Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

* XUÂN TRONG TA




Chủ đề của chương trình Triển lãm Văn hóa Dân tộc - Phật giáo vào chiều ngày 21/01/2017 tại chùa Phổ Quang - Tân Bình đã được Ban Văn hóa Thành hội do TT. T. Nhật Từ khởi xướng.

Cứ hàng năm, vào dịp lễ lớn của Phật giáo cũng như tết cổ truyền, Ban Văn hóa Thành hội đều được TT trưởng ban tổ chức triển lãm, đặc biệt năm nay có thêm bộ phim "Công Chúa Da Du Đà La" được sư cô Bích Liên (cựu hoa hậu quý bà tại Hoa Kỳ bảo trợ) công chiếu vào lúc 17 giờ cùng ngày sau khi lễ ra mắt triển lãm tranh tượng thư họa đặc sắc.

Theo HT T. Thiện Tánh: - Ban văn hóa Thành hội là ban có tầm sinh hoạt nổi bậc nhất trong 13 ban ngành của giáo hội. Trong chương trình gồm các hạng mục của hơn 500 tác phẩm của nhiều tác giả có uy tín trong và ngoài nước với nhiều thể loại:

- Tôn tượng Phật và Bồ Tát, tranh ảnh, Pháp khí, Pháp lam, Lục bình thủy tùng, gốm sứ nghệ thuật...
- Thuyền Bát Nhã chở đầy hoa, thơ và ánh sáng
          * Góc quê hương
          * Lễ tết nhân gian
          * Xưa-sau giữa hiện tại "bây giờ"
          * Bát tâm xuân
          * Gieo duyên hàn mặc
          * Giao lưu văn hóa

Tất cả đều mang ý nghĩa hoằng hóa Phật pháp, phát huy, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc...

Dưới sự chứng minh của HT T. Thiện Tánh, TT T. Nhật Từ, TT T. Phước Tiến, TT T. Phước Niệm, TT T. Minh Nhật.

Với sự có mặt của các anh chị em nghệ sĩ góp phần tổ chức cho cuộc triển lãm cũng như khách mời, trong đó có nhạc sĩ Tôn Thất Lan, nhà thơ Hạnh Phương... và quần chúng Phật tử.

Trong phần phát biểu khai mạc, TT T. Nhật Từ, trưởng Ban Văn Hóa Thành hội xác định giá trị Tết cổ truyền đã được nhà nước đăng ký với Unesco, là một di sản văn hóa phi vật thể, là một việc làm sáng suốt, mà bao năm qua một GS viện trưởng đại học Cần Thơ cũng như vài người đề nghị sáp nhập tết cổ truyền vào chung tết Dương lịch dưới cái nhìn kinh tế. TT chứng minh, nước Nhật nghỉ tết hơn 18 ngày, nghĩa là gấp đôi thời gian nghỉ tết của âm và Tây lịch, thế nhưng cũng không làm cho kinh tế Nhật suy giảm. TT cũng nói, hủy bỏ tết truyền thống đồng nghĩa hủy bỏ truyền thống văn hóa của một dân tộc. Không thể sáp nhập ngày tháng sinh nhật của hai người làm một thì làm sao sáp nhập nền văn hóa cổ truyền của dân tộc vào với tết Tây. Hơn bốn triệu người Việt trên thế giới đón tết, chính quyền bản địa đó không hề quan tâm đến tết truyền thống của cư dân Việt thì những người nước ngoài có mặt trên đất nước phải tùy thuộc vào nền văn hóa của với 9.3 triệu người nước Việt, không vì thế bắt chúng ta bỏ tết cổ truyền nhập chung tết Tây.

Với lập luận vững vàng hữu lý mang tính thuyết phục để minh chứng lý do cho buổi khai mạc triển lãm hôm nay.

MINH MẪN
21/01/2017


































Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

NGÔI CHÙA TRÊN MÂY

 
Nằm sâu trong núi rừng Tây Nguyên, cách trung tâm Bảo Lộc khoảng 20 km, quanh năm mây vờn bao phủ, Linh Quy Pháp Ấn Sơn là một ngôi chùa như từ trên trời lạc xuống hạ giới. 

Nằm cách trung tâm Bảo Lộc khoảng 20 km, chùa Linh Quy Pháp Ấn nằm trên đỉnh đồi 45 thuộc huyện Lộc Thành (Lâm Đồng). Đường vào chùa rất gian nan với những con dốc cao ngất và bề rộng chỉ chừng 40 cm, luôn là thách thức thú vị với du khách thập phương. 

Toàn khuôn viên chùa khoảng 40 ha, địa hình kéo dài qua nhiều ngọn đồi cao bao phủ bởi những rừng cây và đồi chè, cà phê. Quán Chiếu Đường với cổng trời và sân mây được xem là chốn bồng lai tiên cảnh. 

Nhà sư trụ trì Thích Minh Thành cho biết trong thời gian tu học tại Nhật, thầy yêu thích lối kiến trúc Nhật Bản nên đã xây chùa theo phong cách này. 

Vào những buổi sớm mai mây tràn dần về phủ khắp núi rừng, những tia nắng xuyên qua tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ ảo.

Nhìn về phía xa, mây như tràn về thung lũng. 

Mỗi 6h, khi mặt trời vừa nhô lên, sư thầy Pháp Thạnh bắt đầu thay y phục và chuẩn bị cho buổi kinh sớm.

Trước khi đọc kinh thầy luôn lau bụi bẩn trên ngôi tượng Phật Thích Ca, biểu thị lòng thành kính.

Sau đó, thầy niệm kinh trước cửa Quán Chiếu đường

Thầy dành nửa tiếng để tĩnh tâm và đọc kinh.

Sau buổi kinh sáng, thầy ra gác chuông để gióng những hồi chuông sớm.
 
Tiếng chuông vang vọng khắp núi rừng báo hiệu một ngày mới bình yên.

Cây cổ thụ trên đồi trước chùa là nơi các sư thầy chọn để tu thiền mỗi sáng sớm.

Thường sư trụ trì Minh Thành sẽ có những buổi thuyết giảng tại đây cho các đệ tử.

Tiếng kinh hòa cùng không gian bồng bềnh của sớm mai khiến lòng người tĩnh lặng rũ bỏ mọi ưu phiền.

Một vài sư thầy lại chọn cách tịnh thiền một mình trên các mỏm đá. 

Hiện nay Linh Sơn Pháp Ấn là nơi yêu thích bậc nhất của các bạn trẻ ưa khám phá khi đến với khu vực Tây Nguyên nói chung hay Bảo Lộc nói riêng. Trong thời gian tới chùa sẽ tiếp tục được mở rộng và xây dựng cao hơn theo hình bảo liên đăng. Ảnh: Hoàng Đức.

Đón Xuân Nầy Nhớ Xuân Xưa !



ĐÊM GIAO THỪA TRONG TRẠI CẢI TẠO 
CT_01
Từ buổi xa nhà đi cải tạo
Xuân nầy thấm thoát đã ba xuân
Vì chưng mất nước nên tù tội
Giam hãm đời trai giữa núi rừng

Tết đến lâng lâng nỗi nhớ nhà
Ngậm ngùi đau xót cảnh chia xa
Miền Nam ơi! có buồn không nhỉ?
Gối chiếc mơ gì mộng gấm hoa

Ở đây có những buổi hoàng hôn
Mây xám giăng giăng nặng trĩu buồn
Mỏi cánh chim trời bay lặng lẽ
Xui lòng kẻ Bắc, nhớ người Nam

Ở đây bốn hướng núi vòng quanh
Tường đá xây cao tám lớp thành
Cửa đóng, ngồi trong song sắt khóa
Nghe dần tóc bạc hết đầu xanh

Ở đây - già trẻ tối ba mươi
Đàn, hát, ngâm thơ nối tiếng cười
Nhưng mỗi lòng đơn nghe giá lạnh
Chén trà không ấm trọn vành môi

Anh Nhân, Anh Xướng đóng tuồng trung
Anh Thụy đọc bài sớ Táo Quân
Anh Bá ngâm thơ - và độc tấu
Có đàn anh Phấn gảy từng tưng 

Cố vui, vì phải cố tìm quên
Cố nén tâm tư, dấu nỗi niềm
Uất nghẹn tiếng lòng đang thổn thức
(Nén làm sao được tiếng con tim?)

Em hỡi! Miền Nam em có vui?
Có đi chợ Tết mấy hôm rồi?
Có mua áo mới, quà cho trẻ?
Có thấy xuân sang vắng một người?

Có phải đêm nay dưới mái nhà
Vợ hiền đang nhớ đến người xa
Lật từng kỷ niệm trang thư cũ
Ôn lại tâm tình xưa thiết tha

Và suốt canh khuya ngắm ảnh chồng
Thấy đời như cả một mùa đông
Nhà ai pháo nổ - xuân không đến
Hiu hắt ngồi khêu bếp lửa hồng

Có phải con thơ đối bóng sầu
Ngập ngừng con hỏi mẹ: "Ba đâu?
"Mẹ ơi! áo mới ba còn hẹn."
Lẩm bẩm môi non tiếng nguyện cầu

Có phải tàn đêm giấc mỏi mòn?
Giao thừa mẹ thức cạnh bên con
Sáng ra mừng tuổi đầu năm mới:
"Chúc mẹ ngày xuân mãi vẫn còn"

Có phải thế nầy? - Hay chẳng phải?
Hay là nhà đã dọn đi xa?
Con đà thôi học chăn em nhỏ?
Mẹ cũng lang thang gọi bán nhà?

Hay nhà đã bị tịch thu rồi?
Mưa nắng bây giờ chẳng có nơi
Kẻ đến tha hồ vơ vét sạch
Em về đâu hỡi? - bốn phương trời

Hay là nấn ná đợi xuân đi
Năm hết, người xa chẳng trở về
Sẽ dắt dìu nhau, con với mẹ
Tảo tần mưu sống cảnh hàn vi

- Hay là thất thểu tự ngàn phương?
Vợ yếu còn xa vạn dặm trường
Nhà vắng, mai gầy quên trổ nụ
Cầu xuân, trẻ thắp nén tàn hương

- Hay là mẹ đã bước sang ngang?
Con trẻ bơ vơ ở xó đường
Đón Tết - vỉa hè gom xác pháo
Mừng Xuân - đi nhặt cánh hoa tàn

- Hay là cố đợi bước Xuân qua
Sá kể gì tan nát cửa nhà
Mẹ về bên Ngoại, con bên Nội
Mầm non ăn bám gốc cây già

- Hay là đất ẩm phủ khăn sô?
Lạnh lẽo tàn đông mấy nấm mồ
Con trẻ cũng chôn vùi với mẹ
Cỏ gà héo úa mọc lơ thơ

Thôi thế, còn chi nói nữa đâu
Nghìn sau lòng lạnh tháng năm sầu
Ngày đi, ai biết là hôm cuối
Thôi chẳng còn trông đợi thấy nhau

Đêm nay quanh quẩn ở nơi nầy
Không rượu mà sao chếnh choáng say?
Không khóc mà sao đôi mắt ướt?
Trông vời - đen tối nẻo tương lai

Có phải ngoài kia cả đất trời
Trăm ngàn thương nhớ tối ba mươi
Thân tù biệt xứ như nhau cả
Đau xót mà sao phải gắng cười?

Ai có nghe chăng tiếng oán hờn
Núi rừng chất chứa nỗi thê lương
Kẻ vay không trả - người đi trả
Máu lệ khô - đòi nợ máu xương

Thôi cứ nhủ lòng: chớ ủ-ê
Nhà tan, nước mất, cảnh phân ly
Dân lành bao triệu người đau khổ
Tôi cũng như anh - chẳng hẹn về

Rồi mai, xuân cũng đến mười phương
Ta chúc gì nhau lúc đoạn trường
- Có phải điều ta mơ ước nhất:
"Gia đình sum họp vẹn yêu thương"
                 
Dương Quân
Trại cải tạo Quảng Ninh Miền Bắc 1977
còn ở tù tiếp, 1983 mới ra