Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

MÙA PHẬT ĐẢN 2013 – PL 2557





                                                    Năm nay, tuy chính phủ cho phép tổ chức mừng Phật Đản thoải mái nhân kỷ niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Ngoài  các chùa, am viện, tư gia tín đồ có quyền treo cờ, đèn, trưng bày vườn Lâm Tỳ Ni và mọi hình thức chào mừng kỷ niệm Đức Thế Tôn ra đời. Nhưng, vẫn có những vấn đề tế nhị, khuất lấp mà một số nơi vùng xa có thể gặp khó khăn không ít.

50 năm kỷ niệm ngày Phật giáo Việt Nam chịu nhiều áp bức, khó khăn dưới thời Ngô triều mà nhiều kẻ ẩn bóng nhà Ngô, lợi dụng quyền thế, đẩy Phật giáo vào con đường buộc lòng đứng lên đòi công lý, nhiều tu sĩ, cư sĩ hy sinh mạng sống để đốt sáng nguyện vọng được bình đẳng, trong đó có Bồ Tát thích Quảng Đức, một ngọn đuốc làm rung động lương tâm thế giới. Nửa thế kỷ đau thương của Phật giao đã qua, nhưng lạ lùng, 50 năm sau Phật giáo lại gặp những đau thương dưới một hình thức khác; chưa được nửa năm, gần một chục vị chức sắc ra đi, và một số tu sĩ khác cũng theo vô thường mà vãng sinh thầm lặng.

 Cũng trong năm nay, một số nơi, tu sĩ, chùa am cũng gặp nhiều khó khăn do địa phương hoặc do chính nội tình giáo hội địa phương  tạo ra; Nhưng chưa phải là chuyện đáng kể, chuyện đáng quan tâm là trong và ngoài nước xôn xao vụ video clip đập tượng Phật ở Bà Rá mà chính quyền Bình Phước và BTS PG Tỉnh kết tội cho kẻ xấu dựng chuyện để vu cáo nhà nước, chia rẽ nhà nước và tôn giáo.

 Một video clip quay cảnh thanh niên lái xe bằng hai chân đưa lên mạng, chưa đầy 24 giờ, cảnh sát đã tìm ra thủ phạm. Vụ rãi truyền đơn chống phá nhà nước cũng chỉ vài giờ là thủ phạm bị tóm gọn; thế mà đến nay gần một tháng, video clip trên đây, Bình Phước vẫn không tìm ra được sự thật nếu sự thật đó dựng chuyện để bêu xấu nhà nước, (hoặc kẻ xấu ẩn bóng chế độ để phá hoại Phật giáo?). Chưa tìm ra thủ phạm mà video clip quy kết cho ông trưởng BTG tỉnh, trên nguyên tắc, bị cáo phải bị câu lưu và tạm ngưng công tác để làm rõ sự việc cho đến khi bắt được chính thủ phạm. ( thủ phạm là người chỉ huy đập và người đang lấy đá đập tượng chứ không phải thủ phạm là người quay video đó). Và, HT Trưởng BTS PG Tỉnh Bình Phước, với trách nhiệm thiếu tinh thần bảo vệ Phật Pháp, cũng phải được Giáo hội Trung Ương giải nhiệm để bổ cử chức sắc khác có khả năng hơn, vô tư hơn và năng động hơn để Phật giáo vùng cao được phát triển như mong muốn.

Những năm trước, tuy được phép treo cờ, nhưng một vài địa phương vẫn gây khó khăn cho quần chúng. Ngay tại TP Hồ Chí Minh, tại quận 8, ông sư chánh Đại Diện cũng ra lịnh cho chính quyền tháo dỡ cờ, biểu ngữ, đèn mà Phật tử và các chùa treo bên ngoài cổng rào. ( nếu treo trong nhà, trong chùa thì treo làm gì?). Lệnh trên cho phép năm nay tự do đón mừng Phật Đản nhân kỷ niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức, thế nhưng, một vài vùng sâu vùng xa vẫn chưa yên tâm vì phép vua thua lệ làng. Có thể lấy cớ là cơ sở chưa hợp pháp, chưa nhập Tăng đoàn, chưa vô giáo hội; nếu là phật tử thì chưa chính thức Phật tử một chùa nào, chưa quy y hay là những Phật tử của đạo tràng tự phát mà một số chùa địa phương chưa đủ uy tín để họ tham gia tu tập, các sư mượn tay nhà nước dẹp họ…Vậy có gì bảo đảm để họ tin là năm nay kỷ niệm Phật Đản hoành tráng hơn, rầm rộ hơn năm 2008?

Năm nay Phật giáo trong nước gặp nhiều tang chế, nhiều bất cập đau thương như thế, quần chúng lo âu như thế, kinh tế khó khăn chung, liệu Phật đản có đem lại sắc màu hưng phấn như mong muốn?

                                                    MINH MẪN
                                                       29/4/2013


Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ ENSTEIN


Trong cuốn Nền Tảng Của Ðạo Phật (Fundamentals of Buddhism), Tiến sĩ Peter D. Santina, viết, “đã nhận xét Nhiều người có địa vị đáng kể trong xã hội Tây phương là Phật tử hoặc có những người không phải là Phật tửnhưng rất có cảm tình với Phật Giáo. Thí dụ cụ thể là nhà bác học Albert Einstein trong bài tự thuật rằng ông là người không tôn giáo, nhưng nếu ông là một nguời có tôn giáo thì ông phải là một Phật tử.”

Nguyên văn, “There are many persons of considerable standing in western societies who are either Buddhists or who are sympathic towards Buddhism. This is most clearly exemplified by the remark made by Albert Einstein that he was not a religious man, but if he were one, he would be a Budhist.”

Sau đây là những lý do khiến ông ca tụng Phật Giáo mà tôi trích dẫn trong cuốn “Buddhism in the Eyes of Intellectuals” của Tiến sĩ Sri Dhammananda (Phật Giáo Dưới Mắt Các Nhà Trí Thức), bản dich của Ðại Ðức Thích Tâm Quang.

1. “Tôn giáo Vũ trụ: Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo chung cho cả vũ trụ. Tôn giáo này siêu việt trên một đấng Thiêng liêng nào đó và tránh hết mọi giáo điều và thần học. Bao trùm cả thiên nhiên lẫn tinh thần tôn giáo, tôn giáo này phải căn cứ vào ý niệm đang phát sinh từ những thực nghiệm của mọi vật, thiên nhiên và tinh thần như một sự thuần nhất đầy đủ ý nghĩa. Ðạo Phật đáp ứng được điều đó” – Albert Einstein (trang 54).

Nguyên văn, “Cosmic religion”: The religion of future will be a cosmic religion. It should transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description.“ - Albert Einstein (trang 53).

2. Nhu cầu khoa học và tôn giáo: Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó phải là Phật Giáo.”- Albert Einstein (trang 115).

Nguyên văn, “Buddhism copes with science: If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism” – Albert Einstein (trang 114).

Ngoài ra, những nhà trí thức nổi tiếng trên thế giới đã hết lời ca ngợi Phật Giáo nói chung và đức Phật nói riêng:

1. Vận mệnh nhân loại: 
Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh của nhân loại vẫn còn tồn tại. Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và được cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của đức Cồ Ðàm được phục hưng thuần khiết có thể chiếm một vị trí lớn trong chiều hướng của vận mệnh nhân loại.” - H. G. Well (trang 95).

Nguyên văn, “Human destiny: Over great areas of the world is still survives. It is possible that in contact with Western science, and inspired by the spirit of history, the originated teaching of Gotama revived and purified, may yet play a large part in the direction of human destiny.” – H.G.Well (trang 94).

2. Khoa học chấm dứt chỗ Phật Giáo bắt đầu: Khoa học không thể đua ra sự đoan chắc. Nhưng Phật Giáo có thể đáp ứng sự thách đố của Nguyên tử nên kiến thức siêu phàm của Phật Giáo bắt đầu ở chỗ kết thúc của khoa học. Ðó là một điều rõ ràng cho những ai nghiên cứu Phật Giáo. Vì vậy, nhờ Thiền định Phật Giáo, nhũng Phần tử cấu tạo Nguyên tủ đã được nhìn và cảm thấy…” – Egerton C. Baptist, “Supreme Science of the Buddha,” (trang 117).

Nguyên văn, “Buddhism begins where science ends: Science can give no assurance herein. But Buddhism can meet the Atomic Challenge, because the supramundante knowledge of Buddhism begins where science leaves off. And this is clear enough to anyone who has made a study of Buddhism. For, through Buddhism Meditation, the atomic constituents making up matter have been see and felt…” – Egerton C. Baptist, “Supreme Science of the Buddha” (trang 116).

3. Phật Giáo và khoa học hiện đại: Tôi đã thường nói, và tôi sẽ nói mãi, nói nữa giữa Phật Giáo và Khoa học hiện đại có quan hệ tinh thần khắn khít” – Sir Edwin Arnold (trang 115).

Nguyên văn, “Buddhism and modern science: I often said, and I shall say again and again, that between Buddhism and modern science there exists a close intellectual bond.” – Sir Edwin Arnold (trang 115).

4. Văn hóa thế giới: Phật Giáo đã mang lại sự tiến bộ cho thế giới văn minh và văn hóa chính đáng nhiều hơn là bất cứ ảnh hưởng nào khác trong lịch sử của nhân loại. – H.G. Well (trang 99).

Nguyên văn, “World Culture: [/B] Buddhism has done more for the advance of world civilization and true culture than any other influence in the chronicles of mankind” – H.G. Wells (trang 98).

5. “Tôn giáo của con người: Phật Giáo sẽ trường tòn như mặt trời và mặt trăng và loài người hiện hữu trên mặt đất; do đó, Phật Giáo là tôn giáo của con người, của nhân loại, cũng như của tất cả.” – Bandaranaike, Cựu Thủ Tướng Tích Lan (trang 65).

Nguyên văn, “Religion of Man: Buddhism will last as long as the sun and moon the human race exists upon the earth, for its religion of man, of humanity as a whole.” – Bandaranaike, Former Prime Minister of Sri Lanka (trang 65).

6. “Dharma (Giáo pháp) là Quy luật: Tất cả lời dạy của đức Phật có thể tóm tắt trong một quy luật (Pháp). Quy luật này là lẽ thật, không những hiện hữu trong tâm con người mà còn tồn tại trong vũ trụ. Tất cả trong vũ trụ đều là sự hiển lộ của Pháp (Dharma). Quy luật của thiên nhiên mà các khoa học gia hiện đại đã khám phá đều là biểu hiệu của Pháp.

Khi mặt trăng mọc và lặn là vì Pháp. Pháp là qui luật của vũ trụ khiến mọi vật tác động theo những đường lối đã được khoa Vật lý, Hóa học, Ðộng vật học, Thực vật học, và Thiên văn học nghiên cứu. Pháp hiện hữu trong vũ trụ cũng như trong tâm con người. Nếu con người sống đúng với Pháp, thì sẽ thoát khỏi khổ đau và đạt đến Niết bàn.” - Thượng tọa Mahinda (trang 81).

Nguyên văn, “Dharma is the Law: All the teachings of the Buddha can be summed in one word: ‘Dharma’. This law is righteouness, exists not only in a man’s heart but it exists in the universe also. All the universe is an embodiment of reveleation of Dharma. The law of nature which modern science have discovered are revelations of Dharma.

If the Moon rises and sets, it is because of Dharma, for Dharma is that law residing in the universe that makes matter act in the ways studied in physics, chemistry, zoology, botany and astromy. Dharma exists in the universe just as Dharma exists in the heart of man. If man will live by Dharma, he will escape misery and attain Nibbana.” – Ven A. Mahinda (trang 80).

7. “Sự ngược đãi: Trong những tôn giáo vĩ đại của lịch sử, tôi thích Phật Giáo, nhất là những dạng thức thưở ban đầu, vì tôn giáo này có ít yếu tố ngược đãi nhất.” – Bertrand Russell (trang 81).

Nguyên văn, “Persecution: Of the great religion of history, I prefer Buddhism, especially in its nearest forms, because it has the smallest element of persecution.” – Bertrand Russell (trang 80).

Tại sao Albert Einstein và những bậc khoa bảng nổi tiếng trên thế giới đã hết lời xưng tụng, tán thán Phật Giáo nói chung và Ðức Phật nói riêng? Xin mời quí vị đọc một đoạn trích dẫn trong cuốn, “Fundamentals of Buddhism” (Nền Tảng Của Ðạo Phật), của tiến sĩ Peter D. Santina, bản dịch của Ðại Ðức Thích Tâm Quang:

“….Ở Tây Phương, Phật Giáo đang được chú ý và gây được thiện cảm rộng rãi khắp nơi. Nhiều người có địa vị đáng kể trong xã hội Tây Phương là Phật tử, hoặc có những người không phải là Phật tử nhưng rất có cảm tình với Phật Giáo.

Nhìn vào xã hội Tây Phương hiện nay, chúng ta thấy một nhà vật lý thiên văn học là một Phật tử tại Pháp, một nhà tâm lý nổi tiếng là Phật tử tại Ðại Học La Mã, và mới đây một vị chánh án tại Anh Quốc cũng là Phật tử. Chúng ta hãy xét kỹ những lý do khiến Phật Giáo được chú ý hiện nay ở Tây Phương.

Nói chung tại Âu Châu có thái độ chú ý đến Phật Giáo vì tôn giáo này rất tiến bộ, rất hợp lý, và rất tinh vi. Cho nên chúng tôi ngạc nhiên khi đến một quốc giao Á Châu lại thấy người dân ở đây coi Phật Giáo như một tôn giáo lỗi thời, không hợp lý và có nhiều liên hệ với mê tín dị đoan.

Người Tây Phương thấy giá trị của Phật Giáo bởi vì Phật Giáo không kết chặt với văn hóa, Phật Giáo không ràng buộc vào một xã hội đặc biệt, vào một chủng tộc nào hay vào một nhóm thiểu sổ nào. Có những tôn giáo gắn liền với văn hóa, chẳng hạn như Do Thái Giáo gắn liền với văn hóa, nhưng Phật Giáo lại không. Cho nên trong lịch sử Phật Giáo ta thấy có Phật tử Ấn, Thái, Trung Hoa, Tích Lan, Miến Ðiện v.v… và chúng ta có Phật tử Anh, Phật tử Hoa Kỳ, Phật tử Pháp v.v… Ðó là lý do Phật Giáo không gắn bó với văn hóa.

Phật Giáo nhập hội dễ dàng từ văn hóa này đến văn hós khác bởi vì Phật Giáo chú trọng đến việc chuyển hóa nội tâm hơn là ở bên ngoài. Nếu ta nhìn kỹ cách lý giải của Ðức Phật về vấn đề kiến thức, ta thấy phương cách của Ngài tương tự như cách lý giải của khoa học, và điều này đã khiến người Phương Tây hết sức chú ý đến.

Việc chú trọng ngày càng tăng và những giáo lý hấp dẫn của Ðạo Phật cùng với khuynh hướng mới của khoa học, triết học, và tâm lý học lúc này lên cao đến tột đỉnh như khoa Vật Lý Nguyên Lượng đã được đề xuất. Ðó là những triển khai cuối cùng của những lý thuyết vật lý đã được thể nghiệm. Rồi chúng ta thấy không những Ðức Phật đã tiên đoán những phương pháp phân tích của khoa học mà còn dạy rõ về bản chất của con người và vũ trụ như đã nói trong phần triển khai gần đây của Vật Lý lượng Tử. Cách đây không lâu, một nhà Vật lý học nổi tiếng nhận xét vũ trụ giống như một tâm tưởng vĩ đại. Ðiều này đã được nói trong Kinh Dhammapada (Kinh Pháp Cú): “Tâm dẫn đầu mọi pháp, tâm chủ, tâm tạo tác. ‘Sự liên hệ giữa vật chất và năng lượng cũng đã được nói đến. Không có sự phân chia cơ bản nào giữa Tâm và Vật. Tất cả những lời dạy đó đã những tiến bộ mới nhất của khoa học tuần tự khám phá.

Cho nên, điều cho thấy trong học quy (văn cảnh) của Tây Phưong, các nhà tâm lý và khoa học tìm thấy một truyền thống Phật Giáo phù hợp với những nguyên tắc căn bản về tư tưởng khoa học của Tây Phưong. Thêm vào đó, họ thấy Phật Giáo rất đặc sắc vì những phát minh của họ thường tương đồng với Phật Giáo. Họ cũng thấy rằng cho đến nay khoa học không mở con đường nào hay phương pháp nào có thể hoàn tất được việc chuyển hóa nội tâm. Họ có những phương thức xây dựng, cải tiến các thành phố, xa lộ; nhưng họ không có một hệ thống nào có thể xây dựng con người tốt hơn được.

Cho nên người Tây Phương quay về với Phật Giáo. Là một truyền thống lâu đời, Phật Giáo có nhiều khía cạnh gần giống như việc thực hành trong truyền thống khoa học Tây Phương. Nhưng Phật Giáo vượt qua truyền thống duy vật của Tây Phưong và vượt qua giới hạn của truyền thống khoa hoc.” (
Dr. Peter D. Santina)


Trích: Đạo Phật Siêu Khoa Học - Minh Giác Nguyễn Học Tài





Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

HỌ CÓ THỂ GIẾT ĐƯỢC BAO NHIÊU VỊ PHẬT?



Kaizer Haq
 
Hoang Phong chuyển ngữ

Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 9 năm 2012 một ngôi chùa Phật giáo tại thị trấn Ramu của tỉnh Cox's Bazar thuộc miền nam xứ Bangladesh đã bị thiêu rụi, thế nhưng nơi chính điện thì pho tượng Phật vẫn còn nguyên vẹn.
Cuốn phim Hollywood Sự vô tội của những người Hồi Giáo (Innocence of Muslims) mang hậu ý không tốt đã gây ra một bối cảnh nóng bỏng trên thế giới vào những tháng cuối năm 2012. Một vài dòng bình luận không được đẹp về kinh Koran đã được đưa lên mạng Facebook chen vào một trang riêng của một người Phật Giáo trẻ. Tuy rằng người này đã cực lực cải chính thế nhưng điều này cũng đã gây ra những cuộc bạo động vô cùng tai hại. Hai mươi lăm ngàn người Hồi Giáo trong một vùng miền nam Bangladesh gần biên giới Thái Lan đã phẫn nộ và xông vào cướp phá các ngôi làng Phật Giáo. Họ thiêu rụi 11 ngôi chùa, trong số này có hai ngôi chùa xưa hơn 300 năm. Đứng trước sự kiện này thì có lẽ những người Phật Giáo cũng khó tránh được một chút đau buồn nào đó. Thiết nghĩ đây cũng là một việc đáng để cho chúng ta suy tư như lời Đức Phật đã dạy: "Này các tỳ-kheo, nếu có những người không đồng chính kiến với chúng ta, xem thường Ta, hoặc xem thường giáo lý của Ta hay tu viện của Ta, thì cũng không nên lấy đó mà làm điều giận dữ"  (Kinh Brahmājālasūtta).
Nhìn lại lịch sử thì chúng ta cũng thấy rằng vào thế kỷ XII đại học Na-lan-đà đã bị san bằng, kinh sách bị đốt sạch, tăng sĩ bị giết hại, và chỉ trong vòng một thế kỷ sau thì Phật Giáo cũng đã hoàn toàn biến mất trên đất Ấn. Thế nhưng ngày nay tín ngưỡng này vẫn trường tồn và còn được truyền bá ra khắp thế giới. Biến cố ở miền nam Bangladesh hay gần đây hơn là một vài xung đột xảy ra ở Miến Điện đều là những sự kiện tương đối nhỏ và không đáng kể. Dù sao thì những chuyện đáng tiếc xảy ra trong vùng Cox's Bazar ở miền nam Bangladesh cũng đã khiến cho hơn 300 người bị cảnh sát bắt giữ. Chẳng phải là đau thương cho tất cả mọi người hay sao? Kaiser Hag, nhà văn, nhà báo, thi sĩ, học giả và giáo sư đại học người Bangladesh đã biến tất cả những đau thương đó thành một bài thơ thật xúc động: Họ có thể giết được bao nhiêu vị Phật?.Bài thơ này đã được đưa lên báo Daily Star, một tờ nhật báo lớn nhất và uy tín nhất của Bangladesh vào ngày 6 tháng 10 năm 2012. Bài thơ đã được Viện Nghiên Cứu Phật Học của Pháp cũng như một số báo chí quốc tế giới thiệu. Bản gốc tiếng Anh của tác giả Kaiser Haq và bản tiếng Pháp do vị giám đốc cơ quan văn hóa Pháp ở Dhaka (Bangladesh) là Olivier Litvine dịch sẽ được trình bày song song với bản chuyển ngữ tiếng Việt dưới đây để người đọc có thể so sánh, phân tích và tìm hiểu tuyệt tác này sâu xa hơn.
HỌ CÓ THỂ GIẾT ĐƯỢC BAO NHIÊU VỊ PHẬT?
How many Buddhas can they destroy?

When you cling to things you have
Mỗi khi khư khư ôm lấy những gì mình có,  
         
Or crave a little you don’t have
Hay thèm muốn một chút gì chưa có,

And a voice whispers
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ: 

Let go,
Hãy buông bỏ đi, 

For everything is impermanent
Vì tất cả chỉ là vô thường! 

It’s the Buddha speaking
.Đấy là lời Phật dạy.

When your mind is a medley
Mỗi khi bùng lên trong trí 

Of wayward thoughts
,Những ý tưởng thác loạn, 

And a voice whispers
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ: 

Get a grip on yourself
Này hãy quay trở về với chính mình!

It’s the Buddha speaking
Đấy là lời Phật dạy.

When your vocal cords are taut and ready
Mỗi khi dây thanh âm căng lên trong cổ bạn để sẵn sàng

To hurl a volley of abuse
Tuôn ra một tràng những lời mắng nhiếc

Your fists are itching to fly
Và đôi tay nắm lại như muốn tung ra những cú đấm  

And a voice whispers
 Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:

Take it easy
Này hãy bình tĩnh lại!

It’s the Buddha speaking
Đấy là lời Phật dạy.

When your hand reaches
Mỗi khi quơ tay và chạm phải

Under the table
Bên dưới mặt bàn

For a wad of banknotes
Một bó giấy bạc, 

And you hear a cautionary voice
Thì bạn có nghe chăng một lời cảnh giác?

It’s the Buddha speaking
 Đấy là lời Phật dạy.

When you are panting around the maze
Mỗi khi thấy mình hụt hơi chạy trên con mê lộ
Of the rat race
 Của cuộc sống điên rồ này,

And you hear an amused voice tell you
Thì bạn có nghe chăng một giọng cười nhắn nhủ:

What a waste of energy it is
 Làm gì mà phải phí sức như thế!

It’s the Buddha speaking
Đấy là lời Phật dạy.

When you have given up all hope for the world
Khi bạn đã mất hết niềm tin vào thế giới này

And place a fantasy finger
Và cảm thấy dường như muốn nhấn tay

On a nuclear button to blow it up
Lên chiếc nút bấm hạt nhân để hủy diệt tất cả,

And a gentle voice
Thì bạn có nghe chăng một lời khuyên thật dịu dàng 

Counsels love for all there is
Rằng chỉ có tình thương mới là phương thuốc chữa lành!

It’s the Buddha speaking
Đấy là lời Phật dạy.

Who can tell
How many Buddhas there must be
Đố ai biết được có bao nhiêu vị Phật

In our overpopulated world
Trong thế giới đông đúc này?

For us to hear the voice so often every day?
Để chúng ta có thể thường xuyên nghe những tiếng nói ấy thốt lên mỗi ngày?

Social scientists might find it an interesting exercise
Các nhà xã hội học có thể xem đây là một dịp 

To conduct a worldwide survey
Để làm một cuộc khảo cứu khắp toàn cầu.

They needn’t bother
 Thực sự thì họ cũng chẳng cần phải nhọc công như thế,

I can give you the answer straightaway
Vì tôi có thể trả lời ngay tức khắc

It’s over six billion
Là có hơn sáu tỉ vị Phật!

There are over six billion of us
Hơn sáu tỉ người chúng ta,

Each with a living Buddha
Mỗi người đều có một vị Phật 

In a tiny yet immeasurable space
Within the heart
 Hiện hữu tại một nơi thật nhỏ bé nhưng vô cùng rộng lớn
Trong con tim mình! 

Now tell me
Vậy thì hãy nói cho tôi biết

What can they do to so many
Rằng họ sẽ làm gì được trước con số đông đảo ấy?

Those merchants of calculated hatred
Những kẻ buôn hận thù đầy tính toán!

Those engineers of irrationality
Những kẻ khuấy động đầy phi lý! 

Tell me
Hãy nói cho tôi biết

How many Buddhas can they destroy?
Rằng họ có thể giết được bao nhiêu vị Phật?

Bản gốc tiếng Anh của Kaiser Haq (đưa lên báo ở Bangladesh vào ngày 6 tháng 10, năm 2012)


                                                         
                

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

TALIBAN VIỆT NAM – VẪN CÒN BỨC XÚC

Từ ngày video clip đập phá tượng Phật tại Bà Rá Bình Phước xuất hiện, liên tục có sự phản ánh của giới tu sĩ cũng như cư sĩ với nhiều bức xúc.

Có sự mâu thuẩn giữa sự giải trình của  Ban tôn giáo Bình Phước cũng như Ban Trị Sự Phật giáo Bình Phước. Ngay cả tự thân HT Trưởng Ban Trị Sự Phật giáo Bình Phước cũng thiếu nhất quán trong vấn đề biện minh cho việc đập phá tượng Phật. Khi web “Người Phật Tử” đặt vấn đề, HT Trưởng Ban bảo: “không biết, không nghe, không thấy”, nhưng sau đó, "Thực hiện chỉ đạo của Chư tôn giáo phẩm Ban thường trực Hội Đồng Trị Sự TWGHPGVN tại Công văn số: 132/CV.HĐTS ngày 17/4/2013, về việc yêu cầu Ban thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước có báo cáo khẩn giải trình về việc di dời các am, miếu, tượng Phật xây dựng trái pháp luật tại núi Bà Rá, phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, có sự tham gia của BTS PG Bình Phước.

Trong báo cáo gồm 5 phần:
1. Tình hình xây dựng các am, miếu, tượng Phật trái pháp luật quanh núi Bà Rá và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.
2. Công tác tổ chức thực hiện di dời.
3. Kết quả di dời.
4. Tình hình sau khi tổ chức di dời.
5. Quan điểm của Ban trị sự GHPGVN tỉnh.

Giữa báo cáo của BTS PG Bình Phước và việc trả lời của ông Nguyễn Hữu Tư về vụ việc trên có vài điểm  giống nhau, cái giống nhau là những tượng sành sứ bị bể  là ngoài ý muốn; Do công tác quản lý khu du lịch nên chính quyền và BTS hợp tác có cả Gia Đình Phật Tử tham dự, chia làm nhiều nhóm “hành quân” thu dọn chiến trường” như sự giải trình của ông Trưởng BTG Bình Phước, thế nhưng chưa có hình ảnh nào chứng minh sự có mặt của BTS PG Bình Phước cũng như các đơn vị GĐPT, trong khi đó, video clip cho thấy tượng Bổn sư bị những người đàn ông có tầm vóc, trang phục và giọng nói không phải là người dân thường, cầm tảng đá đập vào tượng! BTS giải thích thế nào về vấn đề nầy?

Không ai tin rằng  ở vị thế của một trưởng BTG Tỉnh  có thể dại dột làm những việc vô đạo đức như thế, nhưng đến nay, giữa BTS PG và BTG Bình Phước chưa có một sự giải trình hợp lý đủ thuyết phục để có thể xóa tan hình ảnh trên video clip phản cảm như thế. Giọng người đàn ông ra lịnh nghe được trong video clip là ai???

Vấn đề hiện nay là làm sáng tỏ hành động đập tượng chứ không phải giải trình công tác giải tỏa khu du lịch núi Bà Rá. Việc BTS PG Bình Phước tự mâu thuẩn khi trả lời với website “Người Phật Tử” và công văn giải trình đến Ban Thường trực HĐTS TW GHPGVN, chứng tỏ sự lúng túng và vô trách nhiệm của một chức sắc Giáo Hội. Trước đây, rất nhiều tu sĩ tại Bình Phước cũng đã phàn nàn tính quan liêu độc đoán của HT Trưởng BTS Bình Phước, ngăn cấm vùng sâu lập niệm Phật đường, buộc các chùa trực thuộc Bình Phước phải đặt tên chùa có chữ “Quang” đứng đầu và còn nhiều sách nhiễu khác đối với Tăng ni cư sĩ. Khi HT T. Hiển Pháp còn làm văn phòng 2 TW GHPGVN, và HT Thiện Nhơn hiện nay cũng từng đón nhận những báo cáo của quần chúng Phật tử về phong cách của HT trưởng BTS Bình Phước, nhưng đến nay, GHTW cũng không có cách giải quyết dứt khoát để có một trưởng BTS PG có trách nhiệm và năng động hầu bảo vệ quyền lợi Phật giáo và phát triển Phật giáo nơi vùng mà Tin Lành phát triển rất mạnh.

Thời gian vừa qua, quần chúng trong và ngoài nước nóng lòng chờ đợi chính quyền làm sáng tỏ hình ảnh đập tượng trong video clip, nhưng lại nghe những giải trình mang tính “đánh bùn sang ao”, thiếu tính thuyết phục của BTG và BTS PG Bình Phước để lệch hướng sự bức xúc hiện nay. Hiện tại, vẫn không ai tin hình ảnh của video clip là việc làm của BTG Bình Phước, nhưng cũng chưa ai tìm được câu giải đáp thỏa đáng, vì giữa sự giải trình nhịp nhàng giữa BTS PG và BTG Bình Phước không đủ khả năng đánh đổ hình ảnh bức xúc và phản cảm của video clip.

Hy vọng một sự thật được giải tỏa và phơi bày để làm nhẹ nổi bức xúc của quần chúng, việc chính không phải là giải trình như trên mà phải trở lại với hình ảnh có chứng cứ của video clip, đó là việc làm trung thực và đúng hướng theo nhu cầu của quần chúng hiện nay.
                                                       MINH MẪN
                                                          24/4/2013


PHẢN HỒI ĐÊM THƠ NHẠC –“HUẾ GIỮA CAO NGUYÊN”


Ngày 23/4/2013, nhạc sĩ  Hằng Vang gửi thư hỏa tốc đến một xấp tư liệu và hình ảnh  về đêm thơ nhạc : Huế giữa cao nguyên” được trình diễn vào đêm 24/3/2013 tại chùa Hồng Từ - TP Buôn Ma Thuộc.

Ngoài những tư liệu và hình ảnh đêm thơ nhạc, một tập tư liệu của  Hoàng Hương Trang gồm 7 trang giấy  A4, nhận xét nội dung và hình thức của đêm Thơ nhạc mà Hoàng Hương Trang gọi là: “sự phá sản” của đêm thơ nhạc đó. Đứng góc độ mà theo Hoàng Hương Trang gọi là tinh thần  Bà Trưng Bà Triệu khi Hoàng Hương Trang và bà Ninh Giang Thu Cúc phản ứng vào đêm đó, đúng nhưng chưa đúng với tinh thần của người con Phật.

Bà Hoàng Hương Trang viết: “Tấm bảng Nhất Chi Mai trên là một công cụ dùng để che khuất một tấm ở sau, không cho ai biết là cái gì? Giữ bí mật cho đến điểm then chốt của đêm thơ nhạc, sau khi đã khai mạc, đã đọc diễn từ, đã được khách của đại hội lên tặng thơ và sách. Đến lúc nầy là thời điểm then chốt để trình diễn thơ nhạc, hàng nghìn cặp mắt chú ý lên sân khấu, Ban tổ chức mới bật mí cho bưng tấm bảng Nhất Chi Mai vào, để lòi ra ý đồ chính là một bản đồ tổ quốc Việt Nam. Nhưng than ôi! Một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam bị đội trên đầu 2 chữ Trung quốc rất to và rất đậm so với tỷ lệ tấm bản đồ”…

Đó là lý do để bà Hoàng Hương Trang  và Ninh Giang Thu Cúc thể hiện tính khí của hai bà Trưng Triệu trên sân khấu trước bao cặp mắt có mặt. Bà viết: “Việc xẩy ra với sự thách thức như thế, với việc không chấp nhận chủ quyền đất nước bị xâm phạm, hai khách mời ngồi hàng ghế đầu là Hoàng Hương Trang và Ninh Giang Thu Cúc bức xúc tột cùng, hội ý chớp nhoáng và cương quyết “phi thân” lên sân khấu để phản đối…quát vào mặt Ban tổ chức – Yêu cầu các anh dẹp ngay tấm bản nầy đi, không được đặt hai chữ Trung quốc to tướng đè lên đầu Tổ quốc. Các anh mời chúng tôi đến để nhìn sự ngu dốt, phản quốc, bán nước hay sao?...Trong giây phút đấu tranh đó, chúng tôi rất tự hào đã mang tinh thần Bà Trưng, bà Triệu để quyết chiến và quyết thắng. Và chúng tôi cảm thấy xứng đáng là con cháu của các vị nữ anh hùng ấy!”…Có một câu nói của Hoàng Hương Trang mắng Dzạ Lữ Kiều :-“các anh là đồ ngu ngốc quá” lúc xẩy ra trên sân khấu mà bản văn nầy không thấy đề cập.

Những phê bình của Hoàng Hương Trang về hình thức tổ chức, trang trí sân khấu, nội dung chương trình, tiếp đãi khách mời…đều là những phê bình đúng đối với một tổ chức nếu là tổ chức chuyên nghiệp về các sự kiện; Nhưng, các anh em thi sĩ, nhạc sĩ với cái tâm mà khả năng không chuyên nghiệp, muốn làm cái gì đó để kỷ niệm và xác định sự hiện diện của những người con xứ Huế tha hương lập nghiệp, thì cần có sự cảm thông của những đồng hương đối với nghiệp dư như thế. Phản ứng của Hoàng hương Trang trên sân khấu làm mọi người ngỡ ngàng, vì trong khuôn viên Tam bảo và trên sân khấu văn nghệ của người con xứ Huế, hai yếu tố : “con Phật” và “văn hóa” đã bị thay thế bởi tinh thần Bà trưng bà Triệu mà đáng ra “quyết chiến và quyết thắng đó” nên thể hiện đối với kẻ bành trướng chứ không phải chiến và thắng đối với những người trong nhà đồng hương và con Phật.

Cứ tạm cho là phản ứng thiếu mỹ miều của phụ nữ xứ Huế và thiếu từ tốn của người con Phật trong lúc bốc đồng, nhưng sau đó Hoàng hương Trang đã quy kết anh em là: “Ban tổ chức có ý đồ đen tối, chúng tôi nghi ngờ có một vòi bạch tuộc ngoại bang sai khiến, mua chuộc các anh làm nhục quốc thể, có thể chăng bị mua chuộc bằng vật chất để đặt 2 chữ Trung quốc lên đầu bản đồ Tổ quốc? ( sau nầy tìm hiểu chúng tôi được biết ở Ban Mê, đây đó, có thể có cả người trong Ban tổ chức của các anh đang và đã tiếp tay buôn bán những mặt hàng của Trung quốc, có thể nghi ngờ do  hiễm độc, làm hại sức khỏe đồng bào ta, những hàng lậu, trốn thuế, chưa kiểm nghiệm y tế và an tòa thực phẩm). Nếu đã mua chuộc bằng tiền thì việc gì mà chẳng làm, kể cả cam tâm làm Trần Ích Tắc đời Trần”…

Chuyện bé xé ra to và quy kết chính trị cho anh em đồng Đạo, đồng hương như thế mà chưa có bằng chứng cụ thể, phải chăng đó là tâm Từ của một Phật tử, sự trong sáng của người làm văn hóa? Giả thử nhà nước nghe theo việc quy tội, bỏ tù anh em thì liệu các nũ tướng có hả dạ cho sự sân si của mình???

Đáng ra, chúng ta nên góp ý riêng tư hơn là thể hiện máu anh hùng rơm giữa chốn đông người; Hành động sỗ sàng như thế, chẳng sửa sai được ai mà gây thêm hố chia rẽ với nhau. Bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cũng không tránh khỏi sai sót. Cái sai sót của Ban tổ chức đêm thơ nhạc: “Huế giữa cao nguyên” và cái sai sót của Hoàng Hương Trang trong đêm đó cũng chỉ là những sai sót thường tình khi mà chúng ta chưa thấm đượm tương chao của một Phật tử cần có công phu hành trì.

Hãy hỷ xả cho nhau, những người con xứ Huế đang tha hương trên mãnh đât Tổ quốc chung; đối tượng hiện nay của chúng ta không phải là đồng bào, đồng hương mà là kẻ bành trướng xâm lược.

                                                      MINH MẪN
                                                        23/4/2013

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

PHẬT GIÁO KONTUM KHỞI SẮC



Ngày 10/3/2013, lần đầu tiên Kon tum tổ chức lễ giỗ quốc tổ Hùng Vương tại chùa Tháp Kỳ Quang, xã Dakma, huyện Dakha, tỉnh Kontum.

5 Năm về trước, Phật giáo tỉnh Kontum chìm lặng theo sương mờ Tây Nguyên khi  mà HT T.Quảng Xã, trưởng BTSPG Kontum kế thừa lãnh đạo PG tỉnh khi cố HT.T.Đồng Trí viên tịch. Lúc bấy giờ văn phòng Tỉnh hội còn nằm trong khuôn viên chùa Hồng Từ; vì thế, gặp không ít khó khăn, không bao lâu, v/p Tỉnh hội dời về chùa Trùng Khánh, và bây giờ, nhờ sự chiếu cố của địa phương, tỉnh hội có được 02 hecta trên ngọn đồi trong thành phố, nằm cạnh quốc lộ 14, đi qua biên giới Lào và cũng là con đường ra đường Trường Sơn, về miền Trung và Hà Nội. Từ ngày 02/11/2012 (19/9/nhâm Thìn, PL2556) khởi công xây dựng, cũng là lúc Phật giáo Tỉnh bắt đầu khởi sắc, một sức bật của tuổi đang lớn, tuy số lượng tu sĩ trong Tỉnh trên dưới 60 vị, phần lớn chưa đủ trình độ đảm đương phật sự.

Nói đến sự khởi sắc Phật giáo Kontum , phải nói đến sự xuất hiện khuôn mặt mới của chùa tháp Kỳ Quang tại Dakha; ĐĐ Quang Hạnh xuất thân từ chùa Kỳ Quang Gó Vấp, TP HCM, do một hạnh duyên lớn, thầy được địa phương cúng  nhiều mẫu đất, trong đó, dành bốn mẫu cho công trình xây dựng chùa tháp, chùa Miên và chùa Lào nằm ven quốc lộ 14, cách thành phố Kontum 24km;

Qua 5 năm khởi công và xây dựng, ngày 10/3, vừa là địa điểm tổ chức giỗ quốc Tổ Hùng Vương, vừa là khánh thành đợt một của công trình đồ án, chùa Tháp Kỳ Quang hân hạnh cung đón Phật Hoàng Trần Nhân Tôn, cũng là dịp đón nhận quyết định bổ nhiệm trụ trì tại chùa Kỳ Quang Kontum, thầy Quang Hạnh là một Tăng sĩ ngoài 40, rất năng động, khiêm tốn, hòa ái và chân tình, vì thế thầy đã được HT trưởng BTS PG Kontum, chính quyền địa phương hỗ trợ, và nhất là quần chúng dành cho thầy một sự ưu ái đặc biệt.

Qua buổi lễ trên bốn ngàn người tham dự, số lượng Phật tử từ Sài gòn lên cũng như các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào, đủ nói lên tình cảm của họ dành cho một tu sĩ trẻ như thầy, chịu hy sinh lên vùng cao, vùng sâu để hoằng dương chánh pháp.

Từ ngày chùa tháp Kỳ Quang xuất hiện, sinh hoạt Phật giáo tại Kontum có phần khởi sắc, nhất là HT Trưởng BTS PG tỉnh cũng năng động hơn, như một guồng máy được chuyển động theo sự chuyển động khởi đầu của một bánh xe. Tuy chùa tháp chưa hoàn thành công trình, nhưng cổng Tam quan có thần khí xuất hiện đã xác định sự hiện diện một Phật giáo nơi vùng ba biên giới (Việt-Miên-Lào) sẽ vươn dậy trong tương lai.

Cao nguyên nói chung và Kontum nói riêng, Thiên Chúa giáo La mã, và các hệ phái Tin Lành chiếm phần lớn trong cộng đồng sắc tộc; những năm trước và sau 1975, Phật giáo sinh hoạt quá thụ động, ngoài ma chay, chư Tăng chỉ duy trì sinh hoạt trong bổn tự riêng tư, vì thế nhiều thập niên, Phật giáo bị co cụm.

Khi chùa tháp Kỳ Quang có những sinh hoạt nổi trội tại Dakha, đã giúp cho sinh khí Phật giáo tại Kontum bắt đầu chuyển hóa. Theo HT trưởng BTS, hiện nay, ngoài chùa tháp, tại Dakha còn có chùa Khánh Phước tâm linh,tại Dakto có chùa Thiền Lâm,Cam Long có Khánh Hưng tu viện, và rồi đây, mỗi huyện sẽ có một Niệm Phật đường giúp bà con vùng sâu vùng xa, khỏi phải băng rừng vượt núi về Kontum tu tập. Phật giáo Kon tum có cả hệ phái Khất sĩ thuộc giáo đoàn ba và một tịnh xá Ni thuộc chi phái Ni sư Huỳnh Liên. Tuy HT trưởng BTS lớn tuổi, nhưng năng nổ hoạt động  để Phật giáo địa phương hôm nay có một bộ mặt tươi trẻ.

GIỖ QUỐC TỔ: Ngoài đền Hùng Phú Thọ phía Bắc, có lẽ, Kontum là một Tỉnh đã tổ chức giỗ Quốc tổ có phần long trọng nhất, với sự tham dự gần 30 tổ chức cá  nhân, địa phương, đồng bào sắc tộc, công ty xí nghiệp; mỗi đoàn thể đều có phẩm vật dâng cúng và lần lượt lên thắp nhang lễ Tổ. Chương trình buổi lễ vừa khánh thành, vừa trao quyết định bổ hiệm trụ trì, vừa giỗ tổ quá dài và thừa nhiều tiều mục, nhưng nhìn chung, tinh thần uống nước nhớ nguồn đã đoàn kết quần chúng trong buổi lễ thật cảm động. Rất tiếc, thiếu sự hiện diện của các tôn giáo bạn!

MC giới thiệu HT trưởng BTS sẽ đọc văn tế giổ Tổ, nhưng thinh chúng thất vọng khi nghe nội dung của một bài diễn văn bình thường. Tuy nhiên, không khí buổi lễ vẫn hào hứng khi pháo hoa, thả chiêm Bồ câu được xuất hiện. Và, ông Phạm Đức Hạnh, bí thư huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện Dakha, trong diễn văn giổ Quốc Tổ, ông gửi đến chùa Tháp Kỳ Quang: “Tại buổi lễ nầy,…đề nghị Ban quản lý chùa Tháp Kỳ Quang xã Dak mar tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, có trách nhiệm trong việc quản lý khuôn viên thờ cúng Quốc Tổ Hùng vương chi nhánh tại huyện Dak Hà để nhân dân các sắc tộc của huyện nhà được tưởng niệm, ghi nhớ công lao của tổ tiên, răn dạy con cháu mai sau đạo lý:”uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Người dân Dak Hà hôm nay và mai sau sẽ luôn rèn luyện để xứng đáng với chuẩn mực: “Trung thành – đòan kết – năng động - sáng tạo - phát triển và tình nghĩa.”…

Dĩ nhiên, không riêng chùa Tháp Kỳ Quang mà toàn bộ Phật giáo luôn gắn liền với truyền thống lịch sử và luôn thể hiện  tinh thần tứ ân, trong đó có : “uống nước nhờ nguồn”. Có điều ông Bí thư nhắn gửi  ban quản trị chùa Tháp quản lý bảo vệ khuôn viên thờ cúng Quốc Tổ, nhưng trong đồ án xây dựng không thấy một công trình nào dành riêng cho đền thờ Quốc Tổ các vua Hùng.

Qua buổi lễ tại Kỳ Quang Kontum, tinh thần Phật giáo và quần chúng Phật tử  địa phương rất phấn khởi, hy vọng những Phật sự sắp tới sẽ có nhiều sắc màu tươi nhuận hơn; những sương mờ bao năm vây phủ Phật giáo sẽ được ánh dương quang đãng hơn cho dù rừng núi Tây nguyên luôn phủ trùm lớp khói mây bốn mùa mờ nhạt.

                                                          MINH MẪN
                                                            19/4/2013



                 
                                                      sắc tộc tây nguyên                          


giổ quốc tổ tại Tây Nguyên
van phòng BTS PG Kontum
chùa Tháp Kỳ Quang

CÁI HIỂU VỀ PHẬT GIÁO CỦA MỘT SỐ NHÀ TRÍ THỨC HIỆN NAY





Trao đổi với BBC ngày 15/4/2013, giáo sư Ngô Đức Thịnh phát biểu về Phật giáo Việt Nam hiện nay khi mà đại gia Trầm Bê phô trương tên tuổi trên các chùa do đại gia tài trợ  như sau:

Theo BBC: Ông bày tỏ sự quan ngại khi phải ghi nhận một bộ phận mà ông cho là "không nhỏ" các quan chức, trong đó có cả các nhà quản lý, cũng tham gia vào việc tiếp tay cho một số cá nhân, tổ chức buôn thần, bán thánh qua việc cầu lộc, cầu tài và lạm dụng kinh tài qua trao nhận cúng dường, công đức.
Đặc biệt nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian này khẳng định cũng có một bộ phận không nhỏ các tổ chức, cá nhân hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có các nhà đền, nhà chùa, một số tăng ni, sư sãi cũng vụ lợi.

“không nhỏ” các quan chức…có nghĩa là phần lớn các quan chức tham gia tiếp tay vào việc buôn Thần bán Thánh…Đây là chuyện cá nhân của các quan chức khi mà họ đang trên đà danh vọng và quyền lợi như diều gặp gió, dĩ nhiên họ sợ mất mát nên phải bám víu vào đấng quyền năng nào đó khi họ chưa am tường về tinh thần của nhà Phật, vì thế giáo sư Ngô Đức Thịnh có nhận xét đúng : "Thăng quan tiến chức phải do chính từ năng lực bản thân chứ không phải là do việc cầu tài, cầu lộc, xin âm phù, dương trợ như vậy..."
Ông cho rằng những hành vi cầu xin này chỉ phản anh sự thiếu tự tin vào bản thân, cũng như vào chính chế độ mà các đảng viên, quan chức này đang làm việc, chấp chính.”


Như vậy cái lỗi là do họ yếu bóng vía và thiếu tự tin chứ không phải do nhà Phật hướng dẫn họ. Tiếp đó, GS cũng quy kết cho: “ cũng có một bộ phận không nhỏ các tổ chức, cá nhân hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có các nhà đền, nhà chùa, một số tăng ni, sư sãi cũng vụ lợi.” Đây lại là sai lần lớn của GS khi bảo rằng bộ phận “không nhỏ”.Nếu 80% hoặc trên 50% các cơ sở và tu sĩ Phật giáo hiện nay vụ lợi thì xác định là bộ phận không nhỏ, nhưng thưa GS, kiểm lại được mấy chùa do các quan chức, đại gia liên kết với các tu sĩ Phật giáo làm việc đó? Trên vài chục ngàn ngôi chùa hiện nay, chỉ có vài ngôi chùa danh tiếng được các đại gia hỗ trợ sao gọi là “một bộ phận không nhỏ”?

Hiện nay chính sách đánh thuế của nhà nước đối với  các cơ sở tín ngưỡng chưa được đặt ra, vậy gs đặt vấn đề : “"Có những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng kiếm đến hàng bốn, năm chục tỷ đồng mỗi năm," ông nói.
"Và vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước không thể biết nổi họ kiếm được bao nhiêu, chứ chưa nói tới đánh thuế."

Hình như gs đang tự mâu thuẩn khi đặt vấn đề: Và vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước không thể biết nổi họ kiếm được bao nhiêu, chứ chưa nói tới đánh thuế."
Vì chưa có chính sách thuế má đối với tôn giáo thì cơ quan quản lý cần gì biết họ kiếm được bao nhiêu mỗi năm mà gọi là “chưa nói tới đánh thuế” ? Thế thì gs đặt vấn đề mỗi năm họ kiếm bốn năm chục tỷ để làm gì? Phải chăng gs vạch lá tìm sâu khi mà thấy sự thu nhập như thế so với sự thu nhập của cá nhân mình?

Trước đây, thỉnh thoảng gs Ngô Đức Thịnh, “một chuyên gia nghiên cứu tôn giáo và xã hội học” cũng vài lần phát biểu về những hiện tượng tôn giáo ở Việt Nam, rất tiếc, gs chỉ nhìn thấy những hiện tượng mà không nắm vững những thực chất cốt lõi của nhà Phật. Cũng thế, ông Nguyễn Đức Truyền cũng có cái nhìn gần giống với gs Ngô Đức Thịnh :” Ngược lại, nhiều cơ sở tôn giáo, gồm không ít chùa chiền và sư sãi cũng đang rời xa nguồn gốc của tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống lâu nay của dân tộc để đi tới lựa chọn vừa thích tu vừa thích hưởng thụ.”

Phật giáo chưa hề có vụ “vừa thích tu, vừa thích hưởng thụ” như ông Truyền nhận xét. Nêu thích tu thì không ai thích hưởng thụ bao giờ. Có lẽ các vị chưa nhìn thấy nếp sống đạo hạnh của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ cũng như rất nhiều bậc chân tu đang ẩn cư nơi non cao cốc vắng, trường trai tuyệt dục, giới luật tinh nghiêm, mời quý vị bỏ thời gian đến các núi non quan sát đa số sự tu hành của những người ”thích tu” mà không “thích hưởng thụ” bao giờ.

Có lẽ quý vị nhầm lẫn giữa hai khối tu sĩ: “thích tu” và “thích hoạt động xã hội”. Bậc  gọi là “thích tu”, ngôn ngữ của ông Truyền, hẳn nhiên không bao giờ “thích hưởng thụ” và “khối hoạt động xã hội” không thể ghép chung vào khối “thích tu”; vì không thể bắt cá hai tay một lúc thì làm gì có việc “ vừa thích tu lại vừa thích hưởng thụ” như trò bôi bác như thế! Ông Truyền giải thích và minh họa tiếp:
"Chùa ngày nay là để cứu với sinh linh, cho nên đem cái khổ của mình ra để xoa dịu cái khổ của nhân loại, cho nên họ muối một vại dưa, vại cà ăn hàng một hai năm, nhà chùa toàn mặc áo thô, đi chân đất thôi, chứ không diện, sang trọng hay sa hoa như bây giờ," ông nói.”

Hình như ông Truyền đang bị  tiêm nhiễm bởi sân khấu cải lương diễn tuồng vào những thế kỷ con người còn đi xe ngựa và chân đất? Nhà chùa nào mà đem cái khổ của mình ra để xoa dịu cái khổ của nhân loại bao giờ? Lấy cái khổ của mình để xoa dịu cái khổ của chúng sanh là việc xa lạ chưa hề thấy trong kinh sách Phật giáo. Ăn dưa muối, mặc vải thô, đi chân đất đâu phải là cái khổ của nhà tu, vì chân tu nên họ chọn cuộc sống đạm bạc để khỏi mất thời giờ về ăn uống và khỏi khởi tâm tham muốn của nhục thân chứ đâu phải đó là cái khổ để xoa dịu cái khổ của chúng sanh. Nếu đem cuộc sống đạm bạc như thế để buộc chúng sanh noi theo thì càng tạo cái khổ cho chúng sanh , sao gọi là xoa dịu khi họ chưa cảm nhận được cuộc sống thanh đạm của bậc xuất trần?

Ngày xưa chưa có phương tiện đi lại như ngày nay, các tu sĩ buộc phải thích ứng với xã hội đương thời, ngày nay, đi Hoằng pháp và làm từ thiện từ Nam ra Bắc, cứ đi bộ như “nhất bộ nhất bái của ĐĐ Tâm Mẫn” thì đưa Phật giáo về lại thời kỳ đồ đá, chẳng những phản khoa học mà còn làm trì trệ sinh hoạt Phật giáo so với các tôn giáo bạn trong xã hội “phi thuyền lên sao hỏa”. Thế thì Phật giáo không có quyền thích ứng với văn minh xã hội, cứ phải đi đầu trần chân đất, mặc vải thô như những thế kỷ trước? Nhà Phật có câu: “Phật Pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mịch Bồ đề, cáp như cầu thố giác”. Sao cứ buộc các sư phải sống xa cách xã hội như thế? Chính cái nhìn lệch lạc vì không hiểu tinh thần thích nghi của nhà Phật mà ông Truyền phán: "Bây giờ các sư sãi sống cũng tốt hơn ngày xưa, điều kiện đi lại cũng dễ hơn, ngay cả trong chùa cũng có điều hòa nhiệt độ.
"Ăn uống tiêu chuẩn cũng cao hơn. Mặc dù ăn chay những cũng rất là sang trọng, rất là đảm bảo về mặt dinh dưỡng, về mặt an toàn thực phẩm,
"Cách sống rất là thanh cảnh như vậy mà lại vẫn đầy đủ như vậy."

Trình độ khoa học, kiến thức dinh dưỡng hợp với khoa học và vệ sinh thực phẩm, nhà chùa không được quyền áp dụng? “"Cách sống rất là thanh cảnh như vậy mà lại vẫn đầy đủ như vậy." có gì mà sai trái??? Vậy đặt vấn đề ra để làm gì? Những tu sĩ hoạt động xã hội cứ phải sống kham khổ như các bậc chuyên tu, liệu các ngài có đủ sức khỏe để làm công tác Phật sự? Do tầm nhìn hạn chế mà các vị thấy “xa lạ” với cơ sở tín ngưỡng chứ quần chúng không hẳn đã xa rời Phật giáo. Thử nhìn, các tôn giáo bạn cao sang lộng lẫy, đi lễ ăn mặc đẹp, sinh hoạt hấp dẫn, trái lại nhà chùa cứ buộc mặc vải thô, đi chân đất. mái chùa u ám thấp lè tè thì chỉ có các già sắp xuống lỗ và kẻ chán đời đến với đạo Phật, tuổi trẻ làm sao thích nghi?

"Các ngôi chùa Việt Nam ngày xưa gắn với kiến trúc, khung cảnh Việt Nam, nó ẩn khuất, nó chan hòa không chỉ với cộng đồng mà với cả thiên nhiên nữa.
"Các ngôi đình, hay ngôi chùa nó cũng thấp thôi, nó không cao như bây giờ, hay nó cũng không phải là chót vót trên đỉnh đồi, để lôi kéo mọi người thập phương đến như kiểu nhà thờ thời Trung Cổ, nó gần gũi với con người.
"Nhưng bây giờ tôi thấy nó như một cái gì đó đồ sộ như là thành quách, như cung đình, nó mang tính chất biểu trương sức mạnh của tiền bạc nhiều quá...”

Thế là ông Truyền và những người vọng cổ như ông đều muốn nhà chùa phải thấp lè tè, chỉ tồn tại trên núi non hoặc nơi đồng mông hiu quạnh để hợp với thiên nhiên mà không cần hợp với xã hội hiện đại??? Đây có phải là thiện ý bảo tồn cổ vật hay muốn đẩy Phật giáo ra  ngoài lề xã hội như Phật giáo Nam triều Tiên sau thời đệ nhị thế chiến, nhường sân chơi cho Tin Lành suốt nhiều thập niên qua?
"Nhưng bây giờ tôi thấy nó như một cái gì đó đồ sộ như là thành quách, như cung đình, nó mang tính chất biểu trương sức mạnh của tiền bạc nhiều quá...”Có lẽ ông Truyền có thành kiến mặc cảm về tự ty nên thấy các cơ sở Phật giáo phát triển như thế biều trưng sức mạnh của tiền bạc, vì thế, ông nói thêm:  "Tôi thấy nó không gần gũi với tâm hồn đạo Phật, chùa chiền thời nguyên thủy, thí dụ ai cũng có thể đến được, nhất là người nghèo càng có thể đến được, chứ bây giờ đến chùa trông khang trang quá, người ta cũng sợ..."
Nghĩa là ông cứ muốn Phật giáo mãi mãi là Phật giáo thời trung cổ chứ không nên phát triển theo xu hướng phát triển của xã hội; Ta hình dung, tất cả ngôi chùa đều am tránh vách lá nằm chen giữa các nhà cao tầng, các sư nhắm mắt lầm lũi đếm từng bước chân giữa  giòng xe tấp nập, trên người mang bộ ý bá nạp, chân đất,  đi đâu cũng mang theo hủ dưa muối tương cà, thong dong khi mà nhu cầu Phật sự cấp bách, bá tánh cần cầu an cầu siêu cho thân nhân hấp hối…Có lẽ, không những ngoại đạo mà ngay cả xã hội đều nhìn các sư là một hiện tượng quái thai của xã hội!!!Chưa nói đến các sư đi hoằng dương đến hải ngoại, hay các sư từ hải ngoại vào Việt Nam, chắc phải giong buồm vượt biển như các đạo sư xa xưa hay cuốc bộ như Ngài Huyền Trang thưở nhà Đường???

Sau khi hoài cổ, muốn Phật giáo trở lại thuở bán khai, ông Truyền gợi ý  nhà nước quản lý mức thu nhập của Phật giáo để đánh thuế như các quốc gia khác tạo sự công bằng cho xã hội: “Được biết ở một số quốc gia, ngoài việc có luật pháp quy định rõ ràng, các nguồn thu nhập cá nhân hay tổ chức của các cơ sở hoạt động tôn giáo bị đặt dưới sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của chính quyền.
Một số nơi còn coi hành nghề tôn giáo tạo thu nhập là một nghề nghiệp và là đối tượng điều chỉnh của các luật thuế, một trong các lý do được biết là để tạo đảm bảo công bằng trong xã hội, đặc biệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh từ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, so với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ thông thường khác.”
Ông Truyền đứng góc độ kinh doanh và lợi nhuận khi các quốc gia đánh thuế vào các tôn giáo, nhưng ông không thấy có những điều khoản mà các quốc gia  đó đối với những hoạt động tôn giáo tuy có thu nhập nhưng phi lợi nhuận cho những hoạt động từ thiện xã hội, họ không bao giờ đánh thuế.

Ý kiến của gs Ngô đức Thịnh và Nguyễn Đức Truyền, nếu  là một thiện ý thì là thiện ý của những người ở những thế kỷ trước; nếu là thiện ý của  vị trí trong xã hội ngày nay thì không phải là một thiện ý, vì các vị nhập nhằng giữa những bậc chuyên tu và những người làm xã hội, hai lãnh vực khác nhau, hành trạng khác nhau thì cuộc sống phải khác nhau, làm gì có việc vừa “thích tu” lại vừa “thích hưởng thụ”. Đây là một gán ép ác ý làm tổn thương đại bộ phận các bậc chân đức và chuyên tu đang ẩn cư khắp nơi. Nếu là nhà nghiên cứu xã hội và tôn giáo, mong các vị không nên nhìn vào hiện tượng mà đánh giá, cần phải chuyên sâu vào thực chất của Phật giáo qua những hiện tượng quá nhỏ so với đại bộ phận Phật giáo hiện nay, bởi vì tất cả không là như các vị tuyên bố. Những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với dân tộc, bù đắp thiệt thòi cho những mãnh đời bất hạnh trong xã hội, và các bậc chuyên tu phần lớn, tại sao quý vị không nêu ra mà chỉ nêu ở một góc độ tiêu cực? Thà rằng một người bình thường nhận xét, có thể thông cảm những khiếm khuyết, nhưng một nhà trí thức đại diện cho những nhà nghiên cứu xã hội và tôn giáo cho một chế độ như thế thì người phật tử chúng tôi cảm thấy có cài gì bất ổn trong kiến thức và thiện ý của quý vị.

Những phương tiện gọi là hưởng thụ trong một số ít tu sĩ hiện nay phải so sánh những đóng góp của họ cho xã hội có tương xứng để lên án. Nếu bảo chỉ đóng góp mà không được thụ hưởng những tiện nghi hiện có, có phải là một bất công trong xã hội? Ai quy định  cho sự đóng góp mà không được bù đắp những tiện nghi bảo đảm sức khỏe cho năng suất đóng góp đó??? Sao các vị muốn quản lý thùng công đức để gọi là công bằng cho xã hội mà lại không công bằng cho những đóng góp thầm lặng thường xuyên trong giới  nhập cuộc của Phật giáo?

                                                        MINH MẪN
                                                          20/4/2013