn đáng tin cậy, bán công sức để giá thành rẽ hơn một con robot, tìm chổ sống của kiếp làm người! Cứ thế tâm linh tình cảm trống vắng, phiền muộn, bất an kéo dài, tinh thần căng thẳng- stress- bạo lực phát sanh... Từ ngày PG có mặt trên đất nước phương Tây, đem lại cho bộ phận lớn của xã hội một niềm tin, đời sống có lý tưởng, nhiều giáo phái tâm linh xuất hiện, những giáo phái Thần học đem lại tàn khốc bao nhiêu, Tâm linh Nhân bản đem đến cho họ đời sống dịu dàng êm ái bấy nhiêu, giúp họ trở về an trú ngay chính họ, Thiền trở thành một thao tác, một món ăn tinh thần không thể thiếu trong xã hội Âu châu hiện nay, từ trí thức đến bình dân, Thiền giúp họ an lạc, yêu đời và giảm bệnh tật; Họ bắt đầu khước từ tín ngưỡng lỗi thời, quay lại Đông phương tìm giá trị thực từ những tôn giáo mà trước đây do ngộ nhận, họ xem thường; hy vọng, từ đó, Vật chất và tâm linh được cân đối, giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn; VN ta đi vào vết xe trên nửa thế kỷ về trước của một xã hội thiên hướng vật chất, kể cả tôn giáo họ đã khước từ, chúng ta cũng o bế trân quý như một bửu bối, cứ nghĩ cái gì của các nước tiên tiến cũng có giá trị, nhưng quên rằng cái giá trị của thời Trung cổ không thể luôn là giá trị của thời Hiện đại, Thần học không còn chân đứng tại đó, chúng ta lại sẳn sàng nhường tổ quốc cho họ Đăng quang, và rồi xã hội chúng ta cũng sẽ rơi vào thời kỳ đen tối của Thần giáo; Hiện nay, họ nhanh nhẩu tranh thủ tín đồ, nói cách khác, họ đang gia tăng lực lượng để làm áp lực với nhà nước, với dân tộc, nhưng Tin Lành Cao Nguyên vụng hơn, vội hơn Ki tô giáo, đã sớm đòi một quốc gia tự trị; Trong tương lai, khi số lượng tín đồ ngang ngữa với Ki tô giáo, liệu VN có là bãi chiến trường cho những tôn giáo thần học tranh giành ảnh hưởng, PG không còn là đối thủ đáng ngại, hoặc tự rút vào bóng tối như một tín ngưỡng nhân gian, một loại dị giáo đối với họ, hoặc bị đào thải bởi những thủ đoạn bạo lực ? Nhửng mầm mống đe dọa đó, chúng ta, những lãnh đạo PG hiện nay không quan tâm, vì đang quan tâm tranh giành thế lực, đó là điều họ mong muốn, và họ sẳn sàng đứng trong bóng tối tiếp ứng, nội gián...Chúng ta đang bị họ đẩy đi quá xa những yêu sách lẫn sang chính trị, hành động và phát ngôn cũng mang màu sắc chình trị, lệch ý hướng ban đầu, và rồi, thay vì chúng ta có công, trở thành có tội với dân tộc! Do những sai phạm đó, chúng ta bị quần chúng ngoảnh mặt, nhưng trong tâm cảm họ, vẫn còn một thiện cảm với PG, họ đau buồn nhìn những thoái hóa khi nghĩ đến ân đức sâu dầy của Đức Thế Tôn, phần lớn không muốn đến chùa, họ bám vào đền miếu để duy trì đức tin, vô tình chúng ta tạo thêm mê tín cho xã hội; Có lẽ nhà lãnh đạo văn hoá cũng thấy những nguy hại to lớn, thấy một lổ trống to lớn trong văn hóa dân tộc được báo trước, thấy được tiền đồ văn hóa phi nhân bản đang biến đất nước thành một xã hội châu Phi, đang biến dân tộc thành một thị trường tiêu thụ những đồ phế thải của các nước tiến bộ, con cháu chúng ta mất phương hướng, làm mồi cho tranh chấp, đau thương, nó sẵn sàng bán gia tài cha ông để đổi lấy một viên thước Lắc;
Tôn giáo đã thế, xã hội tha hóa, chính trị bối rối, văn hóa báo động, kinh tế thị trường đang dọ dẩm theo khuynh hướng XHCN, giáo dục không ổn định, và áp lực quốc tế không ngừng gia tăng nhiều mặt; Do vậy sự hiện diện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong lúc nầy là một thử nghiệm đầy giá trị; Lực lượng quần chúng hướng về Ngài như người chết đuối gặp phải phao, một hiện tượng chưa từng có tại VN trước và sau 1975; Hàng ngàn người trong các tụ điểm tu tập, trên mười ngàn người tại Linh Mụ và Nam Giao, trên năm trăm người từ Sai gòn đáp tàu ra Huế theo Thiền sư, có những cụ ông cụ bà ngoài 70 tuổi, họ phấn chấn hồn nhiên một cách dễ thương, xuống ga hàng loạt, chuyến tàu lửa trơ trọi các khoang trống lặng lẽ về Bắc, rồi những ngày sau đó, tiếp tục bằng xe đò, các tỉnh lân cận đổ về Từ Hiếu, Từ Đàm, Linh Mụ, họ ở các khách sạn, các nhà trọ, những nhà thân, thậm chí vỉa hè để hàng ngày được nghe những lời Pháp nhũ từ một Thiền sư.
*/ Trong thời gian ngắn tại mỗi nơi, thế nhưng Thiền sư đã thay đổi rất lớn trong tâm cảm, trong ý thức trong quần chúng Phật tử, trong phong cách của tu sĩ tham dự khóa tu, nhất là, giúp quần chúng trở lại mối dây liên hệ với ba thế hệ để hóa giải mọi bất đồng trong gia đình đến ngoài xã hội, tái lập đạo đức xã hội, và, nhà nước cũng có cái nhìn thiện cảm hơn những thập niên về trước đối với ngài; Tại Huế là điểm biểu tượng đặc sắc, qua Ngài, đạo phong và đức độ đã hóa giải ranh giới giữa hai GH mà gần 30 năm đánh mất tình đồng đạo, các thầy trong GH và trong Tăng đoàn trở nên dể thương và thân thiện hơn,vây quanh Thiền sư trong hai dịp Bố tát, các điểm thuyết giảng, nhất là trong tổ chức tiếp đón khi đặt chân xuống đất Thần kinh; Lần lượt các tỉnh thành, cũng từ đó, tu sĩ và cư sĩ, có khuynh hướng tu tập, không quan tâm tranh chấp về danh xưng GH, không cần biết đến GH nào, một sinh khí mới cho việc hướng về tâm linh được tái lập; Hình ảnh GH bị nhạt nhòa, chỉ còn lại lời giáo huấn từ một Thiền sư, quả là một dung dịch hiệu quả cho một PGVN hiện nay.
*/ VN ta có hai Thiền sư đức độ, có uy tín, đó là hai Bồ Tát sống làm điểm tựa cho quần chúng Phật tử và tu sĩ hiện nay:
HT Thich Thanh Từ và Thiền Sư Thich Nhất Hạnh.
Các tu viện của HT Thanh Từ quy tụ hàng ngàn Tăng ni tu tập, tuy không có tầm vóc quần chúng như Thiền sư Nhất Hạnh nhưng giúp rất nhiều cho những ai hướng đến giải thoát, ngoài việc hướng dẫn tu tập, ngài còn xây dựng các cơ sở lớn, nhất là Trúc Lâm Yên Tử, ngài dịch thuật, viết lách, Ngài tạo một thế đứng vững trong ngôi nhà PGVN hiện nay. Một PG trong Thiền môn
Thiền Sư T. Nhất Hạnh, công cuộc hoằng hóa trên thế giới, sự thành đạt, ai cũng biết, nhưng tại VN, thành công ngoài dự đoán của các quan sát viên, của các nhà chính trị, các nhà tôn giáo, và nhất là GHPGVN - GHPGVNTN, không ai nghĩ rằng có một sự kỳ dịu đến với Ngài trong những ngày ở Huế đối với nội bộ PG; qua các buổi nói chuyện tại Học Viện QG Hành Chánh, tại HVCTQG HCM ở Hà Nội, và tại Bình Định. Sự thành công, xét trên phương diện hoằng pháp, qua tâm đức, hóa giải những dị biệt, tạo sự gắn bó một lực lượng PG mà từ lâu cứ như bị phân hóa, đó là một thành công tối cần cho PGVN hiện nay, Thiền sư không những là một học giả, một giáo sư, một Thiền sư, một nhà thơ, nhà văn, nhà xã hội học, tâm lý học,. Một nghệ sĩ, còn là nhà Cách mạng PG vĩ đại, làm mới PG thích hợp với xã hội Phương Tây, đem PG vào xã hội một cách tinh tế. Thiền sư đi trên mọi tranh chấp, vượt mọi bình phẩm, thoát mọi ràng buộc chính trị để thong dong vào cuộc sống tình người; trong tương lai, Một PG xã Hội mà không cần một xã hội PG
Trên đất VN, sự hiện diện của ngài và chương trình tu tập được triển khai, song hành với HT Thanh Từ, chắc chắn bộ mặt PGVN sẽ đổi mới, không còn ai bận tâm tới tranh chấp danh xưng GH, mọi người chỉ biết PGVN và pháp môn tu tập, giúp họ vượt qua phiền não trong cuộc sống, giúp tái lập hạnh phúc gia dình và ổn định nếp sống văn hóa xã hội.
Giòng pháp lưu đó, như giòng sông êm dịu nhưng có thể cuốn đi rác rưởi hai bờ, chỉ còn lại một giòng sông trong xanh và đôi bờ cỏ mượt mà; Cho phép ta tin rằng PGVN trong tương lai không còn màu sắc ảm đạm như hiện nay, không còn phân hóa, nhờ đức độ của hai vị Bồ Tát, nhờ năng lượng cộng tu của các thanh tịnh Tăng, một hóa giải nhiệm mầu đưa tất cả về một khối, qua ba tháng có mặt tại VN của tăng đoàn Làng Mai, cho phép ta tin một phép nhiệm mầu: XUÔI NƯỚC ĐÔI GIÒNG.
M.M cuối tháng 3/05
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét