Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009
Nét Đẹp Văn Hóa
Dân tộc ta có nền văn hóa tổng hợp và cá biệt, đa phần tiếp thu từ những năm tháng thống thuộc của Tàu, Tây, ảnh hưổng một ít khi cha ông ta mở mang bờ cỏi về hướng Nam, vùng đất Campuchea, đặc biệt Champa hầu như không ảnh hưởng nào về ngôn ngữ lẫn âm ngữ, và gần nhất là Mỹ, ảnh hưởng không những ngôn từ, còn cả nếp sống thực dụng, hưởng thụ trong giới trẻ. Trong quá trình tiếp thu, được sự chắt lọc để trở thành dân tộc hóa qua thời gian, và biến tấu trở thành một đặc thù cá biệt.
Thuở xa xưa đều có những tác hưởng như thế, trong cơ chế cộng đồng mà hành tinh trở thành ngôi nhà chung, liên lạc nhau cách nửa vòng trái đất chỉ vài mươi giây, năm châu bốn bể trở thành xóm giềng lân cận, chắc chắn gần mực thì đen, gần đèn thì sáng không thể tránh khỏi, nếu một dân tộc không đủ ý thức tự tồn, không biết trân trọng đặc sản quý hiếm của mình, bán rẽ gia bảo, xem ngọc ngà và khoai sắn đồng giá, chắc chắn dân tộc sẽ mất gốc như một số quốc gia đã mất gốc từ ngôn ngữ, văn hóa bản địa đến giấy khai sinh của một dân tộc. Chúng ta hảnh diện cha ông khéo bảo tồn di sản văn hóa đó cho dù nhiều lần ngỡ như bị xóa tên trên bản đồ thế giới.
Trong quá khứ, chúng ta từng thắng ngọai xâm, không những bằng quân sự, chính trị, ngọai giao mà cả văn hóa.( như sứ giả Tàu Lý Giác từng thán phục tài ứng đối của người chèo đò VN khi đưa sứ giả qua sông, đó là một Thiền sư cải trang, bèn thốt – ngòai trời vẫn còn có một mặt trời soi sáng )
Trên khía cạnh nào đó của lịch sử chiến tranh,thế kỷ 20, chúng ta thắng, Mỹ thua, nhưng thực tế của thời hậu chiến, chúng ta thua, Mỹ thắng.
Sau khi đất nước hòa bình, chúng ta không thể bế quan tỏa cảng, khép kín dân tộc sau bức màn sắt như thuở 1954 của chiến tranh lạnh, buộc chúng ta phải hội nhập, không những hội nhập kinh tế khu vực, hội nhập kinh tế tòan cầu, đưa chân vào tròng Liên Hiệp Quốc, vung tay vào mậu dịch để chuẩn bị gia nhập WTO. Mỗi lãnh vực, chúng ta phải trả một giá nhất định theo yêu cầu của cuộc chơi, tùy theo năng nổ khẩn thiết cho việc hội nhập, chúng ta có một giá phải trả nhất định, nhưng nếu miếng mồi được nhử, chúng ta không quan tâm, họ sẽ mời mọc, tiếp thị một cách sốt sắng, lúc ấy, cái giá phải trả nhẹ hơn, và ưu đãi hơn. Nhưng khi chiến tranh lạnh hạ màn, ranh giới Tư Bản và CS không nặng mùi sát khí, cả hai đều cần có nhau, một bên muốn vực dậy nền kinh tế rách nát bởi cơ chế quản lý, bao cấp sai lệch, một bên muốn tiêu thụ sản phẩm và đồ quá date trên hàng tỷ dân đang thiếu, đói; quả thế, các nước XHCN trước kia đều cần những thành quả khoa học kỷ thuật của tư bản, người dân của những xã hội đó đều muốn nếm mùi những loại sản phẩm tươi mát và cảm giác mạnh, chắc chắn, sa đọa, bạo lực song hành cuốn theo chiều gió!
WTO là thương trường ưu đãi mậu dịch, nhưng không có nghĩa là đôi đủa thần đem lại tất cả; giả thử chúng ta không cần, chắc chắn những nước cầm cân không bỏ lở cơ hội chào hàng với những hứa hẹn hấp dẫn, vì chính sách tòan cầu hóa do Mỹ chủ đạo, sẽ không bỏ rơi bất cứ Em nào ngòai quỷ đạo khống chế kinh tế của họ, dĩ nhiên chúng ta cần và họ cũng cần ta; ( như hiệp định thương mại Việt Mỹ vào năm 2001, kết quả ngày nay họ có nguồn đầu tư lớn nhất tại VN, chúng ta vẫn không xuôi chèo mát mái trong việc giao thương với Mỹ ) một sản phẩm bày trên thương hiệu, khách không quan tâm, chủ cũng phải chào mời, dĩ nhiên giá mềm hơn cho kẻ không cần mua; rốt cuộc, chúng ta nóng vội, phải chịu giá đắc, nhiều thử thách, o ép, không những điều lệ của tổ chức, cả những điều kiện ngòai lề cũng được tận dụng làm tiêu chí; Ví dụ Vatican không liên hệ gì đến thương mãi mậu dịch và bang giao quốc tế, nhưng Mỹ và các nước Âu Châu vẫn buộc chúng ta nói chuyện với họ, và chính bản thân họ cũng không còn đủ uy tín đối với các quốc gia Tây phương, nhưng họ vẫn là thương hiệu sáng giá để nước mạnh làm bửu bối mặc cả với VN trong mọi lúc, mọi nơi, cuối cùng, một bước nào đó, chúng ta ngậm đắng chấp nhận sự hiện diện của quan Thái Thú Vatican – Sepe sang thị sát, lắng nghe và vạch kế họach bành trướng nước Chúa tại VN, hy vọng dọn đường cho Chủ Sóai sang VN trong tương lai gần!
Khi kinh tế thị trường được chọn thay cho kinh tế tập trung, bao cấp, mở rộng cửa đón luồng gió mát, đồng thời gió độc cũng tuồng vào, cái nào cũng có hai mặt, tốt và xấu. Tự do kinh doanh giúp dân giàu nhưng không hẳn nước mạnh nếu bộ phận nắm giữ linh hồn dân tộc không phân biệt thế nào là văn hóa tốt bổ trợ cho văn bóa tổ tiên, cái nào là văn hóa độc hại, phá họai sinh mệnh nhân dân, để rồi ngòai xã hội, chúng ta thấy nhan nhản các cô cậu biến thành con lai tóc vàng, chạy xe như ma đuổi, tai nạn giao thông tăng vọt,thậm chí nhiều ông nhiều bà bộn tuổi cũng nhuộm tóc màu đồng, ăn mặc diêm dúa, chạy xe hippy;Từ cặp kính mát, áo quần mode đến xâu chuổi trên cổ tay,con trai bấm lổ tai, đều là những lọai hình sao chép kịch cởm từ phim ảnh Đại Hàn
Trên màn ảnh nhỏ hằng ngày, phim Đại Hàn chiếm lỉnh những cuộc tình nham nhỡ vô duyên, bệnh họan, phim bạo lực, đồi trụy thay thế nội dung giáo dục nhân cách và tình người, Phim VN chưa đủ tầm vóc hấp thu quần chúng, đa phần nội dung nghèo nàn; bèn xoay qua khai thác những pha kích dục mà gọi là tiến bộ trong phim ảnh VN. Nhà nước XHCNVN trước kia rất kỵ những gì đi ngược văn hóa Á đông, bây giờ để cho các nhà làm phim, các đạo diễn thể hiện tính cởi mở của chính sách qua những hình ảnh trơ trẻn chỉ xẩy ra nơi phòng kín.( rồi đây, Đại Hội Đảng lần X, sẽ có nhiều cởi mở hơn, tình trạng làm văn hóa như thế nầy sẽ đi về đâu? )
Diển viên điện ảnh Hàn Quốc là thần tượng cho thế hệ trẻ qua phong cách trang phục, nhà may, tiệm chụp ảnh, uốn nhộm tóc được trúng mùa!
Không thiếu phong trào quảng cáo thời trang mà những mode trang phục chỉ có trên sàn diễn, không thể phổ biến cho xã hội, mang tính cầu kỳ,mệnh danh thời trang lập dị;
Hội thi Hoa hậu là cách tôn vinh sắc đẹp, nhưng bị lạm dụng trở thành áp phe thương mãi, bản thân hoa hậu, người mẫu, một số thiếu kiến thức và nhân cách, biến thành món hàng trao đổi đắc giá cho các đại gia lắm tiền nhiều của;
Các nghệ sĩ trên sàn diễn cảm thấy hãnh diện với bộ đồ hở hang, nhảy nhót lố bịch. Nhạc phẩm không giàu chất sâu lắng như những bản nhạc tiền chiến vượt cả thời gian; Thậm chí ngôn phong của nhạc phẩm cũng nông cạn thiếu văn hóa.
Hài kịch giúp cho nhân dân thư giản sau những giờ phút mệt mỏi vì cuộc sống, ngược lại làm cho khán giả khó chịu, không những không tạo được nụ cười thâm trầm ý nhị, diễn viên cứ phải gằn giọng lớn tiếng quá ư chát chúa, càng không tạo thêm một nụ cười nào, ngòai nụ cười thương hại cho sự lố bịch của nghệ sĩ hài VN.
Học sinh ngày càng kém chất lượng, các phòng game online Emu luôn có mặt các em học sinh trốn giờ tại lớp; Thầy cô giáo cũng không buồn quan tâm vì kinh tế gia đình không đủ sống .
Tuổi trẻ ngày càng lún sâu vào thác lọan, sa đọa hưởng thụ, thực dụng kiểu Mỹ, đưa tới ma túy, xì ke, si đa ( Hiv/Aid ) hư hỏng cả một thế hệ.
Cán bộ đã lạm dụng chức quyền và kẻ hở luật pháp, thâm lạm công quỷ, tham ô hối lộ, hưởng thụ sa đọa, gây khó cho dân làm nghèo đất nước.Vì đồng tiền bất chánh, tiếp tay cho những mưu đồ phá họai quốc gia, làm ngơ cho những người khóac áo tôn giáo bành trướng thế lực, hoặc cấu kết với chức sắc tôn giáo trấn áp kẻ cô thế, chiếm dụng tài sản công dân, cùng lúc đó, một số chức sắc tôn giáo cũng muốn lọai trừ những thành phần bất phục tùng hoặc nổi danh hơn mình. Năm 2005 đã cho nghĩ hưu những thành phần tai tiếng như Trưởng phòng P.38,phó chủ tịch UBND tỉnh ,Phó chủ tịch Mặt trận và một số chức sắc tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nhưng nội bộ Phật giáo bình chân như vại trước những hung thần tu sĩ tha hóa!
Một số nhân viên trong công tác từ thiện HIV/AID đáng ra họ phải được ưu đải lương bổng khi phải lăn xả vào nghề nguy hiểm, nhưng công tác phí không đủ chi tiêu. Một số cán bộ chuyên ngành như an ninh, hành chánh, không có phương tiện cải thiện mức sống, gia cảnh phải nhờ thêm đôi tay đảm đang của hiền nội, làm sao họ có tinh thần phục vụ khi một số có quyền chức ung dung hưởng thụ bởi đồng tiền thu nhập ngòai luồng !
Tham nhũng hối lộ, viên chức sa đọa không phải là tội nếu ngành quản lý lao động tiền lương giải quyết hợp lý theo mức sống lạm phát hiện nay.Anh chị em công nhân các tỉnh đổ về làm thuê cho các công ty nước ngòai, nếu lương đủ sống, họ không bán rẽ nhân phẩm cho những đường giây chào hàng.
Hình như lâu lắm, chúng ta chưa có một tác phẩm văn học nào có tầm vóc vượt thời gian, vấn đề nầy không tùy thuộc vật chất mà là sinh khí, sinh lực nghệ thuật của xã hội đương đại.
Các ca sĩ, diễn viên điện ảnh thường đi tu nghiệp ở Mỹ, thế thì văn hóa nghệ thuật của Mỹ chứ đâu phải của VN. Chúng ta chấp nhận khoa học kỷ thuật cần phải được đào tạo từ các nước tiên tiến, nhưng chả lẽ chúng nghèo đến độ hàng ngàn năm vẫn chưa có một nền văn học nghệ thuật cá biệt, thảo nào mùa Noel vừa rồi, các cơ quan truyền thông ồ ạt cổ súy cho chương trình mừng Chúa giáng sinh, chẳng những thế, ông già Noel được Bưu điện tung ra hàng lọat trong các ngã đường, khu phố.
Chúa giáng sinh, trừ 7 triệu tín đồ Kito giáo, không liên hệ gì đến 80 triệu dân còn lại, tại các cơ quan nhà nước nhiệt tình qủang cáo, khi mà chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng lẫn không tín ngưỡng, những người không cùng tín ngưỡng đó bị bắt buộc phải nhìn, phải nghe những nhạc phẩm, những hình ảnh của thiểu số do nhà nước quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, các hình ảnh quảng cáo trên hè phố SG, và đèn ngôi sao, cờ xí, hang đá giăng ngang đường, chạy dọc phu phố Phạm văn Hai, và một số nơi trong thành phố, những nhà dân không có đạo.
Các nước trong khu vực như Đài Loan, Nam Triều Tiên họ rầm rộ ngày Noel vì vấn đề thương mãi, ngọai kiều Âu châu hiện diện đông đảo, các thương gia nhắm vào lợi nhuận, còn Bưu Điện,có noel hay không, vẫn phải phát thư, thông báo tiền điện thọai, gửi bưu phẩm, bưu thiếp, không phải ngành kinh doanh, cạnh tranh thương trường với một công ty Bưu điện song hành nào, tại sao phải cần đến hình ảnh ông già xứ tuyết cho chuyên ngành nếu không phải vì ý đồ quảng cáo mà ngành đã nhận được một sự trợ cấp nào đó.Chúng ta nghèo tiền, chả lẽ nghèo cả óc sáng tạo cho cách tiếp thị chuyên ngành hợp vơi phong cách, văn hóa dân tộc? Cơ quan nhà nước không nên tiếp tay quảng cáo cho bất cứ tôn giáo nào, nếu có, phải bình đẳng cho các tôn giáo; đài truyền hình có thể vì nhận dịch vụ để có thu nhập, trang trải chi phí; báo chí phản ánh qua loa ngày lể nào đó, hoặc nhận tiền cho trang quảng cáo một món hàng, nhưng không thể quảng cáo cho một tôn giáo giàu tiền lắm của, để những tôn giáo khác phải thiệt thòi, bất công. Tổ chức nhà nước không quán triệt cho cán bộ các cơ quan để nhất quán tính vô tư của nhà cầm quyền trước mọi tôn giáo có mặt trong xã hội.Cựu TT Võ Văn Kiệt nói lên tính cộng đồng của Kito giáo VN đồng hành cùng dân tộc, vào lể giáng sinh 2005, nhưng ở một góc độ khác, người đọc cảm nhận tính đãi bôi lấy lòng, ca ngợi không cần thiết với một thiểu số trong xã hội đa tôn giáo; Tại sao không quảng cáo rầm rộ cho ngày sinh của Mohammed, Hồi giáo; tại sao không ai biết ngày sinh của Đức Hùỳnh Phú Sổ, một tôn giáo khởi phát tại VN, Chưa ai nghe Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc của Cao Đài, một tôn giáo dân tộc, và thật vô lý, tòan dân đa số không ai biết ngày Đản sinh của giáo chủ một tôn giáo lớn có mặt hàng ngàn năm và sống chết cùng dân tộc như PG??? Cái quảng cáo rầm rộ mùa Giáng sinh vừa rồi các cơ quan nhà nước, từ đảng viên trung ương đến các ban ngành, làm cho người dân ngỡ rằng VN sắp bị Kito giáo hóa tòan bộ. Người dân có quyền chọn bất cứ ngày lể nào thích hợp để vui chơi hoặc để kinh doanh, nhưng nhà nườc không thể chọn riêng một tôn giáo nào để quảng cáo, dù bị một áp lực kinh tế hay chính trị, quyền lợi hay quyền lực. Thật vô lý khi các nước Âu châu đang đơn giản hóa Kitô giáo, cấm phô trương trong xã hội những hình thức tín ngưỡng, kể cả thiệp mừng Giáng Sinh, VN lại lẽo đẽo dấu vết hàng thế kỷ trước của các nước còn nằm trong vùng tối của Hội thánh một thời.Liên Hiệp Quốc trang trọng làm lể kỷ niệm Đản Sanh của Đức Phật thì VN đã từng lấy PG làm quốc giáo, người dân không hề biết ý nghĩa ngày trọng đại của rằm tháng tư!
Jesus, một nhân vật lịch sử, một đạo sĩ xuất thân từ các học phái tại Ấn qua những trường phái Yoga, Bà La Môn, Phật giáo...thuở thiếu thời đến 30 tuổi trở về Do Thái hành đạo bằng tình thương nhân ái, nhưng đã bị chính trị lợi dụng, đánh bóng bằng những huyền thọai vu vơ, gán ghép cho ngài những trọng trách phản khoa học, biến ngài thành một giáo chủ nuôi sống cả một tập đòan thương vụ, chính trị trên 2000 năm, nhuộm máu nhân lọai để tỏ uy quyền nước Chúa.Người dân Âu Châu đã chối Chúa mạnh hơn Phero chối Chúa ba lần, nhưng họ chỉ chối Chúa của Thần học chứ không phủ nhận nhân cách của đạo sĩ Jesus.
Ngày nay, tôn giáo không những được nhà nước VN nhìn dưới một góc độ cởi mở hơn, tuy chưa am tường cốt lỏi của từng tôn giáo; Cán bộ nhà nước bắt đầu tin tưởng tâm linh, hẳn nhiên pha tạp mê tín khi họ chưa nắm vững yếu tố khoa học trong tôn giáo đó; Bộ trưởng Văn Hóa TT, Phạm Quang Nghị, phê phán một số cán bộ đi lể đầu năm, khấn vái thần thánh xin thăng quan tiến chức mà không tự mình tu dưỡng đạo đức để nhân dân yêu mến, điều đó đúng, nhưng bảo cán bộ đi lể là biểu hiện thiếu tu dưỡng đạo đức là sai, và làm sao ông bộ trưởng nghe được lòng mong cầu của cán bộ đi lể chùa? Phải chăng đây là lời nhắc khéo để cán bộ đảng viên không dám bước sang lãnh vực tín ngưỡng tâm linh? Chính tín ngưỡng tâm linh là nét văn hóa đẹp bảo tồn sinh mệnh dân tộc trước những áp lực vô tận của ngọai bang; thuần túy vật chất đưa xã hội đến tệ nạn thiếu đạo đức như ta từng thấy trong 30 năm qua, và nhà nước đã thấy giá trị Tâm Linh song hành cùng vật chất để xây dựng một VN đặc thù, không thể đứng vững bằng một chân ( cần phân biệt tín ngưỡng Tâm Linh và tín ngưỡng Thần học ).
Ngành Văn Hóa Du Lịch Thể Thao chưa kết hợp với ngành Văn Hóa Sử Việt để giáo dục cán bộ các ngành ý thức khi thực hiện một đề án mang tầm vóc lớn, nếu không bị bên ngòai lợi dụng phô trương thì cũng bị pha trộn miễn cưỡng giữa các nền văn hóa dị biệt một cách kịch cởm.
Tuy nhiên không phải tín ngưỡng tôn giáo nào cũng giúp cho đất nước phồn thịnh nếu làm tín đồ đánh mất tự chủ, giao phó mọi quyết định cho thần thánh. Một góc báo ANTG cuối tháng,số 55, gửi cho người viết mục: Người tìm cha cho các con của mình.( người viết nói lên tâm trạng tôn kính một người cha không cùng máu mủ, cố gắng tìm cha ruột của 2 đứa con khi mẹ họ qua đời; người con viết: Chẳng lẽ cha tôi là một vị Thánh? ) mục Thư của báo ANTG cuối tháng khuyên: Có một người như cha anh đang sống bên cạnh chúng ta thật.
Thế rồi ANTG kể câu chuyện:Chúng tôi có người bạn mắc bệnh gần 15 năm nay, anh ấy theo đạo Thiên Chúa và chính vì thế anh ấy tin chúa sẽ chữa lành bệnh cho anh và anh ấy không chịu đi gặp bác sĩ. Chúng tôi nói rằng chúa sẽ nghe lời cầu xin của anh và phái Thiên sứ xuống thế gian, đội lốt một bác sĩ để chữa bệnh cho anh. Cuối cùng, anh ấy đi gặp bác sĩ và anh ấy đã đã khỏi bệnh. Nếu chúng ta còn đặt câu hỏi về những gì người cha của anh đã làm cho chị em anh thì nghĩa là trong lòng chúng ta vẫn còn hẹp hòi đâu đó, và chúng ta vẫn còn ngờ vực về lòng tốt kỳ diệu của con người trong đó có chúng ta...( Đây không phải ngờ vực lòng tốt của người cha nuôi mà là kinh ngạc , có quyền kinh ngạc chứ )
Thay vì khuyên chị em anh ta chấp nhận một người cha quá ư thánh thiện như vậy,( chính họ cũng đã hài lòng, không cần phải khuyên) không nên phân vân,lại đem hình ảnh Chúa dùng bác sĩ như một Thiên sứ xuống chữa bệnh cho một tín đồ, báo ANTG đã bảo trong con người chúng ta chứa đựng những phẩm tính của một vị Thánh và cũng chứa đựng những thứ của Ma Quỷ. nghĩa là có hai mặt trong một cá thể, vấn đề phản diện cũng chính tự thân nội tại chứ không thể từ một tha lực như một Thượng Đế trên cao. Tuy đây là một so sánh đầy thiện ý nhưng không là so sánh logic của tâm linh khoa học mà là đức tin Thần học, một lọai đức tin đánh mất tự chủ, vong bản của con người.( người Thiên Chúa Giáo vẫn phân biệt rõ, Thượng Đế là đấng sáng tạo,chủ động, con người là vật thụ tạo,bị động, hai lãnh vực biệt lập, không thể nhập nhằng hai cũng là một như thiện và ác cùng một trong con người, Thượng đế của đức tin không phải Thượng Đế của triết học, bằng chứng người bạn anh ta tin vào một Thượng đế của đức tin )
Gần đây có nhiều lọai tôn giáo tín ngưỡng hổn hợp xuất hiện, pha trộn nhiều giáo lý và thờ cả Phật lẫn Chúa, một biểu hiện do nhu cầu tâm linh hay một biến thái thần giáo để hòa nhập đức tin quần chúng?
Những nét văn hóa từ tín ngưỡng nhân gian cho đến lọai hình du nhập do cơ chế thị trường rộng mở, gần đây, lể Tình Yêu phát xuất từ Thánh Valentin của Kitô giáo, tôn vinh tình yêu, lọai hình văn hóa đẹp, rộ nở trong giới trẻ thành phố, chưa sâu xa vào các tầng lớp quần chúng như lể hội Bông Hồng, nhớ ơn mẹ cha,vào tháng bảy, chúng ta có thể chấp nhận, nhưng không thể chấp nhận bừa bải như mốt thời thượng, bất cứ cái gì từ ngòai vào chưa hẳn đều tốt, làm chệch hướng văn hóa dân tộc hay pha lõang nét đặc thù giòng giống tổ tiên.
Hàng ngàn năm qua, dân tộc ta không thiếu những biểu tượng văn hóa đẹp trong cuộc sống, nếu cần hiện đại hóa, thời trang hóa, cứ mượn những cái đẹp từ ngòai để phát triển cái đẹp của ta. Ví dụ, hình ảnh Bố Đại HT mang cái bị trên vai đi khắp thôn xóm cho quà trẻ em, không chỉ xuất hiện một ngày như ông già Noel mà quanh năm là mùa xuân của trẻ! Hôm qua tát nước đầu đình, bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen...Yêu nhau cởi áo cho nhau, về nhà dối mẹ qua cầu gió bay...đều là những cách tôn vinh tình yêu đầy ấn tượng, tại sao nhất cứ phải một món quà Valentine nhân ngày Valentin? Sống và tồn tại trong lòng dân, tại sao không vì dân, vì ý nguyện của dân mà cứ phải nhượng bộ áp lực bên ngòai!
Có thể chúng ta thắng Mỹ trên mặt trận ngọai giao, chính trị vàquân sự, nhưng chúng ta đã thua Mỹ trước mãnh lực đồng dollar, du nhập cuộc sống hưởng thụ, thực dụng, để nhiều tầng lớp người dân có cả cán bộ ngã gục trên mọi cám dổ vật chất.
Do đâu ? nếu chỉ thuần xây dựng xã hội trên mặt kinh tế mà bỏ qua nhân cách con người thông qua văn hóa dân tộc, chắc chắn sẽ bất ổn. Nhân dân cũng như cán bộ nhà nước không thể trở thành liêm khiết trên văn bản, pháp qui, phải cần được giáo dục đạo đức tâm linh, lấy nhân quả làm căn bản, từ đó lòng yêu nước và tính tự trọng dân tộc sẽ phát sinh.
Một nền văn hóa đẹp không ở phô trương trên bình diện xã hội mà phải là một nét văn hóa đầy tính nhân bản, đạo đức tự thân và biết tự chủ, đó là căn bản tự thanh lọc hóa mọi luồng văn hóa du nhập.
Dân tộc ta vốn từ ngàn xưa có đủ phẩm chất đẹp mang tính văn hóa, trước trào lưu thực dụng, thế hệ trẻ mất căn bản giáo dục, điều nầy, trách nhiệm thuộc về ai?
MINH MẪN
24/3/06
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét