Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009
GIAI ĐIỆU CỔ
Tăng thân làng Mai và Thiền sư đã về đến Qui Nhơn lúc 3 giờ 30, tốp thứ 2 phải lấy xe bus từ Đà nẵng, đến muộn hơn 2 tiếng, nghĩa là không có chuyến bay thẳng từ Hà Nội đi Bình Định, phải quá cảnh Đà Nẵng vào ngày 30/3/05. Công việc đón rước được tổ chức khá chu đáo, tuy số người tham dự đón tiếp không quá 200 vị.
Tỉnh hội Bình Định đang công trình dang dở kiến thiết Chánh điện, nhưng vẫn tươm tất trong việc ăn ở.Không hiểu do tỉnh Hội không kêu gọi các huyện xã đưa người đến đón đoàn, hay do bận vụ mùa thu hoạch, nên số Phật tử thật thưa thớt, tuy nhiên, các huynh trưởng GĐPT khá nhiệt thành, ngoài Gia Đình Kỳ Hoàn của chùa Long Khánh, còn có sự góp mặt của một vài Gia Đình khác, số huynh trưởng trong công tác đón tiếp khoảng 100 anh, phần lớn các anh bận công ăn việc làm, cán bộ, nhân viên, công nhân và nghề tự do, tuổi từ 30 đến 50, đảm trách các khâu đưa đón, hàng rào danh dự, vòng đai an ninh, thật chu toàn; số Phật tử hiện diện, đa phần các bà. Có một số tỉnh về như Gia Rai, kom tum, Quãng Ngãi, Khánh Hoà, Sài Gòn Huế…nhưng so với SG và Huế, nơi đây vẫn lẻ loi!
Khí hậu thật oi bức,chùa tuy khuôn viên rộng, nhưng phòng ốc vẫn có cảm giác chật chội; Như phần lớn các nơi đoàn đến, Thiền sư và Tăng thân vào đại điện lễ Phật, lễ tổ, lễ chư tôn đức trong BTS tỉnh, tổ đình…Thiền sư đáp từ sau khi HT trưởng Ban tác bạch cung đón. Bất cứ nơi nào đến,Thiền sư luôn có món quà tinh thần, các thủ bút được lộng kính, các đầu sách của sư ông được trang trọng lưu tặng. Sánh hôm sau.,Thiền sư và đoàn theo chương trình ấn định, đáp xe về tu viện Nguyên Thiều, thăm trường Trung Cấp phật học, ban Giám hiệu; Trên đường lễ Phật từ chánh điện, đoàn đi vòng qua dãy nhà đóng cửa im ỉm nằm khép mình lưng núi, phía trên không xa lắm, tháp Chàm cổ còn loang lổ vết thời gian, đơn điệu đứng buồn như cái buồn thầm lặng của tu viện mà một thời vang tiếng trong nước, trong những dãy nhà ngủ quên,có treo tấm bảng: Phổ cáo, Vì thời gian tôi làm việc trích dịch kinh Đại Tạng, nên không tiện tiếp khách, mọi việc có thầy Minh Tuấn, trụ trì, đảm nhận giải quyết, mong quý vị thông cảm. HQ.
Thiền sư và đoàn chậm bước vòng qua trường Phật học, đàm đạo với Ban giám hiệu 15 phút, Thiền sư đề nghị trở lại trước cổng vào tư thất của HT Huền Quang, ngồi niệm Quán Thế Am cầu nguyện cho HT và Đạo chúng tại tu viện. Giọng xướng tụng bổng trầm của Tăng Thân Làng Mai hoà quyện gió núi thật du dương, lan toả vào không gian tĩnh mịch. Sau thời tiếng Anh là tiếng Việt, nhạc điệu tâm linh đó, có sức chấn động mãnh liệt, làm xúc động lòng người, bởi trên 500 người hiện diện như cảm thấy lẻ loi với núi rừng, tâm nguyện của đại chúng như chìm lắng trong vô vọng; Ngày Thiền sư chấp nhận lời mời về thăm quê hương trong đó có tình đồng đạo của mọi hệ phái, Giáo hội; HT HQ là một trong những pháp lữ nhiều kỷ niệm gắn bó với Thiền sư, không những trong thời kỳ 1963, sau 1964, và có lúc HT HQ cùng đứng chung tác phẩm với Thiền sư; Những khi công tác Hải ngoại với HT Thiện Minh, các ngài cũng được Thiền sư giúp đỡ, hướng dẫn trên đất khách, Thiền sư cũng hỗ trợ cho HT trong thời gian điều hành GH, ngay khi tù tội, Thiền sư không ngớt ngoại giao can thiệp giúp đỡ hiệu quả nhất, vì đối với các ngài, tình máu mủ vẫn chưa thắm đượm bằng Đạo nghĩa đồng môn, có những lúc các ngài thư qua thư lại, chuyện buồn vui cũng lắm lúc đậm đà. Tuy xa quê nhưng Thiền sư vẫn sống bằng trái tim của người con đất Việt; Ngài cưu mang những công dân các quốc tịch, các chủng tộc như gom về làm người VIỆT NAM thuần tuý, từ ăn mặc, nếp sống thường nhật cũng đậm nét quê hương; khi được tin hoà cùng nhịp thở trên đất mẹ, những hình ảnh dân quê, những diện mạo Pháp lữ hiện về trong tâm tưởng, trái tim nhân ái đó đem lại cho Thiền sư nhiều thành công, nhưng trên quê mẹ cũng thấm đượm chua xót. Thăm quê và Hoằng pháp là hai trọng tâm trong chuyến về, như đã biết, hoằng pháp qua ba tháng, Thiền sư mang lại nhiều kết quả làm nền tảng đạo đức tâm linh và xã hội cho những tâm hồn chao đảo, mất mát, thay đổi tâm cảm và tầm nhìn cho những ai hiểu đạo Phật; nhưng thăm viếng, hình như chưa toại nguyện khi một vài pháp lữ vẫn còn có những Tri kiến hẹp hòi; Cái im lặng của không gian Nguyên Thiều dễ chịu hơn cái im lặng nơi Già Lam Gò vấp, niềm cô đơn vây kín hơn nổi thất vọng tại SG; Hàng vạn dặm cách nửa vòng trái đất, thầy trò về đây chỉ để đón nhận một sự trống trải tàn nhẫn mà đạo nghĩa vẫn chưa hề phôi phai, thầy trò đối diện với núi và cây, đáp lời bằng tấm lòng cầu nguyện cũng chỉ có cây và núi cảm nhận, vì con đường dẫn vào thất HT HQ xa quá, cửa kính đóng kín quá, âm vang lời kinh cầu không thấu lọt, nhưng chấn động lực nội tâm chắc gì không phủ sóng lên trái tim 86 năm nhiều khắc khoải, biết đâu phía sau bốn bức tường, niềm chua xót gậm nhấm tâm can một cao Tăng nhiều cố chấp, tri kiến lầm lạc lớn hơn tình đồng đạo, để rồi ngày mai sẽ bị gục ngã bởi đau xót ăn năn, những tri kiến lầm lạc làm cho anh em quây lưng lại, chưa biết ai thất vọng, nhưng thanh thảng vẫn là những bước chân nở sen của một Thiền sư giàu nhân ái!
Chư tôn và Thiền sư đều Thất thập cổ lai hy, đây là dịp hy hữu tình pháp lữ gặp nhau hàn huyên, nhưng cơ hội tuột khỏi tầm tay, mai đây mỗi vị một ngã trong vòng miên viễn tử sanh, liệu niềm ân hận có bám theo sự luyến tiếc đạo tình mất đi một cách vô lý!
Trưa đó, đoàn đến thăm chùa Thiên Phước,cách Quy Nhơn độ 70 cây số, xe qua thôn làng, hai bên trải đầy lúa vàng vừa thu hoạch, các căn nhà lụp sụp, tuy mái ngói, tường xây nhưng không đủ che kín cái nghèo khổ của dân địa phương, cũng như các anh em trong GĐPT, bộ đồng phục và lòng nhiệt thành chưa dấu kín cái khó khăn trên khuôn mặt, hầu hết người dân miền duyên Hải Trung Việt đều cơ cực, nhưng giàu tấm lòng và tánh hiếu khách; Chùa nằm sâu trong làng, bề ngoài cũng phô diễn lối kiến trúc kim cổ hoà điệu, nhưng cũng biểu lộ vài nét thầm kín một nội tâm thiếu sung mãn.Nơi đây, trong cuộc đón tiếp, Thiền sư cảm hứng đọc bài thơ: "Bướm bay vườn cải hoa vàng", có lẽ Thiền sư ấm lòng khi nhận đón những tấm chân tình của chư tôn đức nơi hẻo lánh xa xôi, từ những vị chưa bị danh vị làm chai cứng tình người. Sau đó, chùa Thiên Đức là điểm thăm cuối ngày,trên chánh điện, Thiền sư bộc bạch một cách chân tình: Thiền sư gặp phải lắm khó khăn, vu khống, xuyên tạc trước khi về,tiếp tục đón nhận những vu vạ khi còn trên quê hương, nhưng đồng thời do những tri kiến sai lầm mà anh em không nhìn nhau, có lẽ đây là lần đầu gần ba tháng, Thiền sư thốt lên nổi xót xa; trước khi về quê, ngài cũng tiên liệu những khó khăn như vậy, nhưng hạnh nguyện của một Bồ Tát Vô Uý, Ngài chấp nhận. Những người hiện diện, ngoại trừ các vị ngoại quốc, đều thấm thía nổi chua xót của một Thiền sư trong lúc ấy; Bên ngoài chùa, trời ngã bóng, không khí mát hơn,mỗi người đều mang một tâm trạng chơi vơi, Thiền sư và Tăng Thân giải lao, thầy Pháp An hội ý quý thầy cô,xin phép Thiền sư đưa đoàn ra biển.
Biển Bình Định nước xanh thẩm, các thầy Au châu hồn nhiên tung mình xuống nước, Thiền sư và những vị còn lại, ngồi đón ngọn gió lành, nhìn sóng biển vỗ bờ, theo giòng nước kéo trôi mọi phiền muộn trong ngày, chỉ còn lại những dấu chân trên cát, thanh thản, nhẹ nhàng hơn,ngày đầu của chuyến về Bình Định.
M.M.
31/3/05
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét