Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009
Nhân Đọc Thư Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt
Minh Mẫn
đăng ngày 29/12/2007
Vào ngày 15/12/2007, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt gửi thư cho các Linh mục, tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội để nói về tình trạng chật hẹp của Toà Tổng Giám mục, cũng là cơ sở của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, không đủ chỗ sinh hoạt cho các tu sĩ và giáo dân.
Sau khi nêu cảnh khó khăn và thảm não của cơ sở vật chất hiện nay, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt kêu gọi anh chị em tích cực cầu nguyện để nơi tôn nghiêm của Tôn giáo được tôn trọng, nhu cầu chính đáng của Giáo phận và của Hội Đồng Giám Mục được đáp ứng… Vâng, đó là nguyện vọng chính đáng, cũng như sự chính đáng của nhà nước đã tận dụng những cơ sở từ thiện giáo dục của tôn giáo phục vụ cho công ích của người dân.
Nhưng kính thưa Tổng Giám Mục,
So với số tín đồ của Kito Việt Nam chỉ có 7% dân số, mà bất động sản của nhà Chung thì gấp 20 lần của Phật giáo, trong lúc đó theo thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì tín đồ Phật giáo Việt Nam là 10 triệu người (nghĩa là 12.5% dân số) dù thực tế cao hơn thế nhiều, thế mà Phật giáo không có bất động sản nhiều và rộng. Duy nhất Việt Nam Quốc Tự tại TP Hồ Chí Minh chỉ có 24 mẫu, bị trưng dụng, trả lại khu tháp chỉ trên vài công đất. Đó là bộ mặt chính và trung tâm cơ sở của Phật giáo, PGVN cũng chẳng bao giờ vì lợi ích của tôn giáo mình mà đòi hỏi. Tại TP HCM cũng như Hà Nội, ngày đại lễ thường gom vào chùa Vĩnh Nghiêm, Ấn Quang, Sóc Sơn và một số nơi chật hẹp, chẳng hề than thở. Đâu riêng Giáo hội ngài phải như vậy. Với khả năng tài chánh của Kito giáo, quý ngài có thể xin phép xây dựng đâu đó một cơ sở mới nguy nga hơn thế, và bất động sản của các tu viện vẫn còn nhiều thưa Tổng Giám Mục, tại sao cứ phải đòi cho được cơ sở của toà Khâm sứ khi mà dân số Thủ Đô ngày gia tăng và nhu cầu phát triển đô thị ngày càng cấp bách? Chả lẽ quyền lợi tôn giáo cao hơn quyền lợi xã hội và đất nước?
Thưa ngài, cảnh Giáng sinh 2007 vừa qua cho thấy các Linh mục và giáo dân chen chúc ngoài sân, chính vì những lời thống thiết của lá thư do Ngài viết mà tác động sự đau buồn tức tối trong lòng giáo dân? Và tại sao phải kêu gọi cầu nguyện mà không hành động nào khác? Nếu chỉ cầu nguyện không thôi mà đạt kết quả thì chả lẽ hơn 30 năm nay các ngài không hề cầu nguyện. Phải chăng đây là thủ thuật tác động tâm lý căm phẩn của quần chúng? Mùa Giáng sinh là mùa đem lại Bình an như các ngài đã giảng thì tại sao lại khơi dậy những u uất trong mùa Giáng sinh? Phải chăng Ngài thực hiện đúng theo kinh Thánh, (Lc 12, 51 -53): …34. Anh em đừng tưởng Thầy đến đây đem bình an cho trái đất mà Thầy đên không phải đem bình an nhưng để đem gươm dao. Quả vậy, thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng…
Khu đất của Tòa Tổng Giám Mục hiện nay tại Hà Nội, kể cả khu vực tòa Khâm Sứ, nguyên gốc là đất chùa, tài liêu nầy đã được tạp chí Văn Hoá Phật giáo, sách “La Vang Giáo sử” và những thư tịch Quốc gia đều có nói đến, mất vào tay Giáo Hội Kitô Giáo Việt Nam khi Pháp cấu kết với Giáo Hội để khai thác đất nước đô hộ. Từ Bắc chí Nam, trên hàng chục cơ sở Phật giáo bị chiếm đoạt, xem như phần thưởng mà Pháp trả công cho Giáo Hội Kito Việt Nam đã giúp Pháp nô dịch tổ quốc ta.
Chuyện thuộc về quá khứ, nói để mà nói, tôi nghĩ rằng Phật giáo cũng chả bận tâm chuyện mất còn. Nếu so với số giáo dân hiện nay tại giáo phận Hà Nội là 24.118 ngàn người, chia đều cho trên 10 cơ sở Kito giáo tại Hà Nội hiện có thì đổ đồng trên dưới 2 ngàn người / cơ sở. Trong khi đó, riêng diện tích của của toà Tổng Giám mục, Đại chủng Viện đã trên 11.000m2, nghĩa là hơn một mẫu tây cho 2 ngàn đầu người tính bình quân. Trong khi đó, từ Bắc chí Nam, cơ sở tự viện Phật giáo vừa lớn nhỏ 30 ngàn cái, mỗi ngôi chùa đổ đồng vài trăm m2, chưa nói những am cốc nhỏ được liệt kê không tới 100m2. PG được mấy ngôi có tầm vóc như Vĩnh Nghiêm? Dân số Phật giáo, thực tế những người theo đạo thờ ông bà đi chùa không phải là nhỏ, và lượng số tín đồ đến chùa lễ bái không phải là ít. Ai cũng biết 80% dân số Việt Nam theo đạo thờ Phật, thờ tổ tiên ông bà, thế thì với số quần chúng tín ngưỡng như thế so ra lượng số chùa của PGVN hiện nay có đủ để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng chăng? Thế mà Phật giáo cũng chả hề than thở.
Các cơ sở của Tôn giáo, sau năm 1975 đã bị tận dụng cho các mục đích công ích như giáo dục, từ thiện. Nếu chúng từng xử dụng với mục đích đó, và những cơ sở không có mục đích rõ ràng mà chỉ thuần về phục vụ quyền lợi riêng tư thì nhà nước lúc bấy giờ trưng dụng cho kinh doanh, hợp tác xã…Đây là việc làm hơi vội vã lúc bấy giờ. Trải qua hơn 30 năm, những cơ sở đó thay ngôi đổi chú, qua tay nhiều cơ quan chủ quản, nhiều cán bộ đảm trách, khi nhà nước có chính sách hoàn trả lại cho tư nhân và tôn giáo một số bất động sản, các tôn giáo cũng như tư nhân đã vất vả chứng minh nguồn gốc, và các cơ quan chuyên ngành như nhà đất cũng không ít khó khăn tháo gỡ những mắc mứu về thủ tục hành chánh. Ví dụ khu đất Việt Nam Quốc Tự tại đường 3/.2 TP HCM. Rạp hát Hoà bình và khu giải trí hồ Kỳ Hoà được xây dựng kiên cố, UBND Q.10 không muốn giao trả lại nhưng Giáo hội PGVN không có tiền để mua lại, đành nhận ngôi tháp Việt Nam Quốc Tự do HT Từ Nhơn chủ toạ hiện nay. Đó là cơ sở duy nhất của Phật giáo có tầm vóc đủ đại diện cho Phật giáo VN. So với tỷ lệ, thì Phật giáo mất nhiều cơ sở vật chất hơn Kitô giáo. Giáo Hội Kito VN chỉ bị trưng dụng một số cơ sở vật chất để xử dụng cho công ích xã hội, trong khi đó Phật giáo không những bị như thế mà còn bị cả Kito chiếm dụng để làm cơ sở thờ tự cho tôn giáo mình thì sao?
So sánh vấn đề nầy, tín đồ Kitô Tú Gàn tại California có đặt vấn đề với HT T. Chơn Thành rằng thế Phật giáo mua lại các cơ sở Hội Thánh và nhà thờ của Kito giáo tại Mỹ để làm chùa thì đó có phải là cướp đất của Kito giáo ? Bỏ tiền ra, thuận mua, vừa bán mà so với kẻ dùng thế lực ngoại bang để tước đoạt, như thế mà Tú Gàn vẫn ngụy biện nói cho được!
Cũng trong chính sách giao trả, bồi hoàn, một số cơ sở còn mắc mứu pháp lý, thủ tục rườm rà hay mặt bằng đang xử dụng thì nhà nước đã đền bù hoặc tiền mặt hoặc trao đổi vị trí khác. Ngoài ra, nhà nước cũng tạo thêm đìêu kiện để phát triển cơ sở nếu tôn giáo đó có nhu cầu. Ví dụ, Nhà nước cấp cho Học Viện PG 24 mẫu đất tại Lê Minh Xuân, trong khi đó, nhân chuyến công du của ông Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ và ông Ngô Yên Thi sang Vatican thì các Ngài Tổng Giám Mục Vn tranh thủ xin 100 mẫu đất tại Củ chi cũng như phía Bắc. Số đất được cấp như thế so với tầm vóc của 2 tôn giáo thì Kitô giáo VN vẫn được ưu trội hơn. Và khu đất của Kito giáo gần sở thú kế hãng Bason trên 10 mẫu, cũng đã được TP HCM hoàn trả cho chủng viện, tu viện. Ở các tỉnh thành, tình trạng cũng thế!
Hiện nay Kito giáo đã phát triển trên 10 Đại chủng viện, số lượng chủng sinh và thụ phong Linh Mục tăng nhanh.
Khi đất nước vừa đổi mới, chính Linh Mục Ngô Quang Kiệt đã được ưu tiên xét duyệt cho sang Pháp du học. Tuy Ngài sinh 1952, nhưng sớm làm Tổng Giám Mục Giáo phận Hà Nội, như thế thăng quan tiến chức khá trơn tru. Các bạn đồng song của Ngài không được tính nhanh nhạy chạy chọt quyền chức để tạo niềm tin với Ban tôn giáo và Hội Đồng Giám Mục như Ngài. Ngài ra đời tại Lạng Sơn, nhưng tính năng nỗ của một con người thành phố công nghiệp và thương mãi. Tuy học hành không xuất sắc lắm, nhưng khéo phất cờ khi gặp thời, biết vừa lòng người trên nhưng quên bạn cùng thời! Lúc ở Pháp Ngài cũng được lòng “cô bạn” giáo dân VN tên Th., sau đó khi công thành danh toại ngài cũng sớm quên trong môi trường giao tiếp thuận lợi khác. Tánh tình tiên hậu bất nhất, có lợi là sẳn sàng phủ nhận quá khứ. Từ một Linh Mục ở Long Xuyên, ngài vận động để cả GH và Ban Tôn giáo chuẩn thuận để về làm Tổng Giám Mục Thủ Đô không phải là chuyện đơn giản, nhưng những cam kết nào đó đối với nhà nước khi nhận gíáo phận, có lẽ ngài đã quên? Giờ đây lại tạo thêm khó khăn giữa Giáo hội và nhà nước trong thời kỳ trăng mật để tiến đến bang giao!
Trong phần trả lời BBC phỏng vấn về vụ ngài công bố lá thư trên đây, ngài cho biết đã nhiều lần yêu cầu nhà nước giải quyết cơ sở của Toà Khâm Sứ và mãnh đất trống mà không thấy trả lời. Nhân dịp Noel, ngài cho di dời tượng Đức Mẹ Sầu bi đến gốc cây, cắt cử giáo dân và tu sĩ canh gác ngày đêm sau khi kéo tất cả tín đồ và chức sắc ra làm lễ tại đó để tăng vẻ bi đát. Trong bài giảng nhân dịp Giáng sinh, ngài nhấn mạnh: Chỉ có công lý mới có hoà bình, thế là giáo dân được một phen mở cờ, tay vổ hoan hô ầm ỷ, mở đầu cho một chiến dịch khích động tâm lý. Sau đó, các soeurs dòng Mến Thánh và các giáo dân tụ tập nhà Chung hàng đêm để lập chiến dịch cần nguyện ngoài đường phố. Chiêu nầy gần giống với đem Phật xuống đường của Ngài Trí Quang năm 1966
Cách đây không lâu, tại Thừa Thiên, LM cũng ra lịnh cho giáo dân đến chiếm cứ ngôi trường học của họ bị phòng giáo dục trưng dụng từ ngày giải phóng.Nếu tình trạng nầy kéo dài, nhà nước trả cơ sở thì hàng loạt cuộc nổi dậy đòi lại bất động sản từ Bắc chí Nam không riêng của Kito giáo mà của tất cả các tôn giáo, sẽ trở thành một phong trào chính trị - tôn giáo, và dĩ nhiên đất nước sẽ lâm vào nguy biến xáo trộn theo đúng kế hoạch của những thành phần cực đoan. Nhà nước và tôn giáo phải ngồi lại tìm phương giải quyết ổn thoả. Ngoài Nhà Chung, Toà Khâm sứ, Tòa TGM, Giáo hội KiTo phía Bắc còn chủ quản gần 100 cơ sở tôn giáo để kinh doanh trước đây, vấn đề nầy giải quyết không đơn giản.
Thời gian qua, giới chức Vatican và Việt Nam giao thoa qua lại bằng tinh thần tương kính. Qua báo cáo của Ban Tôn Giáo chính phủ , Bộ Ngoại giao, và các Ban ngành liên đới cho Trung ương, ta thấy tinh thần Giáo Hội Roma hiện nay tiến bộ và đáng bang giao. Hội Đồng Giám Mục VN cũng tỏ ra kham nhẫn biết điều để qua ải, nhưng tổ chức Kito giáo Việt kiều, nhất là ở Mỹ, vẫn tíếp tục mạt sát các Linh Mục có thiện chí tại Việt Nam, kể cả đức Tổng Phạm Minh Mẫn, khích động Gjáo hội Kito VN trước những khó khăn chung của dân tộc. Rồi một LM Nguyễn văn lý làm con tốt thí thăm dò thái độ Việt Nam, lưa thưa một vài tỉnh lẻ cũng tỏ thái độ chống đối. Nhà nước xem đó là tự phát, không ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao chung, Nhưng gần đây liên tiếp một số quan chức Giáo sĩ VN tỏ thái độ bất khoan dung và khiêu khích. Noel năm nay, tuy giản lược hơn những năm trước, tinh thần giáo dân vẫn không suy giảm vào mùa Giáng Sinh. Một Linh Mục bảo rằng Noel là tập quán văn hoá Thế giới, lễ nghi Tôn giáo đã biến thành lễ Hội quần chúng Việt Nam.
Vâng, tuổi trẻ trong nước đã lợi dụng ngày Noel để đua đòi ăn chơi, se sua, đua xe. Số ngoại đạo tham dự Noel như mode mới đông hơn giáo dân thực thụ, nhưng chưa hẳn trở thành lễ hội quần chúng khi mà những người trưởng thành có chút hiểu biết họ cảm thấy dè chừng những loại văn hoá phương Tây. Một phần do hiểu biết, một phần do cuộc sống kinh tế chưa thong thả, một phần họ chưa hoà nhập được một hình ảnh mà cha ông họ khó chấp nhận. Nhưng dẫu sao, Kito giáo đã có mặt tại Việt Nam trên 5 thế kỷ, cũng không phải quá sớm, nhưng những quá khích chủ quan và cực đoan của quý ngài gây vết hằn lịch sử quá sâu cho dân tộc cũng chưa phai nhòa. Vào năm 2000, khi mà cố Giáo Hoàng JP2 thống thiết nhận 7 núi tội với nhân loại, thì ít ra HĐGMVN cũng phải biết điều có lời thống hối nhân dân và Phật giáo Việt Nam, nhưng cái im lặng của quý ngài đồng nghĩa một sự tiềm ẩn phục thù những gì bị thất sủng đã qua!
Thế giới ngày nay rộng mở mọi phương diện, trong đó thiện chí, cảm thông và tôn trọng quyền lợi của nhau. Những lầm lỗi quá khứ chỉ cần tỏ nhau lời thống hối, những bản chất bảo thủ tự mình hạn chế để cùng nhau tồn tại phát triển theo chiều hướng cùng có lợi. Trình độ nhân loại hiện nay cũng không cho phép ai lấn lướt, cứơp đoạt của ai, nếu một sự cố do chủ quan đưa đến thì cùng nhau tìm phương giải quyết êm thuận. Xáo trộn không phải là phương án hữu hiệu, vì hậu quả đau thương nào cũng để lại vết hằn biên sử.
Tại sao ngài Tổng Giám Mục đưa ra thư kêu gọi không vào thời điểm khác? Tại sao cứ phải để tượng Mẹ Sầu bi ngoài gốc cây? Tại sao cứ phải mỗi đêm ra đường ngồi cầu nguyện? Có người bảo Giáo dân và Giáo hội đưa Ngài Ngô Quang Kiệt vào thế khó xử? Hay chính ngài đưa Giáo hội vào thế khó xử, nhất là khi Vatican và Việt Nam đang tạo cảm thông tiến đến bang giao không xa lắm. Biết đâu nhờ những động thái nầy mà phía Việt Nam sẽ dè dặt như một Dega Tin Lành Tây Nguyên, vừa mang tính chính trị, vừa mang tính tôn giáo, để thử thách sự kiên nhẫn và khôn ngoan của Việt Nam trong tình thế nhạy cảm mới.
Giả thử khi Việt Nam và Vatican bị ràng buộc vào Hiệp ước Bang Giao rồi, những đòi hỏi trên đây, Việt Nam phải xử sự thế nào? Chả lẽ chỉ giải quyết riêng quyền lợi Kitô giáo? Đây là một trong những thế thử trí của nhau. Nhưng chắc chắn Việt Nam không để lỗ rò biến thành lỗ thủng . Nếu thật sự vì nhu cầu tín ngưỡng, nhà nước có thể giúp nhà Chung có nơi rộng rãi hơn ở ven đô, hay một bồi thường thoả đáng để tự Giáo phận giải quyết, đó là sự đòi hỏi và đáp đền chính đáng. Ngược lại, lý do đòi hỏi vì mục đích khác để khích động nhà nước và giáo dân đối đầu lẫn nhau, thì sự thể diễn ra ở lãnh vực chính trị và trí tuệ, lúc bấy giờ 80 triệu dân và 7 triệu tín hữu sẽ nhìn nhau như thế nào? Noel là mùa Bình an hay mùa kích động hận thù còn tùy thuộc kẻ chủ chăn, nhưng hận thù không giải quyết được vấn đề và kích động không phải là đường lối khôn ngoan mà Vatican đang uyển chuyển linh động. Các đấng chủ chăn nên học sự khôn ngoan của Toà Thánh hơn là của Satan.
Mong mùa Noel bình lặng và an bình cùng với dân tộc để người dân không sống trong đe dọa như những nước đang bị xáo trộn.
MINH MẪN
27/12/07
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa