Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009
Luận về Chuyến Đi
Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ đã diễn ra đúng thời định, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đã lên đường; theo dự tính sẽ viếng Vatican theo lời mời của Giáo Hoàng Benedict 16, nếu thuận tiện;
Từ hôm có thông tin ông Nguyễn Tấn Dũng đến Vatican, dư luận mọi giới xôn xao khá nhiều, xôn xao bất cứ chiều hướng nào, tất cả chung quy đều nghĩ đến VN sẽ bắt tay với Tòa Thánh, vì quan chức VN trước đây đã xác nhận : vấn đề chỉ còn là thời gian! Và GH cũng tỏ mong muốn được bang giao với các nước CS, trong đó có VN;
Ta thử nghĩ, nếu việc Bang Giao được đặt lên tầm mức đáng quan tâm, đây là việc nghiêm túc, hai bên cần có cuộc gặp chuyên biệt, có giới chức chuyên ngành như bộ Ngoại giao và Ban Tôn Giáo chính phủ tham dự, thời gian ấn định rõ ràng, và không có chuyện tiện thể ghé thăm như vậy; Thời gian lưu trú tại Rome cũng không nghe Vatican hay VN trù định;
Vấn đề quan chức các quốc gia xã giao lẫn nhau là chuyện bình thường, có lẽ VN nghĩ rằng không hẹp hòi gì đáp lời mời của Giáo Hoàng, mở đầu xã giao, dọn con đường trơn tru về lâu về dài cho sự giao hảo mà tòa Thánh thường quan tâm.
Sự thể chỉ là đoán già đoán non của dư luận bên ngoài, giới hữu trách trong cuộc mới hiểu rõ thực chất của sự kiện!
Thế nhưng, cộng đồng Kitô giáo VN tỏ ra quá lạc quan và hãnh diện; cộng đồng ngoài Kito cũng bi quan không ít và họ không hiểu VN đang diễn tuồng gì;
Khi nghe ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ sang Vatican, phần lớn tín hữu Kito giáo công khai nói rằng CSVN đã van xin được bái kiến Giáo Hoàng, xin quy phục để được che chở bởi nước Chúa…trước các áp lực chính trị hiện nay
Các Linh mục và giáo dân làm Thỉnh nguyện thư mong đức Thánh cha ra điều kiện, làm áp lực buộc VN phải giải thể độc tài, độc đảng….trong đó có Pax Romana của LM tiến sĩ Nguyễn Học Tập, Tiến sĩ giáo dân Nguyễn Phúc Liên…
Bên trong nước, Hội Đồng Giám Mục VN cũng nêu yêu sách., Hồng Y Phạm Minh Mẫn xin được cấp 100 mẫu đất tại Củ Chi...với chính phủ. Linh mục Hòa ở Quảng trị và Tổng Giám mục giáo Phận Thừa Thiên cũng đòi nhà nước cho phát triển thêm La Vang 30 mẫu ( ????) để biến La Vang thành một Thánh địa mang tầm quốc tế?
Một số nơi tỏ ra kiêu binh, xem thường chế độ
Song song đó, các tổ chức chính trị của các Linh Mục và giáo dân cũng liên tục tố cáo nhà nước CSVN để rung cây nhát khỉ, hổ trợ Benedict 16 làm áp lực với VN;
Sự việc chưa biết mục đích của chuyến đi và kết quả thế nào mà những người quá khích đã ra yêu sách, thì khi cờ vào tay, chuyện gì sẽ xẩy ra cho đất nước?
Riêng vấn đề La Vang, một khu đất của PG, trước kia là chùa Lá Vằng bi cướp đoạt và cướp đoạt một số chùa khác như chùa Báo Thiên để xây nhà Thờ Lớn ( còn gọi là nhà thờ Saint Joseph) Hà Nội.
Khu đất La Vang trên 25 mẫu, nhiều lần PG Quảng Trị đặt vấn đề lấy lại, nhưng nhà nước VN giải thích êm đẹp để Kitô giáo VN không lâm vào thế khó xử, giữ được hoà khí, đoàn kết tôn giáo trong xã hội, nghĩa là PG cũng không cần đến của phù vân đó, nhưng phải đánh tiếng để chứng tỏ mình không phải không biết gì, dù qua 300 năm, về mặt lịch sử vẫn là tài sản của PGVN; nhà thờ Đức Bà Saì Gòn, các nhà thờ ngay trung tâm thành phố các tỉnh, phần lớn xưa kia là chùa thờ Phật, như thế biết rằng đạo Phật rất ư hòa bình; Hôì giáo triệt tiêu PG tại Ấn Độ, đập phá 2 bức tượng điêu khắc trên núi ở Afghanistan, chặt đầu tu sĩ Thái; ngoại đạo in hình Phật dưới đồ lót, lấy hình Phật làm nền một website khiêu dâm, thế mà PG xem như không có gì phải bận tâm; chuyện nhà nước VN bang giao hay không bang giao với Vatican cũng là chuyện ngoài vòng danh lợi đối với PG; Riêng những tín đồ quan tâm đến vận mạng nước nhà, mới đặt vấn đề đúng. Sai!
Tuy La Vang được dàn xếp êm thắm, nhưng nguyên tắc , vẫn còn là sự kiện tranh chấp của PG Quảng Trị; một tài sản còn đang tranh chấp, luật pháp không thể cho phép tái thiết, triển khai ;
Một sự xã giao chưa được ngã ngũ như thế, chuyện yêu sách,lớn lối trong nước cũng khó mà đáp ứng thỏa mãn; ví dụ nhà nước làm vừa lòng những đòi hỏi của Kitô giáo, các tôn giáo khác thì sao? Và liệu những yêu cầu được đáp ứng, có phải là yêu cầu duy nhất và cuối cùng hay là sẽ được “ đàng chân, lân đàng đầu?”
Có như thế mới thấy các sư PG thật hiền lành khi bao nhiêu cơ sở cũng bị trưng dụng, không hề đòi hỏi, có lẽ nghĩ rằng ai xài cũng vậy thôi, tất cả vì công ích, kể cả La Vang và nhà Thờ Lớn…
Sau chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng, dư luận mới đủ yếu tố để thẩm định sự việc; Cộng đồng Kito giáo mới kết luận CSVN đầu lụy Vatican hay không, và cộng đồng ngoài Kitô giáo mới biết được sự phân vân của mình sai hay đúng;
Bàn cờ ngoại giao cũng mang tinh thần chính trị, bàn cờ chính trị cũng cần hậu thuẩn ngoại giao; ngoại giao chưa hẳn đã bang giao; từ chuyền đi của Nguyễn Di Niên, Lê Khả Phiêu, Ngô Yên Thi đến bước chân của Nguyễn Tấn Dũng là những bước sải dài làm cho Vatican sốt ruột; VN đủ kiên nhẫn để thẩm định thiện chí của đối tác, Vatican từ G.H Pio 12 đến Gioan 23, lập trường đối với CS quay 180 độ; từ thái độ cực đoan chống cộng của những vị tiền nhiệm, Paul 6 đã nghiêng về CS, phủ phàng với miền Nam VN, tạo sự bất mãn cho chế độ Nguyễn văn Thiệu, và bây giờ, một Hồng y thiết giáp Ratzing. cực đoan cố chấp, thoát xác làm một giáo hoàng Benedict 16, liệu lắng nghe, chấp nhận những lời thỉnh nguyện của Linh Mục và giáo dân để làm áp lực Vn khi bang giao, hay sẽ là cú reverse ngoạn mục như G.W Bush đã làm cho các thủ môn chống cộng phải choáng váng khi chấp nhận VN được hưởng PNTR và xoá sổ VN ra khỏi danh sách những nước đáng quan tâm về tôn giáo (CPC)?
Chính trị và ngoại giao là 2 mặt của một vấn đề, khó mà quyết đoán khi 2 bên luôn vờn nhau như mèo vờn chuột. đừng vội mừng, dừng vội lo vì một chuyến đi không đủ yếu tố bang giao, nếu là ngoại giao cũng chỉ là xã giao khi chả ai được, mất cái gì.
Tạm nghĩ rằng một bước đi như bao bước đi của con người 2 chân trên mặt đất, buồn vui sướng khổ chỉ là ảo ảnh phù vân.
MINH MẪM
254/01/07
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét