Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009
Vatican đến Việt Nam
“Một phái đoàn của Giáo hội Công giáo La Mã đã đến Việt Nam để chuẩn bị thực hiện một loạt các cuộc họp với các nhà lãnh đạo ở Hà Nội trong lúc Việt Nam và Tòa thánh Vatican xem xét tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao.
Theo tin của hãng thông tấn AP: phái đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh, Đức Ông Pietro Parolin, hướng dẫn đã đến Việt Nam hôm thứ hai. Theo lịch trình đã được ấn định, phái đoàn sẽ họp với các nhà lãnh đạo giáo hội Công giáo Việt Nam trong ngày thứ hai để bàn về các vấn đề nội bộ.
Sau đó trong tuần, phái đoàn sẽ họp với các giới chức chính phủ Việt Nam và đi thăm các nhà thờ ở 3 tỉnh miền trung. “
Sau chuyến viếng Vatican của Thủ Tướng Nuyễn Tấn Dũng, Pietro Parolin, Thứ trưởng Ngoại Giao tòa Thánh đã cùng phái đoàn đến làm việc tại Hà nội.
Dư luận xôn xao khi VN đến Vatican thì dư luận cũng hoang man khi Vatican đến VN.
Những hoạt đầu chính trị nương bóng Mỹ, kêu gọi Mỹ cấm vận VN, đưa VN vào danh sách CPC, nhưng Mỹ lại bắt tay với VC và bỏ cấm vận, đưa VN ra khỏi danh sách đáng quan tâm. Những tổ chức chống Cộng một phen thất vọng, có người còn lớn tiếng oán trách, lên án Mỹ đã phản bội như Tổng Thống Thiệu từng mắng Mỹ suốt mấy giờ trên truyền hình khi Mỹ bỏ rơi miền Nam VN,.trước lúc ông ta bỏ nước ra đi.
Cũng những tổ chức nương bóng Vatican để chống lại VN, kêu gọi Vatican đừng bắt tay nếu VN không tôn trọng tự do Tôn giáo và Nhân Quyền, hy vọng với áp lực của Vatican, có thể làm VN chùn bước, nhượng bộ, nhưng khi Giáo Hoàng tiếp Thủ Tướng VN bằng phong thái đon đả, thì phía VN vẫn ngồi thẳng lưng nghiêm nghị mà mọi người ngỡ rằng sẽ phải khom lưng trước Benedict 16. Gíáo Hoàng cũng xác nhận VN có tiến bộ về tự do Tôn Giáo. Một số Giáo dân và Linh Mục gửi thư yêu cầu Giáo Hoàng đặt điều kiện với TT Nguyễn Tấn Dũng nếu muốn bang giao với Vatican.
Nghe qua, tưởng chừng bang giao với Vatican là một ân huệ cho VN, ngỡ chừng VN được tòa Thánh chấp nhận cho bang giao là VN được tòa Thánh tiếp tế, bao bọc, cung ứng mọi nhu cầu, và hơn nữa chế độ CSVN sẽ được Vatican bảo lưu tại vị vĩnh viễn…
Khi Vatican tiến hành đàm phán với VN trên lộ đồ bang giao thì những kẻ chống đối càng một lần nữa hoang mang sợ sệt, ngỡ chừng mình lại bị phản bội như Mỹ vừa phản bội.
Hình như tòa Thánh không vì những tiếng kêu cứu bi thương đó mà xét lại bang giao, ngưọơc lại, chỉ có Vatican và chính phủ VN mới biết điều gì cần phải làm và tại sao phải làm..
Vatican nôn nóng VN sớm cải thiện chính sách đối với tôn giáo, nhất là Kito giáo, để sớm xét đến vấn đề bang giao, hầu tín hữu trở thành kiều dân Vatican, không bị lay chuyển lập trường như giáo hội ở Nga và Trung quốc, trể ngày nào, Vatican lo sợ ngày đó. Chính quyền CSVN khôn ngoan hơn, không như Balan hay các nước trong Liên Bang xô Viết trước đây; Khi dùng mọi áp lực quốc tế vẫn không lay chuyển được VN, tòa Thánh phải thay đổi chiến thuật mềm mỏng, đối thoại và bang giao, đó là sự khác biệt giữa thái độ chính trị của Kito giáo và các sư PG. Sự khôn ngoan đó đã giúp cho Vatican tồn tại hơn 2 ngàn năm qua. Riêng VN, vấn đề bắt tay với Vatican không hẳn là sự cầu lụy,vì ai cầu lụy với một đối thủ luôn lừa cách chôn sống mình. Có người nghĩ rằng VN đã đến lúc thoi thóp, vớ cái phao nào đở cái ấy; có người nghĩ cách khác, bảo rằng VN tham tiền nên bị mua chuộc bằng nhiều hình thức mà hình thức khôn ngoan nhất là trợ cấp cho gia đình họ một cách hào phóng., họ bảo nhà nước phần lớn cán bộ đều bị mua chuộc từ tung ương xuống các phường xã…Nhưng có người thoáng hơn, nghĩ rằng VN thường thể hiện tính lập dị với nước đàn anh Trung quốc và hào phóng ngoại giao để bảo vệ chính trị của mình, thỉnh thoảng vẫn tuyên bố Hoàng sa, Trường sa là của VN nhưng không hề khiếu kiện với tòa án quốc tế về chủ quyền của mình bị xâm phạm; chọn ngày tết ta trước tết Trung quốc một ngày…
Hẳn nhiên nhà nước VN có cái lý riêng của họ khi đặt vấn đề với Vatican; Cái trước mắt ai cũng thấy đó là say mê chiến thắng trên mặt trận ngoại giao đối với quốc tê, thế thì tiếc gì một Vatican khi an ninh chính trị đã vững vàn.
Một khi hai bên bắt tay làm việc tiến đến thiết lập Bang giao, nhiều vấn đề sẽ được đặt ra và nhiều điều kiện, yêu sách sẽ đề cập; Theo yêu cầu chung, tòa Thánh sẽ đặt vấn đề nhân quyền và tự do Tôn giáo nói chung, một số yêu sách biệt đãi cho GH và tín hữu Kito giáo VN nói riêng; Vấn đề tài sản GH bị chiếm dụng; vấn đề quyền hạn của VN đối với nội bộ Kito giáo. Thêm nữa, tu sĩ và tín đồ đang bị giam giữ, quản chế vì lý do chính trị hay bất cứ lý do nào. Đặc biết khu đất La Vang và vấn đề trùng tu xây dựng đền thờ La Vang; Vì thế, trước khi bắt tay vào làm việc với Bộ ngoại giao, Ban tôn giáo VN, Pietro Parolin đã phải tìm hiểu tình hình GHVN, lắng nghe yêu sách của Hội Đồng Giám Mục VN…Đi quan sát các tỉnh để thẩm định mức độ tự do Tôn giáo, nắm rõ thực chất của vấn đề cần đưa ra thảo luận.
Riêng VN, có quyền không cần đặt vấn đề Bang giao với bất cứ quốc gia nào, nếu thích, nhưng với 6 triệu kiều bào Vatican tại VN khác với 6 triệu tín đồ Kito giáo trong đất nước Trung quốc, vừa là lợi thế, nếu tinh thần yêu nước cao hơn đúc tin cuồng nhiệt, vừa là hiểm họa nếu họ chỉ biết đi theo tiếng gọi của Thánh cha mà 5 thế kỷ qua điều nầy đã được xác quyết.
VN muốn chứng tỏ bản lãnh thử lửa cho dù đã và đang gặp khó khăn với Kito giáo VN. Trên bàn cờ chiến thuật hiện nay, ai đủ khôn ngoan và bản lãnh, tất sẽ thắng; VN có quyền lực, Vatican có đức tin. Trong thời chiến, miền Nam có quyền lực, VC chiếm được lòng dân vùng xa, cho dù vũ khí không cân sức, nhưng họ đã thắng nhờ ngoại giao và tâm lý, ngày nay họ cũng dùng khả năng đó để thành công trong việc bang giao với mọi quốc gia; nhờ bang giao để VN ổn định và cân bằng vị thế trên chính truờng quốc tế mà không bị một quốc gia nào chi phối như một thuộc địa, dù sát nách với một chàng khổng lồ nhiều tham vọng.
Trong vấn đề bang giao với Vatican, không hẳn nội bộ VN đã đồng thuận, nhất là nội bộ Đảng CSVN, vì ai cũng thấy mối hiểm họa khi Vatican nhúng tay vào bất cứ quốc gia nào có tín đồ Kito giáo đang tồn tại, chỉ có một số ít cán bộ, đảng viên còn trẻ, chưa kinh nghiệm máu xương về tội lỗi của Kito giáo đối với nhân loại, hoặc một số mờ mắt trước mãnh lực của đồng dollar mới can đảm rước giặc vào nhà, nuôi ong tay áo; ngoài những lý do đó, chỉ có bản lãnh chính trị mới dám tham gia cuộc chơi đỏ đen mà trên bàn cờ là tay lão luyện ma mảnh có bề dày kinh nghiệm chính trị, có thành tích làm đảo lộn nhiều quốc gia, có tổ chức chặt chẻ được bao bọc bởi đức tin, có con dân đông nhất thế giới và tiền của quá dồi dào, nguồn kinh tế không bị chi phối như những quốc gia thế tục. Vừa là một quốc gia, vừa là một tôn giáo, Vatican có một ưu thế rõ rệt, vì thế, cái đối thủ đáng gờm của Vatican không phải là CS, nhất là CSVN mà là Hồi Giáo, tuy Hồi giáo không có những ưu thế đó, Hồi giáo chỉ có cuồng tín vì thế liều mạng, Vatican sợ liều mạng, vì anh nhà giàu nào cũng sợ mất mạng trước kẻ liều.
Khi VN bang giao với Vatican không hẳn liều mạng như Hồi giáo, không hẳn vì e sợ trước áp lực quốc tế, bằng cớ LM Lý vẫn bị quản thúc sau khi TT VN đi Vatican về, VN cũng chưa giải quyết vụ La Vang mặc dù đã cấp cho Phạm Minh Mẫn 100 mẫu đất tại Củ Chi và đáp ứng yêu cầu của Tổng Giám mục Thừa Thiên trước khi TT Nguyễn Tấn Dũng đi Ý…Có lẽ VN muốn có sự hòa hoãn giữa 2 bên, giảm bớt những thành kiến không cần thiết để con Chúa tại VN ngoan hơn, có trách nhiệm với dân tộc hơn, yêu nước hơn mà không dựa vào quốc tế để quấy rối; cái ngoan ngoãn hiện nay đối với chế độ, hào phóng với cán bộ các cấp, chấp hành mọi chỉ thị và đóng góp sốt sắng khi Mặt tận kêu gọi là thái độ khôn ngoan, nhà nước VN không có cớ để gây khó; nếu cần thọc gậy bánh xe thì đã có các sư quá khích sẳn sàng la lối đả đảo. Khi nhà nước tỏ ra tiến bộ hơn trước sự chống đối, thì có một vài con cờ thí nghiệm đứng đầu thành lập các đảng phái chống đối; khi nhà nước bắt bớ thì nhũng con cờ thí đó được xem là những kẻ tự phát, tòa Thánh ngoại giao xin ân giảm; nếu CS bó tay trước những cao trào thì nhiều phong trào khác sẽ phát triển như trăm hoa đua nở.
Cái bận tâm thường xuyên của Kito giáo là xóa CS khỏi cộng đồng nhân loại, ngoại giao chỉ là giai đoạn, bang giao chỉ là chiến lược chờ thời. Cái mục dích của Vatican là mở rộng lãnh thổ, đem Tin mừng phủ trùm nhân loại; phương Tây là cái nôi của Kito giáo từng ấp ủ cưu mang đức tin cũng như từng là nạn nhân thống khổ của quyền lực đức tin đó, giờ đây nhẹ nhàng chối bỏ vì đức tin không đủ thỏa mãn nhu cầu Tâm linh song hành với kiến thức khoa học thực dụng và thực nghiệm hiện đại. Do những thất bại đó, Vatican hướng về Đông phương mà tự nhận la trở về nguyên quán của đấng Kito. VN là mãnh đất mầu mỡ đức tin cũng như Á châu là vùng phì nhiêu Tâm linh; VN chưa bị khống chế bởi Hồi giáo, CS chỉ là học thuyết nhất thời mà Kito giáo mới là vạn đại, vì thế, bằng mọi cách, dù phải lòn tron giữa chợ như Hàn Tín, cũng chả sao, hạ mình để bắt tay với CSVN thì có gì phải ngại, tín hữu không thấy cái lợi về lâu về dài và thủ thuật của toà Thánh nên ồn ào thỉnh nguyện thư thế thôi. Đức Thánh cha là kẻ vô ngộ. làm gì có sai lầm mà phải lo!
Đỉều mà đôi bên đặt ra là không xen vào nội bộ của nhau, câu nói đó mang tính trừu tượng, thế nào là không xen vào nội bộ của nhau? Hai bên phải đặt ra một ranh giới cụ thể, vì ai cũng muốn bảo vệ toàn vẹn quyền lực của minh. Cái khó trước mắt là trả lại vùng đất La Vang khi mà PG cũng xác định đó là lãnh thổ của mình. BTS PG Quảng Trị và quần chúng PG cũng đưa đơn khiếu nại về vùng đất Thánh đó khi Kito giáo cậy vào quyền lực xâm lăng của Pháp để chiếm đọat và hủy bỏ ngôi chùa Lá Vằng để lập nên đền thờ Thánh mẫu. Tài sản đang tranh chấp thì khó mà cho phục hồi hoặc cho xây dựng. Các tài sản khác cũng thế, nếu trả lại cho GH KitoVN thì cũng phải trả lại co tất cả các tôn giáo khác tại VN đã bị trưng dụng, trong đó có VN Quốc Tự tại đường 3/2 TP HCM..
Về phía chính phủ VN, khi đặt bút chấp thuận bang giao, trao Đại sứ cho nhau, tức xác định lãnh thổ của Vatican tại VN cả hai phương diện: Địa lý lẫn tâm lý. Về địa lý, tòa Đại sứ ( Khâm sứ ) là lãnh thổ bất khả xâm phạm của Vatican trên đất VN, xác định tính hợp pháp của tòa Thánh tại VN, về tâm lý, tín đồ Kito giáo không những cảm nhận mình là con chiên tòa Thánh mà còn là Kiều dân của quốc gia Vatican. Một kiều dân bình thường khi vi phạm pháp luật VN thì y cứ vào luật pháp hoặc tầm vóc lớn không giải quyết được giữa 2 quốc gia thì phải cần đến Công pháp Quốc tế, có tòa án quốc tế, giải quyết, chuyện nầy ít xẩy ra. Nhưng một quốc gia cũng là một Tôn giáo thì khó tránh khỏi những nhập nhằng.. Ví dụ Lm Lý, vừa là chức sắc tôn giáo, vừa là công dân Vatican, vi phạm luật pháp VN, hành trạng là chính trị hay tín ngưỡng? Nếu là tín ngưỡng thì tại sao lập các tổ chức mang tính chính trị, nếu là chính trị thì sao yêu sách mang tính tôn giáo? Đây là cái khó mà không chỉ có thế! Một khi tín đồ cảm nhận sau lưng mình đã có GH bảo vệ thì tính ỷ lại cố hữu của con người, cái gì sẽ xẩy ra trong những tình thế khó xử giữa 2 quốc gia, giữa nhà nước với một tôn giáo??
Chuyện khó khăn nếu có, không chỉ trách nhiệm của nhà nước mà còn là nổi đau của một dân tộc từng là nạn nhân của Tin mừng suốt 500 năm qua trên đất nước nầy.Công lao Kito giáo đóng góp cho dân tộc thì ít mà tộc ác thì quá nhiều. Hy vọng tất cả sai lầm đó chỉ là quá khứ, một quá khứ không lặp lại cho dân tộc, dân tộc sẳn sàng mở rộng vòng tay ấp ủ mọi sai lầm của những đứa con vọng ngoại, nhưng có gì bảo đảm qua khứ không lặp lại khi Vatican chưa thiết lập bang giao với VN mà một số tín đồ đã lớn tiếng áp lực yêu sách với VN và thỉnh nguyện thư với Tòa Thánh?
Chả lẽ VN luôn bị cuốn xoáy vào cơn lốc xáo trộn cực đoan mà hàng ngàn năm dân tộc phải gánh chịu?
MINH MẪN
12/3/07
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét