Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009
Đối thoại - Hòa hợp
Xu thế hiện nay trên thế giới không còn lưỡng cực như thời chiến tranh lạnh giữa Tư bản và CS, đối đầu trở thành đối thoại và hợp tác, tuy nhiên, trên bình diện ý thức hệ lại nẩy sanh vấn đề phức tạp khác, ý thức hệ cực đoan giữa Hồi giáo và sách lược toàn cầu của Mỹ,phải thành thật xác định, do thái độ kẻ cả của Mỹ làm mích lòng không ít các quốc gia kể cả đồng minh, ví dụ qua cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq. Hiện nay Mỹ không có đối thủ tương xứng như Liên xô trước đây, nên những động thái thường xem thường các nước. Chiến tranh thuộc địa, chiến tranh xâm lược đã đi vào dĩ vãng, vì vậy các quốc gia nằm trong chiến lược phân quyền lần lượt được tái hợp như VN, Đức, Hồng Công…riêng Bắc Triều Tiên vẫn còn lấn cấn do giới lảnh đạo mang tính bảo thủ dè dặt và ngoan cố! Srilanca, Indonesia, Philippines, mang tính nội chiến do thành phần đối lập khuấy động, lần lần cũng mở ra chiều hướng đối thoại, tìm lối thoát ổn định và xây dựng; Tóm lại, trên thế giới có vẽ sáng sủa hơn và thiên về phát triển kinh tế nhiều hơn, những vùng còn lại như Trung Đông giữa Palestine – Ixraen, Iraq, A Phú Hãn là những tranh chấp ít nhiều do Mỹ nhúng tay vào như là bế tắc nhưng cũng không đáng ngại, vì xu hướng chung của nhân loại hiện nay mong muốn hòa bình và phát triển, Mỹ đang tìm lối thoát những sa lầy đó bằng đối thoại. Như vậy, hiện nay trê thế giới giải quyết bất đồng bằng đối thoại và thông cảm lẫn nhau.
Tại VN, tết Am lịch năm Giáp Thân được đông đảo Việt Kiều hồi hương chung vui với dân tộc, trong đó, đặc biệt có Thiếu Tướng kiêm phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ về vui xuân nói lên tinh thần đoàn kết, hòa hợp bởi tính hiếu hòa của nhân dân ta mà có. Những tranh chấp do ý kiến bất đồng, do quyết định sai lầm bất cứ ở đâu cũng có, nhưng chỉ là nhất thời, quan trọng là biết cảm thông, tìm mẫu số chung để hòa hợp; Mọi đấu tranh kiên cố chỉ đưa đến tan thương cho nhân dân, cho đồng loại; PGVN gần 30 năm vẫn không thoát khỏi những bế tắt, do vậy tiềm lực PGVN đã suy yếu so với các tôn giáo bạn, hào quang một thời rạng rở nơi góc trời Đông phương chỉ là dư quang le lói mớ ảo, nhiều người cứ bám vào đó mà tự mãn, ngũ quên.
Trong những cố gắng đóng góp cho dân tộc trong thời chiến cũng như thời bình, do không nắm toàn triệt cục diện quốc tế và quốc nội, không bắt kịp kiến thức thời đại, thiếu tổ chức chặc chẻ, nội bộ ít nhiều bị thao túng bởi thế lực bên ngoài, vì vậy PGVN đã bị khủng hoảng và bế tắt; Trong nội tình giáo phẩm PGVN cũng không nhất trí phương án hành xử, người thiên về nguyên tắc pháp lý, có vị muốn tùy nghi thích ứng hoàn cảnh xã hội mà linh động, một tổ chức thiếu đoàn kết nhất quáng tất nhiên sự việc lâm vào bế tắt; Tình hình PGVN hiện nay như cuộn chỉ rối, không biết đầu mối để gở; Kẻ có chức quyền cứ bám lấy hư danh không dám mạnh dạn cải cách, một phần bị ràng buộc bởi Mặt Trận Ban Tôn giáo, một phần ngại trách nhiệm; Một số có khả năng, có trí thức không vượt qua được sự hạn chế bởi thượng cấp; Các am tự viện riêng rẽ có tìm hướng đi riêng, thiếu trình độ bị rơi vào lủng củng mê tín, bị ràng buộc sâu trong vật chất, thay vì xiển dương chánh pháp lại hủ hóa Phật đạo; Đứng trước tương lai đen tối của tiền đồ PGVN, đối diện thực tại với tu sĩ PGVN, các bậc có tâm huyết không khỏi đau lòng, cảm thấy có tội với lịch sử dân tộc và giáo sử Phật Đà.
Đất nước đang chuyển mình đổi mới hòa nhập vào cộng đồng thế giới, nhân dân có bổn phận đóng góp công sức vực dậy đất nước, PG không thể mặc nhiên tọa thị, không thể đứng ngoài lề xã hội, vài công cuộc từ thiện chưa đủ nói lên công lao đối với dân tộc; Văn hóa dân tộc trong thời hiện đại vẫn còn một khoảng trống trước bao trào lưu ngoại nhập, chưa biết sẽ rẽ về đâu, chưa có nét đặc thù giữa trào lưu tiến hóa của nhân loại như đã từng có trong nền văn minh quá khứ của VN; Nhà nước lo về kinh tế, chính trị, an ninh, PG không thể giao khoáng cả giáo dục, văn hóa, tâm linh cho một thể chế. 30 năm qua số lượng tu sĩ ngày càng gia tăng, kinh tế xã hội đang chu cấp cho đời sống hàng ngày của các tôn giáo mà hầu hết họ không tạo ra của cải bằng công sức lao động, như vậy tôn giáo nói chung và PG nói riêng phải có trách nhiệm đối với đời sống tâm linh và văn hoá dân tộc đủ cân bằng xã hội, tránh tình trạng khủng hoảng như các nước Tây Phướng đang đối mặt khi khoa học và kinh tế vượt trội mà nền tảng tâm linh của Kitô giáo không thể cung ứng; Các tôn giáo có mặt tại VN, ngoài PG, không ai có đủ khả năng vun bồi văn hóa tâm linh như PG đã từng. Kitô giáo không đủ khả năng xây móng cho Châu Âu suốt 2000 năm qua, thì với nền văn minh Á Châu, Kitô giáo cũng khó đóng góp khả dỉ. Khổng giáo có giá trị ổn định xã hội phong kiến nhưng ngày nay khó mà áp dụng toàn triệt học thuyết đó cho đương đại; Văn hóa PG có khả năng chu cấp cho mọi thời đại, nhưng hàng tu sĩ hiện nay chưa được trang bị kiến thức cập nhật để hòa nhập vào xã hội, chưa được giáo dục mẫu mực xứng với tư cách Thiên nhân chi đạo sư một vài cá nhân xuất chúng riêng lẽ không đủ sức chuyển đổi cổ máy khổng lồ hiện nay, ngược lại, còn bị xã hội loại trừ vì nhận thức vuợt trước thời đại. Nhu cầu hiện nay của đất nước không phải là tổ chức giáo hội hay danh xưng tông phái, mà cấp giáo phẩm tôn giáo vận dụng khả năng xây dựng văn hóa cho dân tộc và giáo dục cho thế hệ kế thừa một tinh thần cá biệt của con Rồng cháu Tiên.
Trong chiều hướng đi lên của nhân loại, hàng lảnh đạo đất nước khôn ngoan hoà nhập, giao hảo, tìm thế đứng cho đất nước giữa trào lưu toàn cầu hóa mọi mặt; ranh giới quốc gia chỉ còn tượng trưng như một khu vực trong khối thịnh vượng chung; Hộ chiếu giữa các quốc gia cũng dần được loại bỏ như anh em trong một đại gia đình, nhân loại đang chia xẻ nhau những thành tựu khoa học, đang cạnh tranh nhau kinh tế, chính sách thuộc địa bá quyền đã lỗi thời, chiến tranh vũ khí cũng dần được hạn chế, thế vào đó là cuộc chiến mậu dịch, các nước yếu phải chật vật vươn lên trước mọi o ép; VN đi đúng quỷ đạo phát triển và hợp tác, vì vậy cần nhân dân đóng góp công sức để xây dựng, cần chất xám từ bên ngoài đổ vào và những người Việt tha phương trở lại quê hương, bên trong cũng cần đoàn kết và ổn định. PG là một bộ phận quan trọng, vì vậy cần một sự cảm thông để bắt tay nhau; Tuy là chuyện nội bộ của PG, nhưng nhà nước ít nhiều cũng phải có trách nhiệm thúc đẩy một đại đoàn kết cho PG vì sự chia rẽ rạn nứt hiện nay cũng một phần do nhà nước nhúng tay quá sâu trong buổi giao thời! Trên thế giới, các đế quốc cảm thấy lổi thời khi thao túng nội tình các nước thuộc địa, ngày nay kinh tế quyết định mọi yêu cầu, cũng thế, nhà nước nên để các tôn giáo tự quyết định vận mạng mình trước dân tộc trong khuôn khổ luật pháp, chuyện riêng tư của tôn giáo nên được tôn trọng, chắc chắn với xu thế cởi mở hiện nay, nhà nước sẽ có quy chế riêng cho tôn giáo, tôn giáo được mở trói, mới mạnh dạn đóng góp cho đất nước, và sẽ linh hoạt hơn trong việc phục vụ. Trước khi giao cho tôn giáo sứ mạng tinh thần, PG cần hòa hợp thành một khối. Trước tình thế khó khăn hiện nay của nội bộ PGVN, một lần HT XL VTT của GHPGVNTN được nhà nước thả lỏng thử nghiệm công cuộc vận động hoà hợp và cảm thông nhưng, cuối cùng bị bế tắt bởi chưa nhất trí phương án hành động trong nội bộ, đây là một thất bại lớn lao về phía PG, nếu là Kitô giáo, có lẽ họ đã thành công khi cơ hội nắm trong tay; Dù muốn dù không, nhà nước cũng không thể để mặc sự sa sút của PGVN trong công cuộc chấn hưng xứ sở và trước cao trào canh tân khu vực; Trung quốc, Nam Triều Tiên, Thái, Đài Loan, Hồng kông, Nhật đều là những nước ổn định về kinh tế lẫn Phật giáo, tại những nước đó, PG có nhiều tông phái, nhiều giáo hội, trăm hoa đua nở làm tăng vẻ đẹp dân chủ của đất nước, PG những nuớc đó góp phần đáng kể sắc màu văn hóa cho dân tộc sở tại. VN ta, PG bị quá nhiều ràng buộc và chia rẽ nên 30 năm nay PG lạc lỏng giữa sự thờ ơ của quần chúng, hẳn nhiên cũng làm trì trệ không ít cho hướng đi lên của đất nước. Tiền đề đầu tiên chúng ta phải xác định Tinh thần PG là mạch sống dân tộc, vì vậy cấp lãnh đạo đất nước và hàng giáo phẩm PG phải có trách nhiệm củng cố lại PGVN hiện nay. Ta thử gở rối bằng những bước đầu cuộc hội thoại các thành phần giáo phẩm, các trí thức PG, các cảm tình viên PG trong và ngoài nước qua những chủ đề như:
- PG và văn hóa dân tộc
- PG và vấn đề phát triển đất nước
- PG và giáo dục thanh thiếu niên
- PG và từ thiện xã hội
- PG đối với những tệ nạn xã hội cũng như tín ngưỡng hiện nay…
- Nguyên nhân đưa đến sự trầm mịch của PGVN…
Rất nhiều chủ đề, có thể tổ chức những cuộc hội thoại thường kỳ mỗi tuần trong tháng, tránh xử dụng hoặc đưa ra những vấn đề nhạy cảm như giáo hội nầy giáo hội nọ, tu sĩ và giáo phẩm của giáo hội cũ và mới… chỉ có một PGVN duy nhất và tu sĩ lẫn tín đồ PG duy nhất mà thôi, không bao giờ đưa danh xưng giáo hội ra để bàn thảo, đó là cuộc hội thoại PG đối với dân tộc mà bất cứ tu sĩ và cư sĩ nào cũng phải có trách nhiệm, nhất là chư tôn đức giáo phẩm có trách nhiệm sẽ dần xóa mọi thành kiến mặc cảm để cùng nhau hòa hợp bắt tay nhau củng cố ngôi nhà chung PG và tiếp tục lãnh sứ mạng đối với đất nước, có như vậy PG không bị gạt ra ngoài lề xã hội và không biến mình một ký sinh tầm gởi, không mang tội phá hoại hoặc thờ ơ trong công cuộc xây dựng quê hương; dần dần mọi cảm thông sẽ đến, Ai sẽ là người đứng ra tổ chức cuộc hội thoại như vậy? Hẳn nhiên nhà nước không thể, giáo hội đương nhiệm không thể, GHPGVNTN không thể mà cần một thành phần phi liên kết như giới trí thức phật giáo ở trong hoặc ngoài nước, một tổ chức phục hồi văn hóa VN…nhà nước phải yểm trợ về mặt luật pháp lẫn kinh phí cho đến khi thành công nhất định, lúc bấy giờ là PGVN chứ không phải chỉ có một giáo hội PG nào có trách nhiệm đối với đất nước, đối với dân tộc.
Ta hãy một lần nữa thử nghiệm và hãy tin sự thành công vì thành kiến nào cũng sẽ xóa tan khi thiện chí dồi dào, chư tôn đức giáo phẩm tuổi đã xế bóng,không muốn lưu lại vết đen trong giáo sử, phải làm cái gì đó gở rối cho PGVN, sau đó PGVN sẽ là một khối trong một tổ chức hoà hợp nhất quáng, chắc chắn với kinh nghiệm tan thương qua 30 năm, nhà nước sẽ không chi phối PG như các đế quốc Châu Âu chi phối thuộc địa trong thế kỷ 19 để một lần nữa chia rẽ phân ly, nhà nước học hỏi tiến bộ trong cách quản lý mới ngày nay một cách gián tiếp và tế nhị đối với những cá thể tùy thuộc, và nhất là không can thiệp vào nội bộ PG như những yếu tố quan trọng trong việc giao hảo giữa hai cá thể.
Một lần nữa, với tư cách một người tin Phật không tùy thuộc vào bất cứ giáo hội nào hiện nay, với tư cách một người mang giòng máu Việt không khuynh hướng bất cứ thể chế nào, mong một PG vững mạnh trong một quốc gia hùng cường, chúng ta đoàn kết xây đựng PG và đất nước xứng danh 4000 năm văn hiến với một kỷ nguyên Lý Trần còn lưu sử sách. Không thể xây dựng một đất nước mà nội tình còn chia rẽ, vì vậy một cuộc hội thoại phá mọi bế tắt hiện nay đưa tới cảm thông và hòa hợp là việc tối cần, nhà nước và PG cần bắt tay thực hiện.
Xuân Giáp Thân 2004
MINH MẪN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét