Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009
Phật Đản 3
Toàn thế giới, những người con Phật đều hân hoan đón mừng đại lễ Phật Đản lần thứ 2630 vào niên đại Phật lịch thứ 2550; nghĩa là 2550 kể từ khi đức Thế Tôn nhập diệt cộng thêm 80 năm ngài trụ thế.
Lần thứ 3, Liên Hiệp Quốc đứng ra tổ chức đại lễ Phật ĐẢN THẾ GIỚI; Lần đầu tiên VN được nhà nước cổ súy đón mừng đại lễ một cách long trọng nhất từ trước đến nay, vì, 1964, đại lễ cũng hoành tráng, nhưng chỉ phân nửa nước trong thời chiến, năm nay, từ Bắc chí Nam, trong niềm vui rộn rã, tất cả đồng loạt hưởng ứng lúc đất nước thanh bình; Theo ghi nhận chưa đầy đủ: TP HCM , xe hoa, có 60 chiếc; Quảng Nam có 65 chiếc; Daklak -14; komtum – 13; Bà Rịa V.T – 27; Khánh Hòa 23; Cam Ranh – 5; Thừa Thiên – 40, kể cả chiếc xe hoa ở A Lưới không về tham dự được; Mỹ Tho – 9;
Rất tiếc, chỉ thua Phật Đản năm 1964 một lể đài nơi công cộng tại bến Bạch Đằng, SG trước đây;
Hầu hết, quần chúng hân hoan nối đuôi đoàn xe hoa, mặc dù, có chỉ thị không cho cổ động viên tháp tùng; hai bên đường, Phật tử chấp tay khi đoàn xe đi qua, vài nơi có cổng ngọ môn và bàn hương án; một vài địa phương, có cả đoàn xe mô tô hộ tống...Daklak, vùng nghèo khó, đoàn từ Thiện PQ huyện Cưmgar cũng làm được 10 cổng chào, trang trí cờ tổ quốc, cờ PG,đèn và hoa…
Tại Hà Nội ông Phạm Thế Duyệt, chủ tịch Mặt Trận và bà Trương Mỹ Hoa, phó Chủ Tịch nước, có mặt trong buổi lể ở Sóc Sơn; TP HCM và các tỉnh thành đều có các quan chức đầu ngành tham dự. Một không khí tưng bừng, hoan hỷ của tín đồ PGVN bao năm chìm trong mặc cảm thua thiệt, giờ dây, chiếc giây neo được cắt bỏ, tâm hồn lồng lộng như những bong bóng trong buổi lễ,đua nhau bay vào không gian vô tận; Trong không khí thanh bình, một xã hội vươn lên, PG cũng được dịp hưởng ứng niềm vui chung của cả dân tộc!
Năm nay, cán bộ, viên chức Phật tử cũng được nghỉ lễ, và rồi đây, Quốc Hội sẽ xét duyệt sự đề bạt xem Phật Đản như một quốc lễ, toàn dân sẽ nghỉ ngơi vào ngày rằm tháng tư âm lịch .VTV2 cũng phát sóng vào tối thứ bảy ngày 13/5 và hai ngày kế tiếp về giáo lý Nhân Quả Công Bằng của giảng sư Thich Chân Quang.
Hầu hết các chùa phía Nam đều có chương trình văn nghệ mừng Phật Đản, hoặc do nghệ sĩ diễn xuất, hoăc được trình diễn bởi Gia Đình Phật Tử…Đặc biệt, tại Hà Nội, đội kèn đồng đã mở đầu chương trình bằng bản giáo ca: Phật Giáo VN của Lê Cao Phan mà trước 1975 PG xử dụng; giờ đây, giáo kỳ lẫn giáo ca đã hình thành một tổng thể hoàn chỉnh của GHPGVN mà trải qua thời gian dài khiếm khuyết!
Nghi lễ hầu như đều giống nhau về Mộc Dục và tán tụng, riêng chùa Phật Quang ở núi Dinh, có nhiều cải biến chúng ta cần noi theo: Chương trình hành lễ, kể chuyện về cuộc đời Đức Phật; không có tắm Phật; Phật Tử lần lượt vào chùa dâng hoa cúng Phật thay vì cắm nhang; tụng sám ngày Đản Sinh, sau đó làm lể Quy Y; Tất cả diển ra thật trật tự; Chùa kết hợp Nhạc và Lễ biến nghi thức thành một nghệ thuật mà cổ truyền chỉ thích hợp với thế hệ già nua; Sau thời lễ như thế, các chùa ngợp vì nhang khói, nhưng nơi đây,núi rừng thanh thoát, Đức Phật ngự trị giữa biển hoa từ những tấm lòng con Ngài dâng lên.
Từ Nam chí Bắc, PG hòa nhịp đúng chính sách nhà nước, nhưng, một vài nơi, cán bộ do không nắm bắt kịp sự cởi mở, cũng có người thành kiến hoặc đố kỵ tôn gíáo, làm sai chính sách, tạo bất mãn, ngờ vực cho dân; ví dụ quận 8 TP HCM, cấm chùa Kim Liên, Phổ Đà Sơn, Huệ Lâm giăng cờ qua đường,và tín đồ F 3 Phạm Thế Hiển không được treo cờ, trong đó có bà Phước nhà số 304/35k. Tại Đà Nẳng đường Hoàng Diệu; Ở Daklak, buông Huck, xã Cưmgar, công an xã có Ma Khách,Hồ văn Hòa, Thái, Khuê buộc chị Hoa gở tấm băng Kính Mừng Phật Đản, không cho treo cờ, theo những cán bộ đó, làm như vậy là: - tuyên truyền tôn giáo, sái pháp lệnh; -tư gia chỉ được phép trang trí trong nhà; tại thị trấn Quảng Phú, công an cũng buộc gở tấm biểu ngữ Kính mừng Phật Đản mà chị phủ lên bảng cafe Hoài Thương của chị. Tương tự như thế, nhiều địa phương cán bộ tùy tiện vô lý, người dân bảo đó là giặc phá hoại chính sách nhà nước.Rất may, nhờ phản ánh kịp, trung ương đã can thiệp thỏa đáng
Rút kinh nghiệm, nhà nước ngoài công văn chỉ thị, phải cho cán bộ tập huấn và quy định rõ phạm vi, vị trí treo cờ, để tránh tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Tại TP HCM, cuộc diễu hành xe hoa, tuy có quy định lộ trình thông qua buổi họp các Ban Đại Diện, nhưng hạ tầng cơ sở không có văn bản, và không cắt đặt các hướng dẫn viên tại các giao lộ, vì thế một số xe đã lạc đoàn. Thành Hội, Ban Đại Diện và các chùa không nhiệt tình hướng dẫn, phổ biến, giải thích cặn kẽ cho Phật tử hiểu, nên họ không dám treo cờ, sợ bị khó dể.
Dẫu sao mùa Phật Đản P.L 2550 cũng là một mùa đáng nhớ cho tăng tín đồ PGVN, và là mùa PHậT ĐẢN mà thế giới trân trọng, được công chúa Thái Lan SiRivannavari Nariratana, đích thân rạp mình xuống cúng dường chư Tôn Đức, có mặt vua sãi Thái, hơn 2000 đại biểu của 46 quốc gia, hàng vạn tín đồ khắp nơi trên thế giới vân tập. Chừng nào VN hân hạnh được đăng cai tổ chức Đại Lễ PĐ quốc tế như vậy, không những là niềm vinh hạnh cho PGVN, còn là niềm tự hào cho một quốc gia CS hòa nhập vào sinh hoạt văn hóa thế giới, quý trọng Đạo Phật như thế giới đã quý trọng.
MINH MẪN
13/5/06 PL 2550
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét