Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009
Nghỉ Lễ Phật Đản 2550
Những năm gần nay, Đại Lễ Phật Đản được Liên Hiệp Quốc xem là ngày lễ trọng đại, vì thế Unesco đứng ra tổ chức, năm nay tại Thái Lan, VN ta cũng sẽ có phái đoàn sang tham dự như một thành viên PG thế giới. Tại VN, Ban Tôn Giáo chính phủ, được sự nhất trí của Mặt trận Tổ quốc và ngành an ninh hổ trợ, phổ biến văn bản đến các cấp cơ sở hạ tầng, cho phép tổ chức đại lễ một cách trọng thể.
Tuy nhiên, đó là mặt hiện tượng xã hội, còn thực chất PG có được tôn trọng đối với nhà nước và đi vào lòng người bởi các tu sĩ PG chăng, ta phải xét những thái cách đã có hay sẽ có.
Qua những cuộc chiến trên thế giới, nhân danh tôn giáo hay ẩn danh tôn giáo, đem bạo lực giải quyết quan điểm riêng tư, cho dù dưới góc độ kinh tế hay an ninh thế giới, cũng ẩn chứa mầm mống tôn giáo mà đại biểu : Thế giới Hồi Giáo và Thế giới Tư Bản đại diện quyền lợi Vatican, luôn xung đột hàng bao thế kỷ khi có cuộc Thập Tự Chinh đến nay!
Những tôn giáo Thần quyền luôn xung đột và làm đổ máu nhân loại, thế giới cũng quá mệt mỏi, ghê sợ cho tôn giáo, nhưng ba nghìn năm qua, riêng PG vẫn âm thầm tồn tại và phát triển mà không hề làm đổ máu ai, ngược lại, lắm khi bị đổ máu mà không hề phản kháng. PG bị Kito giáo tiêu diệt một số nơi như VN trong thời Pháp và Diệm, Thiệu. PG bị Hồi giáo triệt tiêu gần như tẩy trắng tại Ấn Độ, giết 10.000 tăng sĩ và giáo sư tại đại học Nalanda, tại Afganistan, Indonesia, một số vùng Mông cổ và Nga sô, hiện nay miền Nam Thái Lan vẫn thường xuyên bị đe dọa.
Do phải chịu đựng một cách thầm lặng và luôn dùng từ bi để hóa giải hận thù, PG được nhân loại biết đến như một tôn giáo hoà bình; vì thế, đề cao tính nhân bản và văn hóa trong tôn giáo, Liên Hiệp Quốc chọn PG làm biểu tượng tôn giáo hòa bình, đã đứng ra tổ chức chào mừng Đại Lể Phật Đản trên thế giới ; Một số quốc gia có PG, đã xem ngày lể Phật Đản như một quốc lễ, cho phép cán bộ, công nhân nghĩ phép vào ngày nói trên. Dĩ nhiên những nước như Thái Lan, Lào. Campuchea, Miến đều xem PG là quốc đạo, phải tôn trọng ngày lễ truyền thống với thời gian lâu dài hơn!
VN ta, Thời Lý Trần Lê, PG là quốc đạo, Ngày Phật Đản hay Vu Lan xem như ngày tết thứ hai của dân tộc, vua thường khai ân giảm án và phóng thích tù nhân, mở kho phát chẩn, trong dân gian bày lắm trò giải trí lành mạnh và đạo đức; Khi Nho giáo độc tôn, đất nước suy vi lọt vào sự thống trị phương Bắc ngàn năm, đến Pháp và Nhật, PG lui vào thâm sơn cùng cốc tu niệm, vì thế mất dần ảnh hưởng trong dân chúng.
Qua cuộc chiến chống ngoại xâm, tuy PG không là chủ lực như thời Trần Lê, nhưng là nồng cốt để người dân có chổ dựa tinh thần nuôi tâm niệm yêu nước thương dân, và khi xã hội đón nhận luồng sinh khí Tây Âu, mọi nếp sống đổi thay, tuổi trẻ không còn biết đến một tôn giáo đã nuôi lớn tính tự tồn dân tộc, liên tục các thể chế đẩy PG vào bóng đêm cuộc sống. Thập niên 1930, đối trước hiểm họa xâm lăng của phương Tây, một số cao tăng thạc đức và cư sĩ nhiệt tâm, cổ súy chấn hưng PG; Bấy giờ sinh khí hồi phục, PG bắt đầu đâm hoa kết trái, nhưng do cuộc hiến ý thức hệ mà VN là thí diểm, một lần nữa PG phải hao tán sinh lực, và bị phân hóa tiềm năng.
30 năm thống nhất đất nước, hòa bình trở lại quê hương, mọi người dân xây dựng lại cuộc sống bằng đôi tay trắng, nhưng nhà lãnh đạo đất nước không thấy được tiềm lực PG có thể làm nền tảng cho một xã hội đạo đức phát triển mà lịch sử đã minh chứng, không những ở VN, Trung Quốc, Nhật, Cao Ly, Thái, mà bất cứ quốc gia nào PG từng là quốc đạo. Nếu nhà chiến lược xây dựng đất nước , biết dùng PG như một phương tiện giáo dục đạo đức xã hội và tâm linh dân tộc, PG sẽ là chất keo kết chặt nhân dân, là dung môi chắt lọc văn hóa dân tộc , là thành trì ngăn cản ngoại xâm;vì PG không chỉ là một tôn giáo mà là một sức sống nhân bản không thể thiếu! Cho dù PG là một tôn giáo, cũng là một tôn giáo không thể thừa trong xã hội, vì Mac Lê cũng đã xác nhận tôn giáo là một thực thể tồn tại lâu dài với xã hội nhân loại , do vậy không thể phí phạm khi một thực thể đó bị xem chỉ là vật trang trí.
Hơn lúc nào hết, khi đất ta đang cần sự đoàn kết tiến vào kỷ nguyên phát triển và hòa nhập vào toàn cầu hóa, PG phải là linh hồn dân tộc nếu nhà nước biết trân trọng bảo tồn. Thế giới và Liên Hiệp Quốc đã thấy giá trị của đạo Phật, tại sao PG từng là báu vật của dân tộc, chúng ta không phát huy!
KHông phát huy bằng văn bản mà phải đi vào thực dụng trong đời sống, phải tậo điều kiện để PG và nhân dân như nước với sữa; Nhà nước phải xem PG là tôn giáo nồng cốt của dân tộc song song với các tôn giáo đang tồn tại. Bất cứ cái gì cũng phải có một cái chính, cái cốt lỏi chứ không thể cá mè một lứa như nhau. Một khi xem PG có giá trị tích cực cho xã hội, Ngày lễ lớn như rằm tháng bảy, Lễ Phật Đản phải là ngày quốc lễ, nhân dân,học đường, cán bộ được nghĩ phép một ngày, và đạo đức PG phải được bộ giáo dục đưa vào học đường đào tạo tinh thần yêu nước và từ bi cho thế hệ con em, như vậy mới bảo tồn chủ quyền tổ quốc và phát triển tâm linh dân tộc. Tâm linh không phải là một tôn giáo mà là linh hồn dân tộc.
Các sư PG cũng thấy được trách niệm đối với đất nước, tích cực đem đạo vào đới, không bằng con đường mê tín mà bằng đạo đức trí tuệ của đạo Phật, chủ động di vào nhân dân chứ không ngồi đợi nhân dân đến với mình, vì Đức Phật chúng ta đã từng khuyên các thầy Tỳ Kheo, mỗi người đi mỗi ngã, truyền bá sâu rộng chánh pháp, giúp con người hiểu rõ đạo đức Nhân Quả để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phật Đản năm nay, niềm vui chung của người con Phật trên thế giới khi thấy Liên Hiệp Quốc đứng ra tổ chức chào mừng Đại Lễ; VN ta cũng được nhà nước cổ súy giúp đỡ, và các sư cũng bắt đầu tích cực để sắc màu Phật Đản tươi thắm hơn; Người Phật tử chúng ta không mong ước gì hơn khi đạo từ bi ban rãi khắp nơi, và nếu nhà nước tích cực chọn ngày Đại Lễ này là một quốc lễ, chắc chắn xã hội Vn sẽ còn nhiều chuyển biến tốt đẹp song song với sự phát triển kinh tế đang trong tầm tay; Tâm linh và vật chất là đôi chân vững chắc cho một dân tộc.
MINH MAÃN
04/05/06 –PĐ2550
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét